Hoạt động 2: Thí nghiệm về cảm giác nóng lạnh.
1. Nhiệt kế:
Tiến hành thí nghiệm hình 56. Hướng dẫn học
sinh cách pha nước cẩn thận để tránh bỏng: cho thêm nước đá vào bình a để có nước lạnh và cho thêm nước nóng vào bình c để có nước ấm.
Dùng tay kiểm tra và trả lời câu C1.
Pha nước vào các bình rồi dùng một tay nhúng vào bình a, một tay nhúng vào bình c, sau một phút thì nhúng cả hai tay vào bình b.
C1: Kết quả thí nghiệm cho thấy: cảm giác của tay không cho phép xác định chính xác mức độ nóng lạnh của nước.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệt kế.
Ôn lại mục đích thí nghiệm hình 45 và 46
- Hãy cho biết chất lỏng dãn nở vì nhiệt như thế nào?
Để chế tạo nhiệt kế người ta lợi dụng tính chất của nước là nó sôi ở 1000C và nước đông thành đá ở 00C, và dựa vào tính chất dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. Giáo viên tóm tắt cách chế tạo nhiệt
kế theo thí nghiệm minh họa hình 57. Giáo viên giới thiệu về nhiệt kế: chất lỏng được dùng làm chất lỏng trong bầu nhiệt kế thường dùng là thủy ngân, ngoài ra, người ta còn thường sử dụng rượu.
Người ta nhúng nhiệt kế vào nước đang sôi, chất lỏng trong ống quản gặp nóng sẽ nở ra: chất lỏng dâng lên trong ống quản, người ta xác định được vạch 1000C.
Nhúng nhiệt kế vào nước đá đang tan, chất lỏng trong ống quản gặp lạnh, co lại. Người ta xác định được vạch 00C.
Chia khoảng cách giữa hai vạch thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 10C (hình 57).
Trả lời câu hỏi:
Yêu cầu quan sát hình 55: một số loại nhiệt kế về các mục sau: GHĐ, ĐCNN và công dụng và thảo luận để trả lời câu hỏi - Cho biết tên của các loại nhiệt kế?
- Cho biết GHĐ và ĐCNN của các nhiệt kế?
- Cho biết công dụng của các nhiệt kế? C3: 1. Nhiệt kế rượu có GHĐ -200C đến 500C, ĐCNN 10C dùng đo nhiệt độ khí quyển. 2. Nhiệt kế ytế có GHĐ 350C đến 420C, ĐCNN 10C dùng đo nhiệt độ cơ thể.
3. Nhiệt kế thủy ngân có GHĐ -300C đến 1300C, ĐCNN 10C dùng đo nhiệt độ trong các thí nghiệm.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về nhiệt giai.
2. Nhiệt giai:
Giáo viên giới thiệu về các nhiệt giai Celsius do Celsius (1701-1744) người Thụy Điển đề nghị năm 1742 và nhiệt giai Fahrenheit do nhà Vật lý người Đức Fahrenheit (1686- 1736) đề nghị trước đó (1714) và cách chuyển đổi nhiệt độ giữa hai nhiệt giai này.
- Vào năm 1742, Celsius đề nghị chia khoảng cách giữa nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ nước đang sôi thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần là 1 độ, kí hiệu là 10C. Chữ C ở đây là chữ cái đầu tiên của nhà bác học người Thụy điển Celsius.
Trong nhiệt giai này, những nhiệt độ Hình 57
thấp hơn 00C gọi là nhiệt độ âm, ví dụ -200C.
- Trước đó, năm 1714 nhà vật lý người Đức Fehrenheit đề nghị nhiệt giai mang tên ông, trong nhiệt giai này nước đá đang tan ở 320F, và nước sôi ở 2120F.
Trong Vật lý người ta dùng nhiệt giai Kelvin (K), 1K tương đương 10C, và 00C tương ứng với 273K.
Ví dụ: 270C=00C+270C=273K+27= 300K Giáo viên giới thiệu các chuyển đổi
nhiệt độ như SGK và yêu cầu học sinh vận dụng tính xem 200C ứng với bao nhiêu 0F.
Ta tính được 10C=1,80F. Vậy 200C= 00C+200C
=320F+ (20*1.8)0F=680F. Ghi nhớ: