Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu tới sinh trưởng của cây con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây vù hương (cinnamomum balansae lecomte) tại trung tâm khoa học lâm nghiệp vùng trung tâm bắc bộ, huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 54)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.1. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu tới sinh trưởng của cây con

Đề tài sử dụng đất tầng B ở dưới tán rừng trồng với phân NPK(5:10:3) và mùn cưa theo các tỷ lệ khác nhau cho 6 công thức thí nghiệm; Hạt giống Vù hương sau khi được ủ cho tới khi nứt nanh thì đem gieo vào các công thức trên với n =30 Kết quả theo dõi như sau.

3.3.1.1 Giai đoạn 3 tháng tuổi

Sau 3 tháng, thu được số liệu sinh trưởng của cây con Vù hương ở giai đoạn vườn ươm như bảng 3.4.

Bảng 3.4. Sinh trưởng về Doo và Hvn của cây con Vù hương ở vườn ươm giai đoạn 3 tháng tuổi trong TN thành phần ruột bầu

TT Công thức thí nghiệm Doo trung bình (mm) Hvn trung bình (cm)

1 CT1 0,24 16,70 2 CT2 0,35 31,21 3 CT3 0,41 38,64 4 CT4 0,28 23,54 5 CT5 0,27 23,19 6 CT6 0,25 20,03

Hình 3.9. Biu đồ Sinh trưởng trung bình v Doo và Hvn ca cây con Vù hương 3 tháng tui dưới snh hưởng bi hn hp thành phn rut bu khác nhau

Để có thêm cơ sơ khoa học trong định lượng về kiểm tra sự khác nhau của sinh trưởng Doo và Hvn cây con Vù hương giai đoạn 3 tháng tuổi trong vườn ươm do nhân tố thành phần hỗn hợp ruột bầu tác động, đề tai đã tiến hành phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA) (Phụ biểu 4.5).

Kết quả cho thấy, sinh trưởng về đường kính gốc và chiều cao của các công thức hỗn hợp ruột bầu là có sự khác nhau rõ rệt (ANOVA, Sig. < 0,05). Theo tiêu chuẩn Duncan thì sinh trưởng về chiều cao được chi làm 5 nhóm, công thức 3 (CT3) có trung bình lớn nhất (38,6 cm) và cũng được xem là tốt nhất. Tiếp đến là công thức 2 (CT2) (31,2 cm). Thấp nhất là công thức 1 (CT1) (16,7 cm). Trái lại sinh trưởng đường kính gốc được chia làm 4 nhóm có sinh trưởng binh quân đường kính gốc là khác nhau: nhóm đầu tiên, các trung bình là xấp xỉ nhau và ở mức thấp nhất (CT1, CT6, CT5). Tiếp đến nhóm 2 (CT5, CT4) với sinh trưởng đường kính trung bình lần lượt là 0,2717 mm và 0,2880 mm. Nhóm 3 ứng với CT2 (0,36 mm). Nhóm 4 có sinh trưởng đường kính bình quân là lớn nhất và cùng là tốt nhất (CT3: 0,42 mm).

Theo đó, cây con Vù hương trong giai đoạn 3 tháng tuổi ở vườn ươm sẽ sinh trưởng tốt nhất khi được cấy vào bầu có thành phần hỗn hợp là CT3: 98% đất tầng B + 2% phân NPK (Doo =0,41 mm; Hvn = 38.64 cm).

Hình 3.10. Cây ht giai đon 3 tháng tui CT03

Hình 3.11. Cây ht giai đon 3 tháng tui CT 01

3.3.1.2 Giai đoạn 6 tháng tuổi

Tiếp tục theo dõi, chăm sóc cây con Vù hương trong vườn ươm cho đến lúc 6 tháng tuổi. Sau đó tiếp tục thu thập số liệu về sinh trưởng đường kính trung bình và chiều cao trung bình, kết quả như sau:

Cây hạt 03 tháng tuổi

Cây hom 03 tháng tuổi

Bảng 3.5. Sinh trưởng về Doo và Hvn của cây con Vù hương ở vườn ươm giai đoạn 6 tháng tuổi trong TN thành phần ruột bầu

TT Công thức thí nghiệm Doo trung bình (mm) Hvn trung bình (cm) 1 CT1 0,33 34,83 2 CT2 0,56 49,17 3 CT3 0,56 50,37 4 CT4 0,46 40,38 5 CT5 0,46 40,22 6 CT6 0,46 41,52 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6

Doo trung bình (cm) Hvn trung bình (m)

