2.3.2.1. Phương pháp nhân giống bằng chiết gốc cành
- Phương pháp tạo cành: Thử nghiệm đốn ngọn tạo cành chiết đối với cây 1,2,3 tuổi ở vị trí 1/2, 2/3, 3/4 chiều cao thân khí sinh tính từ mặt đất vào đầu mùa sinh trưởng tháng 3 năm 2020. Theo dõi số lượng, đường kính cành chính được sinh ta từ
mắt ngủ trên thân khí sinh.
- Tiêu chuẩn chọn cây mẹ và cành làm giống.
+ Cây mẹ tại các bụi trên 3 năm tuổi sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, không có hoa (Bị khuy).
+ Đường kính cành chiết, giâm hom là cành có đường kính ≥ 1 cm, cành trên
đã tỏa hết lá, mắt ngủ trên đùi gà không bị sâu, thối. Tuổi cành từ 3-15 tháng.
Hình 2.1 Dụng cụ chiết gốc cành Hình 2.2 Chiết gốc cành Tre ngọt
a) Ảnh hưởng của thuốc kích thích
Thí nghiệm chiết cành gốc cành bằng IBA, NAA, IAA ở các nồng độ 500 ppm, 1.500 ppm, 2.000 ppm và đối chứng vào tháng 3 năm 2020, tiến hành theo các bước sau đây:
+ Chặt ngọn cành chiết ở vị trí cách gốc cành 3 lóng. + Bóc toàn bộ phần bẹ mo xung quanh phần gốc cành.
+ Cắt bớt rễ khí sinh ở gốc cành, chiều dài rễđể lại dài 1 cm. .
+ Cưa 4/5 diện tích tiếp xúc giữ mẫu cành với thân cây mẹ theo hướng từ trên ngọn xuống gốc, sau đó cưa một vết nhẹ vuông góc với thân cây mẹ ở phía đối diện với mạch cưa trước nơi sát mép của mấu cành với vòng rễ khí sinh cây mẹ, độ sâu vừa hết lớp bì xanh của cây.
+ Quét dung dịch thuốc kích thích IBA, NAA, IAA theo các nồng độ (500ppm; 1.500ppm; 2.000 ppm) thí nghiệm xung quanh phần gốc cành.
+ Bó bầu bằng đất tầng mặt ở khu vực nghiên cứu có trộn bùn ao hoặc ruộng với rơm băm nhỏ theo tỷ lệ 2 bùn : 1 rơm theo thể tích (hoặc trộn với 20% phân chuồng hoai),
độẩm đất sao cho khi nắm vào không bị rời ra và nắm không ra nước. + Tiến hành thí nghiệm cho 3 lần lặp, mỗi lần lặp 30 cành.
- Thí nghiệm chiết gốc cành sử dụng IBA (indol butiric acid), NAA (naphtalen axetic acid), IAA (Indole acetic acid) và đối chứng không dùng thuốc với 10 công thức. Mỗi công thức 3 lần lặp với 30 cành/1 lần lặp. Thí nghiệm được thực hiện vào tháng 3 năm 2020. Các công thức chiết gốc cành như sau:
Bảng 2.1. Công thức thí nghiệm chiết gốc cành Tre ngọt
Loại thuốc Nồng độ thuốc(%) Công thức TN
NAA 500ppm CT1 1500ppm CT2 2000ppm CT3 IBA 500ppm CT4 1500ppm CT5 2000ppm CT6 IAA 500ppm CT7 1500ppm CT8 2000ppm CT9 Đối chứng 0 CT10
Thu thập số liệu: Từ ngày thứ 3 sau khi chiết gốc cành đến khi tất cả các công thức có gốc cành chiết ra rễ, định kỳ hàng ngày kiểm tra ngẫu nhiên 3 gốc cành chiết để xác
định thời điểm gốc cành chiết bắt đầu ra rễ, công thức nào đã có gốc cành chiết ra rễ không kiểm tra nữa, chỉ kiểm tra công thức chưa có hom ra rễ.
Sau khi chiết 28 ngày chất lượng rễ của các hom cành chiết đảm bảo, bẻđưa về vườn ươm bỏ đất, rửa sạch, đếm và đo chiều dài rễ bằng thước có độ chính xác
đến 1mm.
b) Ảnh hưởng của mùa vụ đến kết quả nhân giống bằng phương pháp chiết gốc cành.
Lặp lại thí nghiệm chiết gốc cành ở vụ thu (tháng 6 năm 2020) đối với loại thuốc tốt nhất (IBA) với các nồng độ nhưđã thí nghiệm ở vụ xuân ở phần trên.
c) Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến kết quả nhân giống bằng phương pháp chiết gốc cành.
Thí nghiệm được thực hiện với 3 công thức sử dụng hỗn hợp vật liệu bó bầu khác nhau:
+ CT1: 68% đất tầng mặt + 2% NPK + 30% rơm dạ băm nhỏ
+ CT2: 80% đất tầng mặt + 20% phân chuồng hoai + CT3: 100% đất tầng mặt
Thí nghiệm được thực hiện vào vụ Hè-Thu (tháng 6 năm 2020) sử dụng cùng loại cành chiết có độ tuổi từ 6-12 tháng, các công thức thí nghiệm đều không sử dụng chất kích thích ra rễ.
Theo dõi định kỳ 7 ngày/lần đến khi có số bầu đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất và số bầu còn lại không còn khả năng ra rễ nữa. Đánh giá số lượng rễ và chất lượng rễ ở mỗi công thức tại thời điểm 28 ngày gốc cành chiết ra rễ đạt chất lượng có thể bẻ xuống
ươm trong vườn ươm (khi rễ chuyển sang màu vàng sẫm).
- Tỷ lệ ra rễ của bầu chiết ở mỗi công thức được xác định bằng cách thống kế
số gốc cành chiết ra rễ trên tổng số gốc cành chiết ở mỗi lần lặp.
- Đánh giá chất lượng rễ trên mỗi bầu chiết ở từng công thức bằng quan sát và
đếm số lượng bầu. Nếu bầu có số lượng rễ bao phủ≥1/2 diện tích mặt bầu được đánh giá là bầu có số lượng rễ nhiều. Nếu bầu có số lượng rễ bao phủ từ 1/3 đến <1/2 diện tích mặt bầu được đánh giá là bầu có số lượng rễ trung bình, nếu bầu có số lượng rễ
<1/3 diện tích mặt bầu được đánh giá là bầu có số lượng rễ thấp. Quan sát đánh giá về độ to, nhỏ và độ dày mỏng của hệ rễ trên mỗi loại bầu đểđánh giá định tính chất lượng rễ của cành chiết.
2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu nhân giống bằng hom gốc cành
- Phương pháp tạo cành, tiêu chuẩn chọn cây mẹ và cành làm giống như phần chiết gốc cành.
- Xử lý nấm: Hom gốc cành được xử lý bằng VibenC 0,03% trong thời gian 15 phút.
a) Ảnh hưởng của thuốc kích thích
Thí nghiệm chiết cành đùi gà bằng IBA, NAA, IAA ở các nồng độ 500 ppm, 1.500 ppm, 2.000 ppm và đối chứng, tiến hành theo các bước sau đây:
+ Chặt ngọn cành chét ở vị trí cách gốc cành 3 lóng (đốt).
+ Cưa cành đùi gà khỏi thân cây mẹ và mang về khu vực thí nghiệm.
+ Bóc toàn bộ phần bẹ mo xung quanh phần gốc cành. Cắt ngắn bớt phần rễ khí sinh xung quanh gốc cành.
+ Nhúng ngập gốc cành của hom gốc cành vào dung dịch IBA, NAA, IAA theo các nồng độ (500ppm, 1.500ppm, 2.000ppm và đối chứng) trong vòng 8 giờ.
+ Tiến hành thí nghiệm cho 3 lần lặp, mỗi lần lặp 30 hom cành.
- Thí nghiệm giâm hom gốc cành sử dụng IBA (indol butiric acid), NAA
(naphtalen axetic acid), IAA (Indole acetic acid) và đối chứng không dùng thuốc với 10 công thức được bố trí theo sơ đồ sau:
CT3 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT8 CT7 CT8 CT9 CT2 CT1 CT1 CT6 CT6 CT5 CT7 CT10 CT9 CT7 CT3 CT1 CT2 CT5 CT4 CT4 CT9 CT8 CT10 CT10
Thuốc NAA Thuốc IBA Thuốc IAA + ĐC
Hình 2.3. Sơđồ bố trí thí nghiệm với phương pháp giâm hom gốc cành
Ghi chú + CT1: NAA500ppm + CT6: IBA2000ppm + CT2: NAA1500ppm + CT7: IAA500ppm + CT3: NAA2000ppm + CT8: IAA1500ppm + CT4: IBA500ppm + CT9: IAA2000ppm + CT5: IBA1500ppm + CT10: Đối chứng
b) Ảnh hưởng của mùa vụ đến kết quả nhân giống bằng phương pháp hom gốc cành.
