Bài h ọc kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch và đề xuất giải pháp hoàn thành kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện minh hóa, tỉnh quảng bình (Trang 83)

C ỨU

3.3.3. Bài h ọc kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ

Đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, việc

quy hoạch phải thực hiện tốt các bước theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013

và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013, đặc biệt là việc lấy ý kiến của nhân dân, và các ban ngành, các địa phương.

Phát huy dân chủ rộng rãi, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, huy

động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Kinh tế, xã hội phát triển rất nhanh do yêu cầu đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp

hóa, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất nên nhu cầu sử dụng đất tăng cao và rất

đa dạng, làm tăng giá trị của đất đòi hỏi công tác quản lý đất đai nói chung, quy hoạch

nói riêng phải hoàn chỉnh về lực lượng cũng như cơ chế, chính sách mới phù hợp để có

thể quản lý tốt theo quy hoạch và đúng pháp luật.

Thu hút đầu tư vào các thế mạnh của huyện, tạo cơ chế thuận lợi để các nhà đầu tư khi thuê đất sẽ đầu tư nhanh và đúng mục đích sử dụng đất, góp phần phát triển

kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Khi xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất, ngoài nhu cầu của các cấp,

ngành và địa phương cùng các định hướng khác thì cần phải nghiên cứu kĩ biến động

sử dụng đất qua các giai đoạn để có luận chứng phù hợp đồng thời sử dụng các cơ sở

toán học để dự báo các loại hình sử dụng đất trong tương lai nhằm có định hướng tốt

hơn cho việc thực hiện các phương án.

3.4. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THÀNH CÁC CHỈ TIÊU ĐỀ RA 3.4.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2018 - 2020

3.4.1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Phấn đấu trong giai đoạn 2018 - 2020 tổng giá trị sản xuất hàng năm của huyện tăng bình quân 12,9 %/năm, đến năm 2020 đạt 1.245,6 tỷđồng;

Giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng tăng bình quân hàng năm 13%;

Giá trị sản xuất thương mại- dịch vụ- du lịchtăng bình quân hàng năm 17,3%; Đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của huyện có tỷ trọng như sau:

- Nông nghiệp-lâm nghiệp-thủy sản chiếm 41,98%;

- Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 32,39%; - Thương mại- dịch vụ-du lịch chiếm 25,63%;

Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 17,5 triệu đồng/năm; Tổng mức đầu tư toàn xã hội trên 900 tỷ đồng;

Thu cân đối ngân sách trên địa bàn đạt 27- 30 tỷ đồng; Tổng sản lượng lương thực đến năm 2020 là 11.600 tấn.

(Nguồn: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XIX trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX nhiệm kỳ 2015- 2020 và Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế- xã hội huyện Minh Hóa đến năm 2020)

3.4.1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế

a) Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản

Tiếp tục thực hiện tốt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đưa sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển hướng sản xuất hàng hóa, sử dụng tối đa diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hiện có vào sản xuất. Phấn đấu

tốc độ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp (tính theo giá cố định 2010) giai đoạn 2018 -

2020 đạt 9,62%. Lương thực bình quân đầungười 270 kg/người vào năm 2020. Phát triển trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao theo quy hoạch, nhân rộng trồng một số cây ăn quả, rau các loại. Đẩy mạnh trồng rừng tập trung. Đối với rừng khoanh nuôi,

thực hiện chủ trương lấy ngắn nuôi dài theo hướng trồng các loại cây lấy gỗ kết hợp

trồng dặm các loài cây song, mây, dược liệu, củ mài, tre lấy măng... Khai thác hợp lý

tài nguyên rừng, chuyển đổi các diện tích rừng nghèo kiệt sang trồng cao su, hồ tiêu.

Phấn đấu đến năm 2020, diện tích cây cao su đạt 2.000 ha; cây hồ tiêu đạt 180 ha. Diện tích rừng sản xuất ổn định 54.588,38 ha vào năm 2020; diện tích rừng phòng hộ ổn định 34.932,37 ha vào năm 2020; diện tích rừng đặc dụng ổn định 30.570,01 ha vào năm 2020; tỷ lệ độ che phủđạt 79% vào năm 2020.