Hình 3.12. Biu đồ Sinh trưởng trung bình v Doo và Hvn ca cây con Vù hương 6 tháng tui dưới snh hưởng bi hn hp thành phn rut bu

khác nhau

Số liệu bảng Bảng 3.5 và hình 3.12 cho thấy sinh trưởng trung bình về đường kính và chiều cao của cây con Vù hương ở vườn ươm giai đoạn 6 tháng tuổi tiếp tục tăng. Đối với sinh trưởng trung bình về đường kính gốc, tại công thức 3 (CT3) và công thức 2 (CT2) cho kết quả sinh trường cao nhất lần lượt là 0,56 cm và 0,57 cm. Tiếp đến là các CT4, CT5, CT6 có chỉ số sinh

trường trung bình về đường kính gốc lần lượt là 0,46 cm, 0,46 cm và 0,46m. Thấp nhất là CT1 có sinh trưởng trung binh đường kính gốc là 0,34 cm. Bên cạnh đó, sinh trường chiều cao trung bình của cây con Vù hương ở vườn ươm giai đoạn 6 tháng tuổi cũng tiếp tục tăng. Với CT2 và CT3 có chỉ số sinh trưởng trung bình chiều cao là cao nhất, lần lượt là 49,71 cm và 50,38 cm. Tiếp theo là CT5, CT4, CT6 có sinh trưởng chiều cao trung bình lần lượt là 40,22 cm, 40,38 cm và 41,53 cm. Cuối cùng và thấp nhất là CT1 với 34,83 cm.

Để kiểm tra sự trinh trưởng đường kính và chiều cao trung bình của cây con Vù hương giai đoạn 6 tháng tuổi của các thành phần hỗn hợp ruột bầu khác nhau, đề tai sử dụng phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA) và tiêu chuẩn Duncan. Thông qua kêt quả thể hiện ở (phụ biểu 05) cho thấy sinh trưởng đường kính trung bình và chiều cao trung binh của Vù hương ở vườn ươm giai đoạn 6 tháng tuổi là có sự khác nhau rõ rệt, do Sig. < 0,05. Qua tiêu chuẩn Duncan cũng cho thấy sinh trưởng cả đường kính và chiều cao ở CT3 là cao nhất và tốt nhất, tiếp theo là ở CT2 (chi tiết ở Phụ biểu 06)

Hình 3.13. Cây ht 6 tháng tui CT 02

Do vậy, thành phần hỗn hợp ruột bầu là 98% đất tầng B + 2% phân NPK (5:10:3) hoặc 99% đất tầng B + 1% phân NPK (5:10:3) sẽ có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trường đường kính và chiều cao cây con Vù hương ở vườn ươm giai đoạn 6 tháng 6 tuổi. Hay nói cách khác, nên chuẩn bị hỗn hợp ruột

Cây hạt 6 tháng tuổi

bầu là 98%- 99% Đất tầng B sau đó trộn với 1-2% NPK(5:10:3) để tạo giống cây con Vù hương ở vườn ươm giai đoạn 6 tháng tuổi.

Hình 3.14. Cây con 6 tháng tui CT 03

3.3.1.3 Giai đoạn 9 tháng tuổi

Tiếp tục theo dõi, chăm sóc cây con Vù hương trong vườn ươm cho đến lúc 9 tháng tuổi, kết quả như sau:

Bảng 3.6. Sinh trưởng về Doo và Hvn của cây con Vù hương ở vườn ươm giai đoạn 9 tháng tuổi trong TN thành phần ruột bầu

TT Công thức thí nghiệm Doo trung bình (mm) Hvn trung bình (cm) 1 CT1 0,55 45,99 2 CT2 0,56 45,93 3 CT3 0,55 46,82 4 CT4 0,55 46,03 5 CT5 0,55 47,12 6 CT6 0,57 47,62 Cây hạt 6 tháng tuổi

Hình 3.15. Biu đồ Sinh trưởng trung bình v Doo và Hvn ca cây con Vù hương 9 tháng tui dưới snh hưởng bi hn hp TP rut bu khác nhau

Qua phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA) và so sánh sinh trưởng về đường kính và chiều cao trung bùng của cây Vù hương ở vườn ươm giai đoạn 9 tháng tuổi bằng tiêu chuẩn Duncan; kết quả ở Bảng 3.6 và Hình 3.15 cho thấy sinh trường về đường kính gốc và chiêu cao ở giai đoạn này là không có sự sai khác ở tất cả các công thức thí nghiệm, do Sig.>0,05 (Phụ biểu 06).

Điều này cho thấy thành phẫn hỗn hợp ruột bầu không có sự ảnh hưởng đến sinh trường cây con Vù hương giai đoạn 9 tháng tuổi ở vườn ươm. Đến giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của cây con bắt đầu bão hòa, chúng ta nên quan tâm đến việc kiểm soát sâu bệnh, đảo bầu đúng tiến độ và kịp thời.

Hình 3.16. Cây ht Vù hương 9 tháng tui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây vù hương (cinnamomum balansae lecomte) tại trung tâm khoa học lâm nghiệp vùng trung tâm bắc bộ, huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 54)