Thí nghiệm được thực hiện với loại thuốc IBA (loại thuốc tốt nhất) ở 3 nồng độ
500ppm, 1500 ppm, và 2000 ppm trong 8 giờ và công thức đối chứng không sử dụng thuốc. Mỗi công thức thí nghiệm 30 hom gốc cành, lặp lại 3 lần. Thời điểm thí nghiệm
c) Cấy, chăm sóc hom và thu thập số liệu
Hom gốc cành sau khi xử lý thuốc kích thích ra rễđược cấy vào bầu ni lông và chăm sóc như sau:
+ Cấy vào bầu ni lông với hỗn hợp ruột bầu là đất +1% phân NPK. + Dùng nilông phủ kín luống giâm hom.
+ Dùng lưới tán xạ che sáng ởđộ cao 1,5m phía trên luống giâm hom.
+ Tưới phun sương theo hệ thống tưới tựđộng (30 phút tưới 1 lần, mỗi lần 20 giây, hàng ngày tưới từ 7 giờ đến 18 giờ)
- Từ ngày thứ 20 tính từ thời điểm bắt đầu giâm hom hàng ngày kiểm tra ngẫu nhiên mỗi công thức 3 hom để xác định thời gian bắt đầu ra rễ.
Theo dõi kết quảđịnh kỳ 5 ngày 1 lần.
2.3.2.3. Phương pháp nhân giống bằng hom thân
- Chọn cây Tre ngọt thân tròn đều, mắt ngủ không bị thối và phần định giâm hom thân chưa tạo cành.
+ Ngảđổ cây nhẹ nhàng tránh dập mắt ngủ. + Dùng cưa cắt hom thân có từ 1 - 2 mắt ngủ.
+ Xử lý nấm: Hom thân được xử lý bằng VibenC 0,03% trong thời gian 15phút.
a) Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng đến khả năng ra rễ
+ Chất kích thích sinh trưởng: sử dụng các loại thuốc kích thích IBA, NAA,IAA + Nhúng hom thân vào thuốc kích thích ra rễ theo các nồng độ (500ppm, 1.500ppm, 2.000ppm và đối chứng) trong vòng 8 giờ.
+ Tiến hành thí nghiệm cho 3 lần lặp, mỗi lần lặp 30 hom thân.
- Thí nghiệm giâm hom thân sử dụng IBA (indol butiric acid), NAA (naphtalen axetic acid), IAA (Indole acetic acid) và đối chứng không dùng thuốc với 10 công thức được bố trí theo sơ đồ sau:
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT10 CT7 CT8 CT9 CT2 CT1 CT3 CT5 CT6 CT5 CT7 CT10 CT9 CT7 CT3 CT2 CT2 CT6 CT4 CT4 CT9 CT8 CT10 CT8
Thuốc NAA Thuốc IBA Thuốc IAA + ĐC
Ghi chú + CT1: NAA500ppm + CT6: IBA2000ppm + CT2: NAA1500ppm + CT7: IAA500ppm + CT4: IBA500ppm + CT9: IAA2000ppm + CT5: IBA1500ppm + CT10: Đối chứng
b) Ảnh hưởng của tuổi cây đến khả năng ra rễ
Thí nghiệm được thực hiện với 3 công thức: + Công thức 1: hom thân cây tuổi 1
+ Công thức 2: hom thân cây tuổi 2
+ Công thức 3: hom thân tuổi 1 không sử dụng thuốc kích thích.
Thuốc kích thích sử dụng đồng nhất một loại duy nhất có tỷ lệ ra rễ tốt nhất theo kết quả nghiên cứu của mục a (mục 2.3.2.3) là IBA 1500 ppm
c) Ảnh hưởng của mùa vụđến kết quả nhân giống
Lặp lại thí nghiệm chiết gốc cành ở vụ thu (tháng 6 năm 2020) đối với loại thuốc tốt nhất (IBA) với các nồng độ nhưđã thí nghiệm ở vụ xuân ở phần trên.
d) Giâm, chăm sóc hom thân và thu thập số liệu
Hom thân sau khi thực hiện các thí nghiệm thì:
+ Giâm vào luống cát vàng, sao cho cát phủ kín hom thân.. + Dùng nilông phủ kín luống giâm hom.
+ Dùng lưới tán xạ che sáng ởđộ cao 1,5 m phía trên luống giâm hom.
+ Tưới phun sương theo hệ thống tưới tựđộng (30 phút tưới 1 lần, mỗi lần 20 giây, hàng ngày tưới từ 7 giờ đến 18 giờ)
Theo dõi kết quảđịnh kỳ 10 ngày 1 lần.