Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu và số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong phát triển nông nghiệp huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 62)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu và số liệu

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Hệ thống tài liệu thu thập phục vụ nghiên cứu bao gồm: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ; Các đề án phát triển kinh tế xã hội theo từng lĩnh vực (Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ); Số liệu được công bố trong niêm giám thống kê của huyện Ba Chẽ; Báo cáo quyết toán thu chi NSNN của huyện Ba Chẽ; Các báo cáo chuyên ngành, tài liệu đã được công bố của các đơn vị cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Quảng Ninh, Chính phủ và các đơn vị khác có liên quan.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: tác giả đã tiến hành điều tra vào quý 3/2020 với 30 cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý sử dụng vốn NSNN trong phát triển nông nghiệp huyện Ba Chẽđể đánh giá các yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng vốn NSNN trong phát triển nông nghiệp huyện Ba Chẽ.

-Phương pháp điu tra thông qua bng hi:

Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi được thiết kếđể đánh giá các yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng vốn NSNN trong phát triển nông nghiệp huyện Ba Chẽ từ phía các cán bộ làm công tác công tác quản lý sử dụng vốn NSNN trong phát triển nông nghiệp huyện Ba Chẽ.

- Đối tượng điu tra kho sát:

Đối tượng điều tra khảo sát là các cán bộ làm công tác quản lý sử dụng vốn NSNN trong phát triển nông nghiệp huyện Ba Chẽ.

- Quy mô mu:

Số cán bộ làm công tác công tác quản lý sử dụng vốn NSNN trong phát triển nông nghiệp huyện Ba Chẽ là 30 người nên tác giả tiến hành điều tra tổng thể đối với các cán bộ làm công tác công tác quản lý sử dụng vốn NSNN trong phát triển nông nghiệp huyện Ba Chẽ.

- Tổng số phiếu phát ra: là 30 phiếu. Tống số phiếu thu về là 30 phiếu; 0 phiếu không hợp lệ và 30 phiếu hợp lệđược dùng để phân tích.

- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Yếu, 2- Kém, 3- Bình thường, 4- Tốt và 5- Tốt.

- Ý nghĩa của thang đo:

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5 = 0,8

Thang đo của bảng hỏi STT Thang đo Ý nghĩa 1 1.00 - 1.80 Yếu 2 1.81 - 2.60 Kém 3 2.61 - 3.40 Bình thường 4 3.41 - 4.20 Tốt 5 4.21 - 5.00 Rất tốt

2.3.2. Phương pháp x lý và tng hp thông tin

Thông tin sau khi thu thập sẽđược phân loại, đánh giá và phân tích nhằm tổng hợp dữ liệu theo trình tự thời gian, đối tượng và theo các tiêu chí đã xác định. Số liệu

thu thập được phân tích thông qua phần mềm Microsoft Excel 2010.

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê là phương pháp nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng kinh tế, xã hội trong thời gian và địa điểm cụ thể.Phương pháp thống kê sử dụng trong tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó phân tích tìm ra bản chất của vấn

đề nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này dùng đểđối chiếu các chỉ

tiêu, các hiện tượng kinh tếđã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự

như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về

vấn đề nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp phân tổ: Những thông tin thứ cấp khi thu thập được sẽ tiến hành phân tổ, phân nhóm theo một số tiêu thức nhằm xem xét mức độ biến động qua tiêu chí thời gian, nội dung, tính chất... Phương pháp phân tổ sẽ giúp nhìn nhận rõ ràng những số liệu đã thu thập được để có thểđi đến kết luận chính xác nhất đối với hoạt động quản lý ngân sách nhà nước trong phát triển nông nghiệp.

- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu qua các năm, các hiện tượng được lượng hóa cùng một nội dung, tính chất... So sánh quá trình quản lý ngân sách qua các năm, theo từng đối tượng và nội dung phân bổ ngân sách.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Nhóm ch tiêu các ngun vn ngân sách cho phát trin nông nghip huyn Ba Ch

- Tổng nguồn vốn chi thường xuyên

- Tổng nguồn vốn chi đầu tư phát triển Nông - Lâm - Thủy sản - Tỷ trọng đầu tư phát triển nông nghiệp

2.4.2. Nhóm ch tiêu cân đối thu – chi NSNN cho phát trin nông nghip huyn Ba Ch

- Dự toán thu ngân sách huyện Ba Chẽ

- Dự toán chi NSNN huyện Ba Chẽ

- Kết quả thu NSNN huyện Ba Chẽ

2.4.3. Nhóm ch tiêu đánh giá kết qu s dng NSNN cho phát trin nông nghip huyn Ba Ch. huyn Ba Ch.

- Tổng giá trị sản xuất: Nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ.

