Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm câyBời lời đỏ tại tỉnhKon Tum

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, kĩ thuật gây trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) ở tỉnh kon tum (Trang 47 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2 Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm câyBời lời đỏ tại tỉnhKon Tum

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm: Bời lời là loại cây có thịtrường ổn định tuy nhiên vốn đầu tư khá lớn đối với cơ cấu vốn gia đình nông dân vùng nông thôn tỉnh Kon Tum. Phần lớn người dân địa phương các huyện, thành phố tham gia canh tác cây Bời lời đỏlà người Kinh chiếm tỷ lệ cao trên 80%; vì các hộlà người Kinh tập trung ở các

khu đông dân cư có tích lũy vốn và khảnăng và điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật, thị trường cũng như tổ chức được chuổi khai thác, sơ chế và tiêu thụ sản phầm nhanh về dễdàng hơn các hộđồng bào dân tộc thiểu số.

Nguồn giống được phát triển chính từ hệ thống vườn ươm do người Kinh tổ chức sản xuất và tiêu thụ, thịtrường không chỉở trong tỉnh mà còn các tỉnh lân cận đặc biệt là tỉnh Quảng Trị vốn rất xa so với tỉnh Kon Tum. Do tổ chức sản xuất có hệ thống từ

khâu giống, trồng rừng, chăm sóc và khai thác nên nhóm người Kinh có vai trò khá lớn trong việc trồng, phát triển thịtrường và địa bàn sản xuất sản phẩm tại địa phương.

Người Xê Đăng cư trú tại thành phố Kon Tum và các huyện lân cận như huyện

Kon Rẫy, huyện Đăk Hà chiếm 20% số hộngười dân tộc thiểu số tham gia canh tác và kinh doanh cây Bời lời vì các hộ người Xê Đăng cư trú xen lẫn với cộng đồng người Kinh tại khu đô thị và vùng tập trung dân cư nên chịu ảnh hưởng khá lớn của các nhóm sản xuất người Kinh đến người dân tộc anh em này. Đa sốngười Xê Đăng ở các

xã Đăk Kôi, Đăk TờRe, Đăk Tơ Lung huyện Kon Rẫy, các xã Sa Sơn, Sa Nhơn, Ya

Xiêr huyện Sa Thầy,… mở rộng diện tích trồng Bời lời đỏ trên các loại đất nương rẫy cũ, đất trong vườn hộ hoặc trồng phân tán quanh bờ rào, trồng bao quanh các lô Cao su

của các nông trường,… Tuy nhiên, người dân tộc Xê Đăng chỉ tham gia giai đoạn

trồng và khai thác, sản phẩm thô thu được được bán trực tiếp cho các đầu mối sản xuất và tiêu thụ của người Kinh.

Người dân tộc Ba Na ở các xã thuộc thành phố Kon Tum như xã Đăk Blà, Chư

Hreng, các xã thuộc huyện Kon Rẫy như xã Đăk Kôi, Đăk Ruồng, xã Đăk Tơ Re,…

trồng cây Bời lời đỏ chủ yếu trên diện tích nương rẫy cũ đã hoang hóa, số ít trồng xen trên diện tích trước đây thường trồng sắn. Cũng như người dân tộc Xê Đăng, phần lớn

người Ba Na tham gia vào công đoạn trồng và khai thác Bời lời đỏ, một số hộ tham gia thu mua tại địa bàn rồi bán lại sản phẩm thô cho các đầu mối tiêu thụlà người Kinh.

Ghi nhận đối với một số hộ dân tộc người Gia Rai trên địa bàn huyện Đăk Glei, do trước đây chỉ đi làm thuê hoặc nhận chăn thả gia súc nên diện tích đất của các hộ bỏ

trống, từkhi được hỗ trợ kỹ thuật, phân và giống Bời lời đỏ đã tổ chức trồng với diện tích từ 2 - 3 ha mỗi hộ, người dân tựkhai thác, sơ chế và bán thành phẩm cho các tiểu

Tóm lại, tổ chức canh tác cây Bời Lời được chia thành các giai đoạn sau:

- Giai đoạn thu hái hạt giống, gieo ươm và sản xuất cây giống: chiếm tỉ trọng cao và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cây Bời lời tại tỉnh Kon Tum từ địa phương do người Kinh tổ chức thực hiện.

