Tre ngọt là một loại tre bản địa, cho măng ăn ngon làm thực phẩm có thể làm xây dựng và đan lát, do vậy việc có một quy trình kỹ thuật nhân giống vô tính vả sản xuất đại trà loài này là rất cần thiết.
Quá quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài đã xây dựng nên đươc quy trình nhân giống vô tính tối ưu nhất với cây Tre ngọt, hai phương pháp tối ưu nhất có thể áp dụng rộng rãi là chiết gốc cành và giâm hom gốc cành cho hệ số nhân giống cao dễ dàng thực hiện với chi phí thấp, riêng dâm hom thân tre ngọt không cho thấy độ hiệu quả, nên không khuyến khích thực hiện.
Quy trình kỹ thuật nhân giống vô tính cây Tre ngọt bằng chiết gốc cành.
Bước 1: Chọn cây mẹ, cành chiết:
Lựa chọn cây mẹ tại các bụi trên 3 năm tuổi, sinh trưởng phát triển tốt, không xâu bệnh, không bị khuy, Chọn cành chiết từ 3 đến 6tháng tuổi, đường kính cành chiết từ ≥1 cm, cành thứ cấp đã ra lá, mắt ngủ phần gốc cành không bị khô và sâu thối. Không nên đốn ngọn ngả cây khi chiết cành vỉ ảnh hưởng không nhỏ tới cây mẹ do hiệu quả tạo cành không cao.
Bước 2: Chọn thời vụ chiết cành:
Có 2 vụ chính là vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (tháng 6 đến tháng 8).
Bước 3: Chọn loại thuốc kích thích tốt nhất cho chiết gốc cành tre ngọt:
IBA ở tất cả các nồng độđều cho thấy sự vượt trội hơn các loại thuốc khác, đặc biện là IBA1500ppm cho hiểu quả tốt nhất.
Bước 4: Kỹ thuật chiết gốc cành:
Chiết gốc cành bằng sử dụng IBA 1,500 ppm tiến hành theo các bước sau đây: + Chặt ngọn cành chét ở vị trí cách gốc cành 3 lóng;
+ Bóc toàn bộ phần bẹ mo xung quanh phần gốc cành; + Cắt ngắn rễ khí sinh xung quanh gốc cành;
+ Cưa 4/5 diện tích tiếp xúc giữ mẫu cành với thân cây mẹ theo hướng từ trên ngọn xuống gốc, sau đó cưa một vết nhẹ vuông góc với thân cây mẹ ở phía đối diện với mạch cưa trước nơi sát mép của mấu cành với vòng rễ khí sinh cây mẹ, độ sâu vừa hết lớp bì xanh của cây.
+ Quét dung dịch thuốc kích thích IBA 1500ppm; thí nghiệm xung quanh phần gốc cành.
+ Bó bầu bằng đất tầng mặt ở khu vực nghiên cứu có trộn bùn ao hoặc ruộng với rơm băm nhỏ theo tỷ lệ 2 bùn : 1 rơm theo thể tích (hoặc trộn với 20% phân chuồng hoai), độẩm đất sao cho khi nắm vào không bị rời ra và nắm không ra nước. + Thẽo dõi đến khi rễ chuyển sang màu vàng sẫm thì có thể bẻ cành đem giâm, theo nghiên cứu đề tài đã thực hiện thì khoảng 30 ngày.
+ Giâm vào bầu ni lông với hỗn hợp ruột bầu là đất +1% phân NPK. + Dùng lưới tán xạ che sáng ởđộ cao 1,5 m phía trên luống giâm hom.
+ Tháng đầu ngày tưới 1 lần với lượng nước từ 8-10 lít/ m2 mặt luống. Từ tháng thứ 2 trở đi khoảng 2 ngày tưới/ 1 lần lượng nước từ 13-15 lít/ 1 m2 mặt luống.
Sau khi ươm gốc cành chiết được 3 tháng đảo bầu lọc ra những cây chết, cắt bớt cành của cây đã ra cây mới xếp gọn một phía của luống, các cây kém hơn xếp vào một phía nhằm hạn chế cạnh tranh ánh sáng, tăng tỷ lệ cây xuất vườn.