- Tỷ lệ % các ngành trong lĩnh vực kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý NSNN huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Bộ máy trong lĩnh vực quản lý NSNN của huyện Ba Chẽ gồm: HĐND huyện, UBND huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cụ Thuế, Kho bạc Nhà nước.

Sơđồ 3.1: T chc b máy qun lý NSNN huyn Ba Ch

Trong đó UBND huyện là chủ tài khoản, phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ

quan trực thuộc UBND huyện quản lý về ngân sách cấp huyện.

Chi cục Thuế và KBNN huyện là cơ quan chịu sự chỉ đạo của ngành dọc Cục Thuế tỉnh và KBNN tỉnh và UBND huyện, có nhiệm vụ thu ngân sách và chi ngân

3.2. Thực trạng sử dụng vốn NSNN trong phát triển nông nghiệp huyện Ba Chẽ

3.2.1. Tình hình thc hin, chp hành trong phân cp qun lý NSNN và quy trình qun lý NSNN ca huyn Ba Ch, tnh Qung Ninh

3.2.1.1. Phân cấp quản lý NSNN của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Phân cấp quản lý NSNN thực hiện theo quy định của Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh (tại Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương tỉnh Quảng Ninh thời kỳổn định ngân sách 2017-2020) bao gồm: phân cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, tỷ lệ (%) điều tiết nguồn thu giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ dự

toán chi thường xuyên ngân sách địa phương.

Đối vi phân cp ngun thu bao gồm: Nguồn thu để xây dựng cơ sở hạ tầng; Các khoản phí, lệ phí; thuế thu nhập cá nhân; thu từ thu phạt, tịch thu chống buôn lậu, thu phạt vi phạm an toàn giao thông; nguồn thu đảm bảo chi thường xuyên.

- Phân cấp nguồn thu để xây dựng cơ sở hạ tầng: Nguồn thu cấp quyền sử dụng

đất của các cấp được dành tối thiểu 30% để trích lập quỹ phát triển đất; Nguồn thu từ

cấp quyền sử dụng đất các dự án do tỉnh, huyện phê duyệt được điều tiết 100% cho ngân sách cấp huyện đểđầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện quản lý; Nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất tại các huyện, thị xã, thành phố

phải dành tối thiểu 10% để phục vụ cho công tác quản lý đất đai (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rà soát đất đai và quy hoạch sử dụng đất, đo đạc bản đồ địa chính...), số còn lại được sử dụng để bố trí đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cấp huyện.

- Phân cấp các khoản phí, lệ phí: Thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản: Về nguyên tắc số thu trên địa phương nào được đầu tư trở lại

địa phương đó: Đối với nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản khác (ngoài than) được điều tiết 100% về ngân sách huyện, thị xã, thành phố; Đối với nguồn thu từ hoạt động khai thác than được điều tiết về ngân sách huyện theo tỷ lệ 100% đểđịa phương chủđộng bố trí đảm bảo vệ sinh môi trường bao gồm cả hoạt động thông hút

trường trên địa bàn.

- Thuế thu nhập cá nhân: Thuế thu nhập cá nhân được điều tiết về ngân sách các huyện 70%.

- Thu từ thu phạt, tịch thu chống buôn lậu và thu phạt vi phạm an toàn giao thông:Số thu từ phạt, tịch thu chống buôn lậu và thu phạt vi phạm an toàn giao thông

được dành 100% để chi phục vụ cho công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và đảm bảo công tác an toàn trật tự giao thông trên địa bàn (không giao trong cân

đối ngân sách, giao thu để lại chi quản lý qua NSNN).