- Giai đoạn mua cây con và canh tác: Cộng đồng cư dân các dân tộc thiểu số tham

gia giai đoạn mua cây con và canh tác trên diện tích do họ sở hữu và được tìm thấy trên tất cả các loại chân đất như trong vườn hộ, trên nương, rẫy cũ, trồng quanh bờ rào hoặc trồng phân tán. Tỷ trọng đóng góp vào diện tích rừng Bời lời do người Kinh chiếm số lượng lớn do khảnăng tích lũy vốn và khảnăng tổ chức sản xuất bền vững.

- Giai đoạn trồng rừng, khai thác và sản xuất thô: Người các dân tộc thiểu số

đứng đầu là người dân tộc Xê Đăng tại các xã thuộc huyện Kon Rẫy, Sa Thầy, người

Ba Na tại các xã thuộc thành phố Kon Tum, huyện Kon Rẫy và người Gia Rai tại huyện Ngọc Hồi phần lớn tham gia chính vào công đoạn trồng rừng, khai thác và sản xuất thô, sốít người Ba Na có đi thu mua và bán lại cho các tiêu thương hoặc chủ vựa

là người Kinh. Người Kinh và người Xê Đăng, Ba Na , Gia Rai đều có khuynh hướng

khai thác vào năm thứ 3 và giữa các nhóm dân tộc này không có sự khác biệt về thời

gian chăm sóc và khai thác.

- Giai đoạn chế biến, sơ chế và tiêu thụ sản phầm: Thị phần phân khúc chế biến,

sơ chế và tiêu thụ sản phầm được tổ chức do các nhóm chủ vựa người Kinh. Đây chính

là phân khúc có tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh Bời lời đỏ cao nhất.Chính nhóm chủ vựa

đóng vai trò trong việc điều phối đặt hàng và điều chỉnh giá Bời lời đỏ thô trên thị trường địa phương.

Sản phẩm chính của cây Bời lời đỏ là vỏ, được khai thác để làm hương (nhang)

trong các nhà máy sản xuất hương. Ngoài ra gỗ của Bời lời đỏđược bán để làm dăm

chính vì thế giá trị của Bời lời đỏđược nâng cao hơn so với keo lai.

Quá trình khai thác và chế biến sản phẩm phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau, nhiều nơi người dân tự khai thác bán với giá khô, một sốnơi lại bán khoán theo

diện tích cho các thương nhân thu mua. Giá cả thị trường trong tháng 5/2016 qua quá

trình phỏng vấn giao động 1kg khô với giá 17.000đ, giá 1kg tươi từ 7.000 – 8.000đ

phụ thuộc vào vị trí vận chuyển. Gỗ Bời lời đỏ sau khi khai thác được bán với giá

tương đương với giá keo ngoài thịtrường vì vậy tính riêng giá thành 1ha gỗ Bời lời đỏ

cũng đủđể trả các chi phí giống cho người dân.

Tuy nhiên các sản phẩm người dân khai thác trong những năm trở lại đây trữ

lượng cũng như chất lượng vỏkhông được tốt. Nguồn giống người dân tựươm, không

có một phương thức kỹ thuật nào từ quá trình tạo giống, chăm sóc cây con cũng như

hưởng đến giá trị của loài cây này. Trong thực tiễn sản xuất cần có những chính sách hỗ trợđểngười dân nắm rõ hơn những quy trình canh tác có năng suất chất lượng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, kĩ thuật gây trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) ở tỉnh kon tum (Trang 47 - 49)