Trên đây là là toàn bộ quy trình tối ưu nhất cho chiết gốc cành tre ngọt cần
được áp dụng vào thực tế để cho hiệu quả nhân giống cao nhất,
Quy trình kỹ thuật nhân giống vô tính cây Tre ngọt bằng giâm hom gốc cành Giâm hom gốc cành và chiết gốc cành nhìn chung có nhiều điểm giống nhau, chỉ
khác nhau ở chỗ chiết gốc cành là ta thao tác trên gốc cành còn gắn trên thân cây mẹ, đến khi ra rễ mới đem về giâm, còn giâm hom gốc cành ta tách luôn gốc cành khỏi cây mẹ rồi
Bước 1: Chọn cây mẹ, chọn gốc cành:
Tương tư nhưđối với chiết gốc cành,
Bước 2: Chọn thời vụ chiết cành:
Vụ xuân cũng là thời điểm phù hợp để giâm hom gốc cành,
Bước 3: Chọn loại thuốc kích thích tốt nhất cho chiết gốc cành tre ngọt:
NAA 500ppm là loại thuốc kích thích cho hiểu quả cao nhất đối với giâm hom gốc cành,
Bước 4: Kỹ thuật giâm hom gốc cành:
Chiết gốc cành bằng sử dụng NAA500 ppm tiến hành theo các bước sau đây: + Chặt ngọn cành chét ở vị trí cách gốc cành 3 lóng,
+ Cưa cành đùi gà khỏi thân cây mẹ và mang về vườn ươm + Bóc toàn bộ phần bẹ mo xung quanh phần gốc cành (đùi gà), + Cắt gọt bớt phần rễ xung quanh gốc cành
+ Nhúng gốc cành của hom gốc cành vào dung dịch NAA500ppm trong vòng 8 tiếng + Giâm vào bầu ni lông với hỗn hợp ruột bầu là đất +1% phân NPK,
+ Dùng lưới tán xạ che sáng ởđộ cao 1,5 m phía trên luống giâm hom,
+ Tháng đầu ngày tưới 1 lần với lượng nước từ 8-10 lít/ m2 mặt luống. Từ tháng thứ 2 trở đi khoảng 2 ngày tưới/ 1 lần lượng nước từ 13-15 lít/ 1 m2 mặt luống.
Sau khi ươm gốc cành chiết được 3 tháng đảo bầu lọc ra những cây chết, cắt bớt cành của cây đã ra cây mới xếp gọn một phía của luống, các cây kém hơn xếp vào một phía nhằm hạn chế cạnh tranh ánh sáng, tăng tỷ lệ cây xuất vườn.
Ưu điểm Chiết gốc cành cho hiệu quả nhân giống tốt hơn giâm hom gốc cành, thời gian từ lúc thực hiện cho đến khi có thểđem cây con đi trồng cũng ngắn hơn, Giâm hom gốc cành có ưu điểm là ít công đoạn hơn, ít sự tỉ mỉ hơn, Tùy vào
điều kiện thực tế mà khuyến khích trong sản xuất có thể linh động sử dụng một trong hai phương pháp nhân giống vô tính cây Tre ngọt này,
Nhân giống vô tính tính Tre ngọt là một giải pháp tuyệt vời để nhân rộng quy mô sản xuất và có thể trồng rừng cả vụ thu và vụ xuân thay vì chỉ trồng được vụ xuân nếu trồng bằng giống hom gốc, bảo tồn gìn giữ nguồn gen tốt của loài này, Việc áp dụng những kết quả nghiên của đề tài vào thực tế sản xuất sẽ giúp bà con giảm thiểu được rủi ro, và chọn được những kỹ thuật tối ưu nhất cho mình đối với nhân giống loài này.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu thí nghiệm, rút ra một số kết luận sau:
- Việc đón ngọn ở vị trí 1/2, 2/3 và 3/4 chiều cao cây tạo ra số cành chính không khác biệt rõ rệt so với không đốn ngọn và không nên áp dụng để tăng số cành chính phục vụ nhân giống Tre ngọt.