- Phân cấp nguồn thu đểđảm bảo chi thường xuyên: (1) Các khoản thu được

điều tiết 100% cho ngân sách cấp huyện và cấp xã, bao gồm: Thu cấp quyền sử dụng

đất các dự án do tỉnh và huyện phê duyệt; Thuế môn bài; Thuế tài nguyên thu từ

doanh nghiệp nhà nước địa phương quản lý; Các khoản thu sự nghiệp thuộc cấp huyện, xã quản lý; Phí và lệ phí do cấp huyện, xã quản lý (trừ phí bảo vệ môi trường thu từ hoạt động khai thác khoáng sản than); Thuế nhà đất; Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước (trừ tiền cho thuê mặt đất, mặt nước thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài); Tiền cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do cấp huyện quản lý; Thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước do cấp huyện quản lý; Lệ phí trước bạ cấp huyện quản lý (bao gồm cả lệ phí trước bạ tàu, thuyền, xe máy); Các khoản thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh (trừ thuế GTGT, thuế TNDN và thuế tiêu thụđặc biệt); Thu từ quỹđất công ích, hoa lợi công sản…; Thu tiền bán cây

đứng; Thu chuyển nhượng và bán tài sản do cấp huyện quản lý; Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách cấp huyện, xã năm trước sang ngân sách cấp huyện, xã năm sau; Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; Các khoản viện trợ cho ngân sách cấp huyện, xã; Thu kết dư ngân sách và thu khác ngân sách thuộc cấp huyện, xã quản lý. (2) Các khoản thu phân chia tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp huyện, cấp xã và ngân sách Trung ương bao gồm: Thuế giá trị gia tăng thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương quản lý và khu vực công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh; Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương quản lý và khu vực công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh; Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương quản lý và khu vực công thương nghiệp dịch vụ ngoài

quốc doanh; Thuế thu nhập cá nhân.

Đối vi phân cp nhim v chi bao gồm: Chi đầu tư phát triển; Chi thường xuyên. - Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế

- xã hội không có khả năng thu hồi vốn do huyện quản lý theo quy hoạch; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

- Chi thường xuyên: (1) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do huyện quản lý: Giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và sự nghiệp giáo dục khác do huyện quản lý; Dạy nghề,

đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức do trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố mở và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác do huyện quản lý; Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác do huyện quản lý (kể cả

chi lương, các khoản có tính chất như lương đối với cán bộ y tế xã, phường); Cứu tế

xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác; Nhà truyền thống, thư viện, nhà văn hoá và các hoạt động văn hoá khác; Đài Phát thanh, truyền hình huyện và các hoạt động thông tin khác; Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp huyện; các giải thi đấu cấp huyện; Hoạt động của các trung tâm thể dục, thể thao do huyện quản lý và các hoạt động thể dục, thể

thao khác; Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ

khác; Các sự nghiệp văn hoá, xã hội khác. (2) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do huyện quản lý: Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông do huyện quản lý theo phân cấp; Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thuỷ sản thuộc huyện quản lý; Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác; Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác; Các hoạt động sự nghiệp về môi trường; Hoạt động quản lý các hệ thống các chợ, các Trung tâm thương mại do huyện quản lý; Các sự nghiệp kinh tế khác. (3) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo

đảm trật tự an toàn xã hội của cấp huyện. (4) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam huyện: Hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân

dân và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; hoạt động của các phòng, ban và các cơ quan quản lý nhà nước khác thuộc huyện quản lý; Hoạt động của Văn phòng Huyện uỷ, Thị uỷ, Thành uỷ và các cơ quan Đảng trực thuộc Huyện uỷ, Thị uỷ, Thành uỷ. (5) Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội huyện, thị xã, thành phố: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. (6) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề

nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp huyện theo qui định của pháp luật. (7) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do huyện quản lý; (8) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

3.1.2.2. Quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN

Quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN của huyện Ba Chẽđược thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách và hệ thống văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, bao gồm: Lập dự toán ngân sách; Chấp hành dự toán NSNN; Quyết toán NSNN.

- Lập dự toán ngân sách: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện căn cứ vào các văn bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch năm sau của Trung ương, tỉnh xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị thuộc huyện, dự toán thu do cơ quan thuế lập, dự toán thu, chi ngân sách của các xã, thị trấn; lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách Huyện (gồm dự toán ngân sách huyện, xã) báo cáo Uỷ ban nhân dân Huyện để trình Thường trực Hội đồng nhân dân huyện xem xét trước khi báo cáo Sở Tài chính, UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 25 tháng 7 năm trước.

- Chấp hành dự toán NSNN:Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân tỉnh; Uỷ ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong phát triển nông nghiệp huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 62)