Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, kĩ thuật gây trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) ở tỉnh kon tum (Trang 36 - 43)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân s và thành phn dân tc

Kon Tum là tỉnh có dân số trẻ. Đến năm 2016, dân số toàn tỉnh là 495.876người, trong đó tỷ lệ dân thành thị chiếm 35%. Kon Tum là tỉnh có mật độ dân

số thấp so với cả nước, tỷ lệ gia tăng dân số bình quân năm 2015 là 1.48%.Trên địa

47%, dân tộc Xê Đăng khoảng 24%, Ba Na khoảng 12%, còn lại là các dân tộc ít

người khác như: DẻTriêng, Gia Rai, BRâu, Rơ Mâm... Ngoài ra một số dân tộc thiểu

số miền núi phía Bắc cũng di cư tới làm ăn sinh sống tại Kon Tum như Tày, Nùng, Hmông... Người Kinh sinh sống chủ yếu ở các khu vực thành phố, đô thị và thị trấn và ven các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ. Các dân tộc thiểu số ít người khác chủ yếu sinh sống ở các vùng sâu, vùng xa, trong các thôn, làng.

Bảng 3.1. Dân số và phân bố dân cư tỉnh Kon Tum năm 2016

TT Đơn vị

Dân cư (người)

Diện tích (km2) Mật độ dân số (người/ km2) Tổng số Thành thị Nông Thôn 1 TP. Kon Tum 161.048 101.043 60.005 432,12 372 2 Đắk Glei 43.643 6.621 37.022 1495,26 29 3 Đắk Tô 43.510 14.283 29.227 506,41 85 4 Tu Mơ Rông 24.854 0 24.428 857,69 29 5 Đắk Hà 68.395 19.427 48.968 845,72 81 6 Kon Rẫy 24.786 5.568 19.218 911,35 27 7 Kon Plông 24.428 0 24.428 1381,16 17 8 Ngọc Hồi 50.842 16.322 34.520 844,54 60 Sa Thầy 47.520 11.416 36.104 2415,36 19 9 La H’Drai 6.850 0 6.850 TỔNG SỐ 495.876 174.680 321.196 9680.4938 51

(Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum năm 2016)

Kon Tum có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên

53%, người Kinh chiếm 46,9%, có 6 dân tộc ít người sinh sống lâu đời bao gồm: Xơ

Đăng, Bana, Giẻ-Triêng, Gia Rai, Brâu và Rơ Măm,... Sau ngày thống nhất đất nước

(năm1975) một số dân tộc thiểu số ở các tỉnh khác đến sinh sống, làm cho thành phần

xa, trong các thôn, làng.người Kinh sống chủ yếu ở thành phố, thị trấn, ven đường quốc lộ, tỉnh lộ; vùng kinh tế mới và khu vực các nông lâm trường quốc doanh.

3.1.2.2. Lao động và ngun nhân lc

Đến năm 2016, số người trong độ tuổi lao động là290.749 người, chiếm tỷ lệ

58.63 % tổng số dân. Trong đó lao động nữ chiếm tỷ lệ 57,45 % tổng lao động, lực

lượng lao động hàng năm tăng chậm, cơ cấu lao động chủ yếu tập trung vào nhóm ngành nông, lâm, thủy sản tuy nhiên đang có xu hướng giảm.

Bảng 3.2.Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế

Năm 2010 2013 2014 2015 2016

Tổng số lao động (người) 242.014 266.221 272.348 281.080 290.749

Nông, lâm, thủy sản (%) 55,9 52,39 51,2 49,9 48,55

Công nghiệp, xây dựng (%) 3.44 4.45 4.60 4.75 4.89

Dịch vụ (%) 1.99 2.05 2.12 2.20 2.27

Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum năm 2016

Bảng 3.3. Lao động theo thành phần kinh tế (đơn vị: người)

Năm

Phân theo thành phần kinh tế Tổng số lao

động (người) Nhà nước

Ngoài

nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

2011 242.014 29.625 212.127 262 2012 257.629 41.016 216.465 148 2013 266.221 38.664 227.482 75 2014 272.348 38.325 234.015 8 2015 281.080 40.125 240.950 5 2016 290.749 40.360 250.384 5