- Trong số 3 loại thuốc kích thích ra rễ (IBA, NAA, IAA) sử dụng để nhân giống Tre ngọt bằng phương pháp chiết gốc cành đã xác định được loại thuốc IBA và nồng độ 1500 ppm có tỷ lệ ra rễ, số lượng chồi và chất lượng rễ tốt nhất. Hỗn hợp bầu chiết gốc cành gồm 68% đất tầng mặt + 2% NPK + 30% rơm dạ băm nhỏ là thích hợp nhất để chiết gốc cành Tre ngọt.
- Nhân giống bằng giâm hom gốc cành sử dụng loại thuốc NAA (tỷ lệ ra rễ đạt từ 70-76,7%) và nồng độ 500 ppm trong 8 giờ đạt tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ
tốt nhất đạt trong số 3 loại thuốc và các nồng độ thí nghiệm.
- Thí nghiệm nhân giống bằng giâm hom thân: Hom thân Tre ngọt có tỷ lệ
ra rễ rất thấp và thời gian bắt đầu ra rễ và thời gian kết thúc ra rễ kéo dài, loại thuốc kích thích IBA 1500ppm tỷ lệ ra rễ cao nhất cũng chỉđạt 26,7%. Hom thân tuổi 2 thích hợp cho nhân giống hom thân hơn tuổi 1. Ngoài ra giâm hom thân tre ngọt nhiều công
đoạn phức tạp khuyến cáo không nên giâm hom thân để nhân giống đại trà.
- Trong số 3 phương pháp nhân giống được thí nghiệm nên áp dung nhân giống bằng chiết gốc cành và giâm hom cành (có tỷ lệ ra rễ trên 70%) cho sản xuất
đại trà.
- Thời vụ nhân giống vào vụ xuân cho tỷ lệ ra rễ cao hơn vụ thu ở các thí nghiệm nhân giống bằng chiết gốc cành, hom gốc cành và hom thân.
2.Tồn tại
- Đề tài chưa thí nghiệm đầy đủ thuốc kích thích ở cả 2 vụ, cũng như thời gian ngâm thuốc kích thích khác nhau ở giâm hom gốc cành và giâm hom thân.
3.Kiến nghị
- Cần có thêm các thí nghiệm về các nồng độ thuốc, thời gian ngâm thuốc khác nhau để xác định nồng độ thuốc thích hợp nhất và tối ưu quy trình nhân giống Tre ngọt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Ngọc Bình (2001), Đặc điểm đất trồng rừng tre Luồng và ảnh hưởng của các phương thức trồng rừng đến tre Luồng, Thông tin Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Số 6.
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT. Qui phạm kỹ thuật trồng và khai thác cây Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) (04TCN-21-2000).
3. Trần Nguyên Giảng (1981). Báo cáo kết quảđề tài nghiên cứu “Kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng luồng tập trung có năng suốt cao, chất lượng tốt và bền vững”. Viện khoa học lâm nghiệp - 1981.
4. Đặng Thị Thu Hà, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Anh Duy (2016), "Nghiên cứu kỹ
thuật nhân giống cây Bương lông điện biên (Dendrocalamus giganteus) bằng phương pháp chiết cành", Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (T6/2016),
tr. 272 - 277.
5. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, TP.Hồ Chí Minh 6. Lê Quang Liên (2001), Nhân giống Luồng bằng chiết cành, Thông tin Khoa học
kỹ thuật Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Số 6,
7. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội,
8. Lê Văn Thành (2013), Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây Tre ngọt lấy măng ở
huyện Ba Vì – Hà Nội, Báo cáo khoa học.
9. Nguyễn Thị Tảo (2013), Kỹ thuật gây trồng Tre ngọt (Dendrocalamus aff, Sinicus) tại vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì, Báo cáo đề tài.
10. Nguyễn Văn Thọ (2012), Điều chỉnh phân loại chi Dendrocalamus Nees (họ
Hoa môi: Bambusoideae) ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Trung Quốc.
11. Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Viễn, Ma Thanh Thuyết (2019). Một sốđặc điểm sinh vật học của cây Tre ngọt (Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz) 12. Nguyễn Văn Thọ và cộng sự (2019), Phân tích đa dạng di truyền các quần thể
bắc dự trên chỉ thị phân tử ISSR.Tạp chí Công nghệ Sinh học17(1): 105-114, 2019.
