Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật tạo cây giống Vù hương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây vù hương (cinnamomum balansae lecomte) tại trung tâm khoa học lâm nghiệp vùng trung tâm bắc bộ, huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật tạo cây giống Vù hương

2.4.3.1. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của cây con Vù hương

Các thí nghiệm bố trí ở vườn ươm đều theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 3 lần lặp, dung lượng mỗi công thức cho 1 lần lặp là n = 30 cây.

Hỗn hợp ruột bầu được sử dụng đất rừng lấy ở tầng B dưới tán rừng và được trộn với phân NPK (5:10:3) và với mùn cưa. Trộn đóng bầu theo tỉ lệ % khối lượng bầu với 6 công thức:

CT1: 100% đất tầng B

CT2: 99% đất tầng B + 1% phân NPK(5:10:3). CT3: 98% đất tầng B + 2% phân NPK (5:10:3).

CT4: 70 % đất tầng B + 30% mùn cưa gỗ keo (hoai mục) CT5: 60 % đất tầng B + 40% mùn cưa gỗ mít (hoai mục) CT6: 50 % đất tầng B + 50% mùn cưa gỗ bạch đàn (hoai mục)

Hạt sau khi được ủ nứt nanh, chọn những mầm khỏe mạnh cấy vào bầu thí nghiệm. Các chế độ chăm sóc như nhau: tưới nước, bón phân, che nắng ....

Các chỉ tiêu theo dõi là tỷ lệ sống, chiều cao vút ngọn, đường kính gốc, sức khỏe của cây con và tình hình sâu bệnh hại của mỗi công thức. Thu thập số liệu sau 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng.

Đo đếm các chỉ tiêu, ghi chép vào biểu mẫu:

+ Tỷ lệ sống (%): đếm toàn bộ số cây sống ở các công thức thí nghiệm tại thời điểm báo cáo.

+ Chiều cao vút ngon (Hvn): đo bằng thước kẻ giáo viên dài 50 cm. + Đường kính gốc (Do): đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác tới 0,1 mm.

2.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng loại cây giống đến sinh trưởng của cây con Vù hương trong giai đoạn vườn ươm

a) Nghiên cứu sinh trưởng của cây con từ hạt trong giai đoạn vườn ươm

Sau khi hạt nẩy mầm, tuyển chọn những cây mầm đạt tiêu chuẩn cấy cây mầm vào bầu. Hàng ngày tưới nước giữ ẩm, định kỳ 15 ngày nhổ cỏ và phá váng tưới thúc bằng NPK nồng độ 1% và tưới đủ ẩm tuỳ theo điều kiện thời tiết cụ thể. Phun thuốc dung dịch Benlát 0,15% hoặc Benlát-C 0,3% định kỳ 10 ngày 1 lần để phòng nấm cho cây con. Chăm sóc cây con trong vườn ươm theo các giai đoạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng tuổi. Sau đó thu thập số liệu ghi vào phiếu đánh giá theo các tiêu chí sau:

+ Tỷ lệ sống (%): đếm toàn bộ số cây sống ở các công thức thí nghiệm tại thời điểm báo cáo.

+ Chiều cao vút ngon (Hvn): đo bằng thước kẻ giáo viên dài 50 cm. + Đường kính gốc (Do): đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác tới 0,1 mm. + Xác định số cây bị sâu hại, bệnh hại trong các công thức thi nghiệm tính bằng tỷ lệ (%)

b) Nghiên cứu sinh trưởng của cây con từ giâm hom trong giai đoạn vườn ươm

Cấy hom vào bầu và phủ kín nilong đã chuẩn bị từ trước, tiến hành tưới tự động thường xuyên (30 phút/lần) bằng vòi phun sương để đảm bảo độ ẩm và giảm dần theo thời gian. Quan sát, đo đếm, thời gian và tỉ lệ ra rễ, khi hom ra rễ bỏ nilong ra nhưng vẫn che giàn che bằng lưới đen. Định kỳ 15 ngày nhổ cỏ và phá váng tưới thúc bằng NPK (5:10:3) nồng độ 1% và tưới đủ ẩm tuỳ theo điều kiện thời tiết cụ thể. Phun thuốc dung dịch Benlát 0,15% hoặc Benlát-C 0,3% định kỳ 10 ngày 1 lần để phòng nấm cho cây con. Chăm sóc cây con trong vườn ươm trong các giai đoạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng tuổi. Sau đó thu thập số liệu của các giai đoạn ghi vào phiếu đánh giá theo các tiêu chí sau:

+ Tỷ lệ sống (%): đếm toàn bộ số cây sống ở các công thức thí nghiệm tại thời điểm báo cáo.

+ Chiều cao vút ngon (Hvn): đo bằng thước kẻ giáo viên dài 50 cm. + Đường kính gốc (Do): đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác tới 0,1 mm. Cây con Vù hương sử dụng trong các thí nghiệm được thu thập theo các xuất xứ (tỉnh) khác nhau và được theo dõi trong cùng giai đoạn 3,6,9 tháng tuổi. Từ kết quả theo dõi đánh giá sinh trưởng của cây giống tạo bằng hạt và hom, so sánh để thấy được ảnh hưởng của loại cây giống đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm, làm cơ sở đề xuất phương pháp tạo cay giống Vù hương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây vù hương (cinnamomum balansae lecomte) tại trung tâm khoa học lâm nghiệp vùng trung tâm bắc bộ, huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 37)