3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1.3. Ưu và nhược điểm của hệ thống chưng cất tinh dầu truyền thống
Lò chưng cất hơi nước truyền thống thường sử dụng nồi đun có dung tích từ
100-500 lít; tỷ lệ nguyên liệu và nước là 2/3; nhiệt độ đun đến sôi (1000C); thời gian
đun mỗi mẻ từ 5-8 giờ.
Tỷ lệ thu hồi hỗn hợp dung dịch dầu thực vật so với nguyên liệu nấu là:
- Với thân, lá sả các giống và thời vụ thu hoạch khác nhau: 2000 ml/200 - 300 kg. - Với cành, lá cây tràm gió của các giống và thời vụ thu hoạch khác nhau: 1500 ml/200 - 300 kg.
a. Ưu điểm:
- Sau quá trình khảo sát thực tế, hệ thống chưng cất tinh dầu truyền thống có
- Có thể tận dụng nguồn củi sẵn có, giá thành rẻ và quan trọng hơn hết là có thể
tận dụng lá cây, xác lá sả sau khi chưng cất tiết kiệm chi phí. b. Nhược điểm
- Thời gian chưng cất tinh dầu lâu (trung bình 5 đến 6 giờ/mẻ), nhiệt truyền đến
lò không ổn định, phụ thuộc vào nguồn củi cấp vào lò và thời tiết mưa gió.
- Tổn thất nhiệt lớn, do hầu hết các lò không kín dẫn đến thất thoát nhiệt làm giảm lượng nhiệt truyền đến lò chưng cất.
- Độ tinh khiết của tinh dầu sau chưng cất không cao; có lẫn tạp chất nên cần
phải có quá trình gia công hoàn thiện sản phẩm, một phần lượng tinh dầu bị biến tính,
bão hòa với nước trong quá trình bay hơi làm giảm hiệu suất chưng cất.
- Tốn nhiều nhân công chuẩn bị, nhân công cho củi vào lò và phải theo dõi kiểm
soát nguồn nhiệt trong quá trình chưng cất.
- Xả khí COxra ngoài môi trường làm tăng hiệu ứng nhà kính.
- Thiết bị trao đổi nhiệt có hiệu suất thấp. Ban đầu làm mát và ngưng tụ nhanh
do nhiệt độ trong bể nước làm mát thấp (ở nhiệt độ môi trường). Tuy nhiên sau một
thời gian trao đổi nhiệt, nhiệt độ trong bể nước làm mát tích lũy nhiệt độ và tăng dần đến nhiệt độ bay hơi làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt(nước trong bể không tuần hoàn nên tản nhiệt kém hơn so với dòng nước tuần hoàn).