13. Nguyễn Viễn, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Anh Duy (2018) Kiến thức bản địa về
nhân giống, gây trồng, khai thác, bảo quản và sơ chế măng tre ngọt (Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz) Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (T11/2018), tr. 181 – 188.
II. Tiếng Anh
14. Choudhury, D,, J,K, Sahu and G,D, Sharma, 2012, Biochemistry of bitterness in bamboo shoots, Assam Univ, J, Sci, Technol, Phys, Sci, Technol.
15. Chongtham Madho, Singh Bisht Sheena, Haorongbam (2011) Nutritional Properties of Bamboo Shoots: Potential and Prospects for Utilization as a Health Food Department of Botany, Panjab University, India.
16. Rao,A,N and V, Ramanatha Rao (2000), Bamboo, Conservation, diversity, ecogeography, germplasm, resource utilization and taxonomy, IPGRI.
17. China National Bamboo Reaserch Center (2008), Cultivation of Bamboo 18. Fu Maoyi et al (2000), Cultivation and Utilization on Bamboos, China Forestry
Publishing House.
19. China National Bamboo Research Center (2001), Cultivation and Integrated Utilization on Bamboo in China.
20. Razvi, S,, Bakshi, M,, Nautiyal, S,, & Hakeem, K,R, (2015), Seasonal variation on rooting response of branch cutting of Dedrocalamus giganteus Wallich ex Munro, Journal of Bamboo and Rattan, vol, 14, Nos,1-4: 11-25,
21. Razvi, S,, Aziem, S,, Nautiyal, S, & Bakshi, M, (2017), Effect of rooting hormones on adventious root formation of branch cuttings of Dendrocalamus gigantueus
Wallich ex Munro (Giant bamboo) through ex-vitro methods, Plant Archives, Vol, 17, No,1: 483-487,
22. Cusack, V, (1997), Bamboo rediscovered, Earth garden books, Victoria, Australia,
Mass propagation of Dendrocalamus asper by branch cutting, Journal of Tropical Forest Science 30(1): 82-88
24. Singh, S,, Kumar, P, & Ansari, S,A, (2004), A simple method for large-scale propagation of Dendrocalamus asper, Scientia Horticulturae 100: 251-255,
25. Gulabrao, Y,A,, Kaushal, R,, Tewari, S,K,, Tomar, J,M,S, & Chaturvedi, O,P, (2012), Seasonal effect on rooting behaviour of important bamboo species by culm cuttings, Journal of Forestry Research 23(3): 441-445,
26. Ray, S,S, & Ali, M,N, (2016), Factors influencing microprogation of bamboo species using nodal explants: A review, Research Journal of pharmaceutical, biological and chemical sciences 7(5): 2877-2889,
27. Raju, R,I, & Roy, S,K,(2016), Mass propagation of Bambusa bambos (L,) Voss through in vitro culture, Jahangirnagar University Journal of Biological
Sciences 5(2):15-26
28. Ornellas, T,S,, Werner, D,, Holderbaum, D,F,, Scherer, R,F, & Guerra, M,P, (2017), Effects of vitrofural, BAP and meta-Topolin in the in vitro culture of
Dendrocalamus asper, Acta horticulturae 1155: 285-292
29. Munro W, 1868, A Monograph of the Bambusaceae, Transaction of the Linnean Society, 26: 146 - 153,
30. Hooker, J.D. (1897). Flora of British India, vol. 7. L. Reeve & Co. Publishers to the Home, colonial and Indian Goverments, London.
31. Hsueh, C.J & Li, D.Z. 1996. Dendrocalamus Nees. In: Keng, B. & Wang, Z. (ed.), Flora Reipublicae Popularis Sinicae 9: 162-164. Science, Beijing.
32. Li, D. Z. & Stapleton C. 2006. Dendrocalamus Nees. – In: Wu, C. Y. et al. (eds ), Flora of China. Science Press, Beijing, Miss. Bot. Gard. Press 22: 39 - 46.
