Nghiên cứu hiện trạng quảnlý Bời lời đỏ ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, kĩ thuật gây trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees)ởhuyện hướng hoá, tỉnh quảng trị (Trang 39 - 41)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2. Nghiên cứu hiện trạng quảnlý Bời lời đỏ ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị

3.2.2.1. Hin trng qun lý

Nhu cầu trồng Bời lời đỏ của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị qua điều tra phỏng vấn hộ trong những năm gần đây tăng cao. Phần lớn giá cả thị trường tăng đột biến, điều kiện sinh thái thích hợp cho loài cây này sinh trưởng phát triển tốt, công đầu tư chăm sóc ít. Tính đến số lượng cây con hằng năm trên địa bàn huyện Hướng Hóa sản xuất khoảng 20.000 cây con, tiêu thụ trong khu vực khoảng 30%, số cây còn lại được xuất ra nước Lào. Nguồn giống Bời lời đỏ trên địa bàn chủ yếu do người dân tự sản xuất từ việc thu gom hạt, xử lý sau đó gieo vào bầu. Các vườn ươm không có xuất xứ rõ ràng, nhỏ lẻ ảnh hưởng đến công tác quản lý, không những thế các ngồn giống không đảm bảo dẫn đến việc thoái hóa giống, tính chống chịu và sâu bệnh hại.

Trên địa bàn huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị có một số vườn ươm sản xuất Bời lời đỏ với quy mô lớn có đầu tư. Đây là các cơ sở sản xuất chính của huyện phục vụ nhu cầu giống cho bà con trồng trong các mô hình khác nhau.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý tại khu vực nghiên cứu

3.2.2.2. Tình hình tiêu th sn phm

Kết quả phỏng vấn người dân trồng Bời lời đỏ tại địa phương, cán bộ quản lý lâm nghiệp và cán bộ xã Hướng Lập cho thấy kênh thị trường tiêu thụ sản phẩm Bời lời đỏ cụ thể như sau:

- Đối với sản phẩm vỏ Bời lời đỏ kênh thị trường đi qua hai khâu trung gian đó là (1) Lái buôn thu mua sản phẩm vỏ Bời lời tại địa phương và (2) Người thu mua sản phẩm tại thị trấn Khe Sanh. Sau đó, sản phẩm được bán trực tiếp cho Công ty sản xuất nhang Thành Hưng (tại Thị xã Tứ Hạ, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Trên địa bàn huyện Hướng Hóa người dân tiến hành khai thác chế biến (phơi khô) sau đó bán lại cho cơ sở thu mua nông lâm sản Hồng Loan tại địa chỉ 06 Lê Duẫn, thị trấn Khe Sanh. Các sản phẩm được tập trung tại đại lý này sau đó xuất vào công ty nhang ở Thừa Thiên Huế. Thị trường đôi lúc biến động một số khi lại bán cho các thương nhân Hà Nội (quá trình khảo sát điều tra).

HẠT KIỂM LÂM

SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NT CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH PH. NÔNG NGHIỆP UBND XÃ THÔN, BẢN HỘGIA ĐÌNH TRẠM KIỂM LÂM

Sản phẩm vỏ Bời lời đỏ sau khi sấy khô được công ty xay mịn, trộn với mùn cưa và phụ gia để sản xuất nhang (hương) sau đó bán ra thị trường để tiêu thụ.

Kết quả nghiêu cứu bước đầu cho thấy rằng, nhu cầu thị trường tiêu thụ vỏ Bời lời đỏ rất cao. Hằng năm, công ty nhang Thành Hưng thu mua sản phẩm vỏ khoảng 2000 tấn. Hiện nay, sản phẩm vỏ Bời lời khai thác tại khu vực nghiên cứu đều được thu mua hết và thiếu hụt hàng hóa. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp cho rừng trồng Bời lời đỏ phát triển mạnh trong tương lai.

- Sản phẩm gỗ: Gỗ cây sau khai thác được bán để phục vụ trong xây dựng và làm củi đun cũng như các mục đích khác. Sản phẩm gỗ sau bóc vỏ được bán cho các lái buôn tại địa phương sau đó đưa đi tiêu thụ các nơi. Một phần còn lại bán cho các hộ gia đình tại địa phương để làm nhà cửa và các vật dụng khác. Nhìn chung, đối với sản phẩm gỗ Bời lời đỏ hiện nay kênh tiêu thụ chưa rõ ràng. Hiện nay nhiều nhà máy chế biến gỗ ván dăm vẫn có nhu cầu thu mua gỗ từ cây Bời lời. Đây cũng là một hướng mới và kênh thị trường mở tạo cơ hội tiêu thụ gỗ Bời lời đỏ hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, kĩ thuật gây trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees)ởhuyện hướng hoá, tỉnh quảng trị (Trang 39 - 41)