Kinh nghiệm về sử dụng vốn NSNN trong phát triển nông nghiệp ở một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong phát triển nông nghiệp huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 50)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm về sử dụng vốn NSNN trong phát triển nông nghiệp ở một

địa phương trong tnh.

* Kinh nghim v s dng vn NSNN trong phát trin nông nghip thành ph H Long

Kết thúc năm 2019 thành phố Hạ Long thực hiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước đạt được kết quả đáng ghi nhận, phục vụ kịp thời sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội xây dựng an ninh quốc phòng vững chắc và góp phần xây dựng nông nghiệp nông thôn trong quá trình hội nhập và công cuộc xây dựng nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hạ Long năm 2019 đạt 957.216 triệu đồng bằng 195% dự toán tỉnh giao và bằng 134% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 7% so với năm 2018. Trong đó, thu ngân sách của Thành phố đạt 655.817 triệu đồng đạt 156% dự toán của thành phố. Nếu loại trừ các khoản thu chuyển nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên thu kết dư và thu chi thu, ghi chi tiền thuê đất thì số thu thực tại trên địa bàn có tốc độ và kết quả vượt trội. Cả năm toàn thành phố thu được 86,23 tỷđồng, đạt 118% dự toán phấn đấu của thành phố. Trong 7 mục thu trừ tiền sử dụng đất đạt 100% dự toán, còn 6 mục thu khác

đều đạt từ 115% đến 200% so với dự toán đề ra. Là thành phố có khu công nghiệp tập trung và hai cụm công nghiệp, mặc dù năm 2019 còn là năm chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, thành phố Hạ Long vừa tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa đẩy mạnh chống thất thu thuế nên về phương diện thu ngân sách nhà nước qua các bộ luật thuế vẫn đảm bảo được tiến độ thu.

Năm 2019 cũng là năm thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản nông thôn mới trên địa bàn một số phường có từ 2 đến 3 công trình xây dựng. Để thu

được thuế xây dựng cơ bản vãng lai, ngành tài chính, ngành thuế, phòng công thương, ban chỉđạo xây dựng nông thôn mới cùng các ngành liên quan khác đã phối hợp nhịp nhàng, do vậy số thuếở lĩnh vực này thu về ngân sách nhà nước cũng đạt cao nhất từ trước tới nay. Kết quả thu thuế ngoài quốc doanh cũng mang lại một con số cao nhất từ trước tới nay là 4.628 triệu đồng, đạt 131% dự toán của thành phố.

Các loại thu ngân sách nhà nước từ trước bạ chuyển nhượng, phí lệ phí, tiền thuê

đất, thu biện pháp tài chính, ngay từđầu năm thành phốđã tập trung chỉđạo nên số

thu cao tỷ lệ vượt dự toán khá cao.

Nguyên nhân thu chi ngân sách năm 2019 có kết quả nêu trên được thành phố Hạ Long rút ra: căn cứ dự toán thu chi ngân sách nhà nước tỉnh giao, năm 2019 là năm thành phố đã chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn so với các năm trước đây để các ngành và các địa phương xây dựng dự toán và các chương trình hành động. Từ công tác đôn đốc, kiểm soát chi cũng được tăng cường qua nhiều khâu.

Phòng Tài chính Thành phố ,một vật tăng cường cán bộ giám sát, mặt khác thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho phường có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụđạt 100% cán bộ tài chính ở cấp phường qua đào tạo. Thành phố còn cung cấp phần mềm để cán bộ tài chính phường thực hiện công tác kế toán hạch toán ngân sách. Ngành Thuế cũng thông qua nghiệp vụ quản lý thuế để bồi dưỡng kiến thức thu chi ngân sách phường, xã. Kho bạc thông qua vai trò giám sát chi ngân sách phường, xã và kiểm soát vốn xây dựng cơ bản nâng cao trình độ cho cán bộ tài chính các phường, xã.