3.1.2.3. Thc trng nn kinh tế

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, kinh tế được duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, công tác thu hút vốn đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng có nhiều tiến bộ

Bng 3.4. Tốc độ tăng trường kinh tế của tỉnh Kon Tum giai đoạn 1992-2015

Giai đoạn 1992-1995 1996-2000 2001-2005 2005-2010 2010-2015

Tăng trưởng

GDP(%/năm) 9.15 9.8 11 14.71 13.94

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Kon Tum

Thu nhập bình quân đầu người/năm tăng liên tục qua các năm: Năm 1992 là 88,6

USD; năm 2000 đạt 182 USD, năm 2005 đạt 301 USD; năm 2010 đạt 718 USD và đến

năm 2015 đạt 1.555 USD.

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản có những chuyển biến tích cực, phát triển vững

chắc theo hướng sản xuất hàng hoá(giai đoạn 1992-1995: tăng trưởng 3,28%/năm;

1996-2000: 10,7%/năm; 2001-2005: 9,15%/năm; 2005-2010 là 7,52%/năm). Riêng

trong giai đoạn 2010-2015, nông nghiệp tăng trưởng bình quân 7,0%/năm. Diện tích

cây cao su, cà phê, sâm Ngọc Linh tiếp tục được mở rộng, tạo ra các vùng chuyên canh nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; dự án phát triển rau, hoa xứ lạnh bước đầu

được đầu tư có kết quả. Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng khá, đã nuôi thử nghiệm thành công cá Tầm, bước đầu cho sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Việc đưa các

giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được chú trọng, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Công tác

9.15(%) 9.8(%) 11(%) 14.71(%) 13.94(%) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Giai đoạn 1992-1995 Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2001-2005 Giai đoạn 2005-2010 Giai đoạn 2010-2015

quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững đạt kết quả tốt. Tiềm năng đất

đai, thủy điện... được khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quảhơn, tạo nguồn lực cho đầu

tư phát triển. Xây dựng nông thôn mới đã mang lại kết quả tích cực, góp phần thay đổi

diện mạo khu dân cư và đời sống người dân ởnông thôn, đến tháng 6 năm 2016, toàn

tỉnh có 09 xã đạt tiêu chí nông thôn mới [26].

- Tăng trưởng công nghiệp-xây dựng ngày càng cao: Giai đoạn 1996-2000 chỉ

đạt 14,5%/năm; 2001-2005 đạt 16,76%/năm thì giai đoạn 2005-2010 công nghiệp-xây

dựng tăng trưởng bình quân 25,7% năm; trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp đến

2010 tăng trên 6 lần so với năm 2005. Giai đoạn 2010-2015, công nghiệp phát triển cả

về quy mô và chất lượng, tốc độtăng trưởng bình quân gần 16,7%/năm; một số ngành công nghiệp có lợi thếđược chú trọng phát triển, tạo sản phẩm có sức tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước. Một số nghề thủ công truyền thống được khôi phục, phát triển [26].

- Thương mại, dịch vụ có bước phát triển: giai đoạn 1996-2000 đạt 6,8%/năm; giai đoạn 2001-2005 đạt 11,18%/năm; giai đoạn 2006-2010 đạt 16,49%. Đặc biệt

trong giai đoạn 2010-2015: Thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, tổng mức bán lẻ

hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng nhanh, bình quân đạt 29,18%/năm; mạng lưới phân phối hàng hóa đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của Nhân dân, góp phần tham gia bình ổn giá cả hàng hoá thiết yếu. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin, tư vấn... có bước phát triển đáng kể. Một số khu, tuyến,

điểm du lịch được đưa vào khai thác, thu hút lượng khách du lịch đến tỉnh bình quân

tăng hằng năm lên 17,85% [26].

