Chất khi nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn

Một phần của tài liệu GA Lí lớp 6 hay (Trang 66 - 68)

chất rắn.

3. Rút ra kết luận:

Từ các hoạt động trên yêu cầu học sinh rút ra kết luận theo hướng dẫn câu C6: điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

a. Thể tích khí trong bình tăng khi nóng lên.

b. Thể tích khí trong bình giảm khi lạnh đi.

c. Chất rắn nở ra vì nhiệt ít nhất, chất khí nở ra vì nhiệt nhiều nhất.

Cho học sinh đọc và ghi vào vở nội dung phần Ghi nhớ trong SGK.

- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lạikhi lạnh đi. khi lạnh đi.

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệtgiống nhau. giống nhau.

- Chất khi nở vì nhiệt nhiều hơn chấtlỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

4. Vận dụng:

Trong phần vận dụng, giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK thay cho phần củng cố.

- Câu C8: hướng dẫn học sinh tính trọng lượng riêng của không khí lạnh và không khí nóng, so sánh kết quả và rút ra nhận xét.

Khi thả quả bóng bị bẹp vào nước nóng, chất khí trong quả bóng bị nóng nên nở ra làm quả bóng phồng lên.

Theo công thức tính trọng lượng riêng ta thấy: không khí nóng có trọng lượng riêng nhỏ hơn không khí lạnh nên nó nhẹ hơn không khí lạnh.

Dụng cụ đo độ nóng lạnh đầu tiên do Galille (1564-1642) sáng chế, nó gồm một bình cầu có gắn một ống thủy tinh. Hơ nóng bình rồi nhúng đầu ống thủy tinh vào một bình đựng nước. Khi bình nguội đi, nước dâng lên ống thủy tinh. Bây giờ, dựa theo mức nuớc trong ống thủy tinh người ta biết thời tiết nóng hay lạnh. Hãy giải thích tại sao?

- Khi thời tiết nóng lên, không khi trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra đẩy mức nước xuống dưới. Khi thời tiết lạnh đi, không khí trong bình cầu cũng lạnh đi, co lại, do đó, mức nuớc trong ống thủy tinh dâng lên. Nếu gắn vào ống thủy tinh một băng giấy có vạch chia thì có thể biết được lúc nào mức nuớc hạ xuống, lúc nào mức nước dâng lên, nghĩa là khi nào trời nóng khi nào trời lạnh.

Củng cố

Cho biết quy luật nở vì nhiệt của chất khí.

Hãy chứng minh các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt giống nhau.

Dặn dò

CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT

Ngày 21-11-1783 hai anh em kỹ sư người Pháp Mônggônphiê (Montgolfier) nhờ dùng không khí nóng làm cho quả khí cầu đầu tiên của loài người bay lên không trung.

Bảng 1

Chất khí Chất lỏng Chất rắn

Không khí : 183cm3 Rượu : 58cm3 Nhôm : 3,54cm3

Hơi nước : 183cm3 Dầu hỏa : 55 cm3 Đồng : 3,55cm3

Khí oxy : 183cm3 Thủy ngân : 9 cm3 Sắt : 1,80 cm3

Tiết 24

BÀI HAI MƯƠI MỐT

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. MỤC TIÊU

1. Nhận biết được sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn. Tìm được ví dụ về hiện tượng này. Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép.

2. Giải thích một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt. 3. Mô tả và giải thích được các hình vẽ 52,53 và 55.

II. CHUẨN BỊ

Một băng kép và giá để lắp băng kép, một đèn cồn.

Bộ dụng cụ thí nghiệm về lực xuất hiện do sự co dãn vì nhiệt.

Một phần của tài liệu GA Lí lớp 6 hay (Trang 66 - 68)