Để hoàn thành dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2020 thành phố Hạ

Long đã xây dựng nhiều giải pháp thực hiện như tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuế, kế toán quản lý sản xuất kinh doanh. Trong thời gian chuẩn bị giao thuế môn bài, ngành thuế cùng các địa phương tăng cường rà soát lại các khoản thu.

Đặc biệt chú trọng thuế xây dựng cơ bản, thuế vùng đất bãi triều, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Luật quản lý thuếđược áp dụng triệt để tới cơ sở và người sản xuất kinh doanh. Khoản thu tiền sử dụng đất ở các xã phải chủđộng dự

kiến sớm từđầu năm tài chính. Trong chi dự toán chú trọng vào các khoản chi lớn thật sự có khả thi. Các phường chủđộng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới. Thành phố Tiếp tục rà soát phân loại sắp xếp các công trình xây dựng theo thứ tự ưu tiên. (Phan Lợi, 2013)

* Kinh nghim v s dng vn NSNN trong phát trin nông nghip huyn Bình Liêu

Trong giai đoạn 2017 - 2019, huyện Bình Liêu đã đầu tư xây dựng được 29 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; 01 hồ chứa thủy lợi dung tích trữ trên 1 triệu m3; 2 hồ chứa có đập cao trên 15m; 3 trạm bơm được xây dựng; trên 60km kênh mương

được kiên cố hóa. Các công trình thủy lợi trên địa bàn phục vụ tưới tiêu cho hơn 400ha lúa sản xuất 2 vụ, đáp ứng trên 85% tổng diện tích gieo trồng của huyện.

Hệ thống đường giao thông nông thôn không ngừng được đầu tư xây dựng, nâng cấp. Giai đoạn 2017 - 2019, Bình Liêu đã đầu tư xây dựng 5km đường, trong

đó: Đường lâm nghiệp 2,43km, đường nông thôn miền núi loại A là 2,5km; từ nguồn vốn lồng ghép và đóng góp của nhân dân xây dựng được 6,9km đường trục xã, liên xã; bê tông hóa 4,7km đường trục thôn, liên thôn, xóm; nâng cấp 48công trình đường trục thôn; xây dựng 1 công trình đường giao thông nội đồng…

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, Bình Liêu đã sử dụng vốn NSNN đã tập trung thực hiện các giải pháp bảo vệ và chăm sóc rừng trồng, trong đó chú trọng tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện quy trình trồng rừng thâm canh, tập trung mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng bằng cây bản địa để tăng giá trị sản phẩm gỗ, chuyển dần từ rừng trồng thu hoạch gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn… Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2017 - 2019, huyện Bình Liêu đã trồng rừng được trên 2.500ha, trong đó diện tích trồng rừng gỗ lớn trên 135ha, gỗ nhỏ trên 460ha. Đến nay, độ che phủ rừng của huyện Bình Liêu đạt 51%.

Trong chăn nuôi, Bình Liêu đã sử dụng NSNN hỗ trợ người dân trung nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi; chăn nuôi hộ gia đình đã chuyển theo hướng áp dụng kỹ thuật tiên tiến và có kiểm soát. Do vậy, đối với chăn nuôi lợn, đến hết năm 2019, trên địa bàn có trên 50 cá nhân, tổ chức chăn nuôi lợn theo mô hình gia trại, trang trại; tổng số lợn nái của gia trại, trang trại chiếm 6% trong tổng đàn lợn nái hiện có; lợn giống thịt của các trang trại, gia trại chiếm trên 20% tổng đàn lợn thịt trong huyện. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân đạt trên 1.000 tấn/năm, giá trị thu được trên 61 tỷđồng (tính theo giá cốđịnh năm 2010). Việc chuyển đổi từ

thành phong trào có tính lan tỏa mạnh trong nhân dân. Giá trị của ngành chăn nuôi ngày một tăng, từ chỗ chỉ chiếm 14,5% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp năm 2017 tăng lên 22% năm 2019. (Phan Lợi, 2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong phát triển nông nghiệp huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)