3.1.2.4. Thc trng phát triển cơ sở h tng

- Ba vùng kinh tếđộng lực (Vùng kinh tếđộng lực thành phố Kon Tum gắn với Khu công nghiệp Hòa Bình và các đô thị mới; vùng kinh tếđộng lực huyện Ngọc Hồi gắn với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y; vùng kinh tếđộng lực huyện Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen) với những đặc trưng riêng đã có những đóg góp đáng kể trong việc thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển và tác

động lan tỏa đến các vùng khác. Việc đầu tư nâng cấp thành phố Kon Tum đạt 70% tiêu chuẩn của đô thị loại II (vùng cao, vùng sâu, biên giới), quy hoạch khu Trung tâm hành chính mới của tỉnh và xây dựng các khu đô thị mới ( Khu đô thị phía Nam cầu

Đăk Bla; Khu đô thị Sân Bay cũ; Khu đô thị Bắc Duy Tân; Khu dân cư Hoàng Thành,

xã Đăk Cấm; Khu dân cư phía Bắc thành phốKon Tum; Khu dân cư phía Nam thành

phố Kon Tum; Khu dân cư, dịch vụ thương mại trong khu Trung tâm hành chính mới

của tỉnh; Khu dân cư mới các huyện... ) được triển khai tích cực; các khu, cụm công

nghiệp được đầu tư, nâng cấp đểthu hút đầu tư : Mở rộng Khu công nghiệp Hòa Bình,

Cụm công nghiệp Đăk Tô.... Thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi đã được công nhận đô

thị loại IV, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y có chuyển biến tích cực; thị trấn huyện lỵKon Plông được xúc tiến thành lập, du khách

đến Măng Đen ngày càng tăng, một số dự án nông nghiệp công nghệ cao đang được

triển khai thực hiện [26].

- Hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện.

- Giao thông:

Từnăm 1999, tỉnh đã phá được thế ngõ cụt về giao thông, tạo điều kiện để Kon

Tum giao lưu thuận lợi với các tỉnh, các khu vực trong nước và với các nước trong khu

vực. Các quốc lộ24, 14C, đường Hồ Chí Minh đã đầu tư cơ bản hoàn chỉnh, đường tỉnh lộ được nâng cấp, hệ thống đường liên xã và giao thông nông thôn cơ bản lưu

thông thuận lợi, thông suốt hai mùa. -Thủy lợi:

Công tác tu bổ, sửa chữa các công trình thủy lợi được thực hiện thường xuyên,

đảm bảo cấp nước và an toàn hồ chứa; điện lưới đã đến 98,66% thôn, tổ dân phố và trên 98,68% số hộđược sử dụng điện; trên 86% hộđược sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

-Giáo dục

Hệ thống trường lớp: 125 trường học mầm non; 276 trường học phổ thông, 2

trường trung cấp và 2 trường cao đẳng; thiết bị dạy và học được chuẩn hóa, cơ bản đáp ứng yêu cầu.- Chất lượng giáo dục-đào tạo được nâng lên, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số. Khắc phục tình trạng thiếu thầy, thiếu lớp, thiếu phòng học và có nhiều phòng học

tạm bợ, tranh tre, nứa lá; số lượng cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ chuyên môn

đạt chuẩn còn quá thấp của những năm đầu mới thành lập lại, tỉnh đã từng bước thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, từ tập trung mở rộng hệ thống trường, lớp đến nâng cao

chất và lượnggiáo viên ở các cấp học, ngành học. Năm 1991, tỷ lệ học sinh trong độ

tuổi đến trường mới chỉ đạt 60% thì đến năm 2000, tỉnh đã được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào

năm 2010 và hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015.

Trong giai đoạn 2010-2015, công tác đào tạo nghề được triển khai tích cực, góp phần

nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo chung từ 33% lên 42%; đã tích cực tạo việc làm cho

lao động nông thôn và sinh viên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp giáo dục chuyên

nghiệp (đại học, cao đẳng, trung cấp...).