33. Ohrnberger D, 1999, The bamboos of the world: Annotated nomenclature and literature of the species and higher and lower taxa, Elsvier Science B,V,, Amsterdam, New York, Oxford, Tokyo,
34. Wiswanath, S,, Chethan, K, Srivastava, A,, Joshi, G,, Sowmya, C and Joshi,S,C, (2013), Dendrocalamus brandisii – An ideal bamboo species for domestication in humid tropics, IWST Technical Bulletin No,12, IWST
publication, Bangalore,
35. Tewari, D,N, (1993), A monograph on bamboo, International Book Distributors, Dehra Dun, India.
36. Dransfield, S, & Widjaja, E,A, (1995), Plant Resources of South-East Asia 7: Bamboos, Backhuys Publisher, Leiden.
37. Hsueh, C,J & Li, D,Z, 1996, Dendrocalamus Nees, In: Keng, B, & Wang, Z, (ed,), Flora Reipublicae Popularis Sinicae 9: 162-164, Science, Beijing,
38. Li, D, Z, & Stapleton C, 2006, Dendrocalamus Nees, – In: Wu, C, Y, et al, (eds), Flora of China, Science Press, Beijing, Miss, Bot, Gard, Press 22: 39 - 46,
39. Arinana, Hinsui, J., Ignatius, B., Kronseder, K., Kärkkäinen, J., Pingoud, P. & Sandra, E. (2008). Non Timber Forest Products in Northern Thailand. Sixth University of Helsinki Course on Tropical Forest Ecology and Silviculture, Thailand, 2008.
40. Wang, Y., Zhan, H., Ding, Y., Wang, S., Lin, S. (2016). Variability of Anatomical and Chemical Properties with Age and Height in Dendrocalamus brandisii.
BioResources, volume 11, number 1: 1202-1213.
41. Ruan, Z,Y,, Yang, H,Q,, Tian,B,, Yang,Y,M,, Sun, M,S, (2010), Genetic diversity analysis based on ISSR among six populations of Dendrocalamus brandisii in Yunnan Province,China, Journal of Beijing Forestry University, volume 32, number 2: 46-51.
42. Wiswanath, S., Chethan. K, Srivastava, A., Joshi, G., Sowmya. C and Joshi.S.C. (2013). Dendrocalamus brandisii – An ideal bamboo species for domestication in humid tropics. IWST Technical Bulletin No.12. IWST publication, Bangalore. 43. Dransfield, S. & Widjaja, E.A. (1995). Plant Resources of South-East Asia 7:
Bamboos. Backhuys Publisher, Leiden.
44. Pandey, B,K,, Tripathi, Y,C,, Hararika, P, (2008), A hand book of Propagation Cultivation & Management of Bamboo, Rain Forest Research Institute, Jorhat, India.
PHỤ LỤC
Phụ biểu 01: Phân tích phương sai vềảnh hưởng của đốn ngọn đến tỷ lệ cành chiết tạo ra cây tre ngọt
• Ảnh hưởng đốn ngọn tới tỷ lệ cành chiết tạo ra:
Test of Homogeneity of Variances
socanhtaora
Levene Statistic df1 df2 Sig.
2.285 3 116 .083
ANOVA
socanhtaora
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 1.867 3 .622 1.565 .202
Within Groups 46.133 116 .398
Total 48.000 119
Multiple Comparisons
Dependent Variable: socanhtaora
(I) CTTN (J) CTTN Mean Difference
(I-J)
Std. Error Sig. 95% Confidence Interval
Lower Bound Upper Bound
Bonferroni 1.00 2.00 -.20000 .16283 1.000 -.6371 .2371 3.00 .06667 .16283 1.000 -.3704 .5037 4.00 .13333 .16283 1.000 -.3037 .5704 2.00 1.00 .20000 .16283 1.000 -.2371 .6371 3.00 .26667 .16283 .625 -.1704 .7037 4.00 .33333 .16283 .257 -.1037 .7704 3.00 1.00 -.06667 .16283 1.000 -.5037 .3704 2.00 -.26667 .16283 .625 -.7037 .1704 4.00 .06667 .16283 1.000 -.3704 .5037 4.00 1.00 -.13333 .16283 1.000 -.5704 .3037 2.00 -.33333 .16283 .257 -.7704 .1037 3.00 -.06667 .16283 1.000 -.5037 .3704
socanhtaora
CTTN