-Y tế:

Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các bệnh viện tuyến tỉnh được đầu tư mở rộng, trang thiết bị hiện đại, các trung tâm y tế huyện và y tế tuyến xã được quan tâm đầu tư đảm

bảo yêu cầu khám chữa bệnh cho Nhân dân.Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân đạt nhiều kết quả. Các loại dịch bệnh nguy hiểm được phát hiện, khống chế kịp

thời.Tuổi thọ trung bình được nâng lên. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2010 là

28,3%, đến năm 2015 giảm còn 23,4%. Khi mới thành lập lại tỉnh, cơ sở vật chất của ngành y tế thiếu thốn nghiêm trọng; đội ngũ cán bộ y tế vừa thiếu, vừa yếu; trang thiết bị chuyên môn thiếu thốn, lạc hậu, nhiều xã “trắng” về y tế (không có trạm và cán bộ y tế),... Đến nay, mạng lưới y tế được xây dựng, củng cố và kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở;

bình quân có gần 10 bác sỹ và 0,6 dược sỹ đại học/ vạn dân; gần 100% trạm y tế xã có bác sỹ; tiêm chủng mở rộng thường xuyên hàng tháng tại tất cả các xã, phường, thị trấn

trên toàn tỉnh với tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt 96,6%; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 85%.

-Bưu chính – Viễn Thông:

Hạ tầng công nghệ thông tin phát triển nhanh, mạng lưới thông tin phủ sóng rộng khắp. Trên địa bàn tỉnh có 06 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, các doanh nghiệp đang tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống mạng lưới và hạ tầng nhằm đảm bảo đủ dung lượng, chất lượng phục vụ nhu cầu sử dụng của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 18 bưu cục, 68 điểm bưu điện văn hóa xã và 05 đại lý bưu điện

đa dịch vụ; có 485 trạm phủ sóng thông tin di động mặt đất và 02 trạm điều khiển

thông tin di động.

-Văn hóa thông tin:

Thiết chế văn hóa, công trình thể thao và các công trình phúc lợi xã hội được

quan tâm đầu tư từ ngân sách và xã hội hóa đầu tư: Toàn tỉnh có Sân vận động tỉnh;

6/9 sân vận động ở huyện, thành phố; 643 sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tennis... do các tổ chức, hộ gia đình đầu tư xây dựng.. Kết cấu hạ tầng trung tâm các huyện, xã và cụm xã được đầu tư, mở rộng và ngày càng khang trang.Các công trình

trọng điểm cơ bản hoàn thành, đảm bảo chất lượng.

3.1.2.5. Văn hóa và xã hội

- Công tác xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh triển khai một cách đồng bộ và

đạt được kết quả tương đối cao, góp phần ổn định cuộc sống của người nghèo trên địa bàn tỉnh. Khi mới thành lập lại tỉnh, tỷ lệ hộ đói, nghèo của toàn tỉnh là trên 65%, đến

2005 giảm xuống còn 9,23% (theo chuẩn nghèo năm 2005 là 38,63%). Tỷ lệ hộ nghèo

giảm mạnh từ 33,36% cuối năm 2010 xuống 11,5% vào cuối năm 2015, bình quân mỗi

năm giảm 4,37%; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số/tổng số hộ dân tộc

thiểu số giảm từ 56,5% (năm 2010) xuống còn 19,87% (vào cuối năm 2015). Đời sống

người có công, người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội ngày càng được cải

- Hoạt động văn hóa, nghệ thuật ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng được nâng

lên; ý thức thực hiện nếp sống văn minh của người dân có chuyển biến tích cực. Công tác

quản lý, sưu tầm, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, truyền thống quý báu của

dân tộc thiểu số được tăng cường, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân và

quảng bá hình ảnh địa phương. Phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì và có

tiến bộ.Thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở được đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu

của Nhân dân.Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" phát triển sâu

rộng; số thôn, tổ dân phố, khu dân cư và hộ gia đình được công nhận đạt tiêu chuẩn văn

hóa ngày càng tăng. Tính đến tháng 6 năm 2016, toàn tỉnh có 550/868 khu dân cư văn

hóa; 81.541/118.732 hộ gia đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa[14].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, kĩ thuật gây trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) ở tỉnh kon tum (Trang 36 - 43)