Phát triển thủy sản theo hướng đa dạng hình thức nuôi và đối tượng nuôi, tận

dụng ao hồ, mặt nước sông suối để nuôi theo hình thức hộ gia đình, tập thể để giải

quyết một phần nhu cầu trên địa phương, ưu tiên các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt 200 tấn vào năm 2020.

b) Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh và khu vực. Sử dụng tốt cơ sở vật chất hiện có, khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên và lợi thế của địa phương để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, tập trung vào các lĩnh

vực: công nghiệp khai khoáng (đá xây dựng các loại), sản xuất vật liệu xây dựng

(gạch ngói các loại), công nghiệp chế biến (nông, lâm sản), xây dựng các ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống gắn với tìm kiếm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Phấn đấu tốc độ tăng bình quân (giá cố định năm 2010) giai

đoạn 2016 - 2020 là 16,24%/năm. Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu vào năm 2020 như sau: đá hộc xây dựng 200.000 m3; đá dăm các loại 100.000 m3; cát sạn

5.000 m3; gạch nung 5 triệu viên.

c) Khu vực kinh tế, thương mại và dịch vụ

Kết nối khu dịch vụ cửa khẩu quốc tế Cha Lo, Bãi Dinh, ngã ba Khe Ve... xây dựng điểm cung cấp dịch vụ phục vụ vận tải, du lịch. Tập trung phát triểm mạng lưới thương mại ở các trung tâm cụm, xã và các chợ xã, khuyến khích phát

triển các quầy bách hóa tổng hợp, vật tư nông nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, mở rộng thị trường phối hợp tiêu thụ các sản phẩm từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Chú trọng phát triển du lịch, khai thác có hiệu quả du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, du lịch cộng đồng.

Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 17,3%/năm, đến năm 2020 đạt khoảng 486,1 tỷ đồng.

3.4.1.3. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Phát triển dân số với cơ cấu hợp lý, tiếp tục đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia

đình. Phấn đấu trong thời kỳ 2018 -2020 giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm

10,2%. Dự kiến dân số năm 2020 của huyện đạt khoảng 52.900 người.

Đến năm 2020, dân số trong độ tuổi lao động là 35.700 người, chiếm tỷ trọng 67,49% dân số. Tổng số lao động trong các ngành kinh tế năm 2020 là 34.000 người; trong đó lao động được đào tạo là 1.000 người. Tỷ lệ chưa có việc làm ổn định còn

4,76%. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng lao động từ 25% năm 2015 lên

35% vào năm 2020. Bảo đảm nguồn lao động có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương.

Dự kiến đến năm 2020, thu nhập quân đầu người đạt 17,5 triệu đồng.

3.4.1.4. Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Xây dựng đô thị mới văn minh, hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương. Phát triển đô thị gắn với sự phát triển hài hòa giữa kinh tế,

môi trường và xã hội, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân.

Từng bước quy hoạch các khu dân cư theo tiêu chí phù hợp với Bộ tiêu chí Quốc

gia về nông thôn mới (Quyết định số 491/QĐ-TTG)

3.4.1.5. Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

a) Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Giao thông: Phát triển mạng lưới giao thông nhằm phục vụ lưu thông hàng hóa

và nhu cầu đi lại của nhân dân, phục vụ cho các chương trình và lĩnh vực phát triển

kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Khai thác có hiệu quả tuyến đường xuyên Á và tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua huyện, xây dựng và cải tạo các

tuyến đường nội thị Quy Đạt, đường liên vùng. Tập trung nguồn lực để xây dựng đường giao thông cho các bản thuộc 2 xã Dân Hóa và Trọng Hóa tạo điều kiện cho

dân bản đi lại thuận tiện hơn. Thực hiện tốt phương châm nhà nước và nhân dân cùng

làm để kiên cố hóa toàn bộ đường giao thông liên xã, liên thôn.

- Thuỷ lợi: Tiếp tục đầu tư bảo vệ, khai thác có hiệu quả các nguồn nước, xây

dựng các công trình hồ chứa đập dâng, trạm bơm nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho sản

xuất nông nghiệp, cấp nước cho sản xuất và nước sinh hoạt cho nhân dân. Đưa diện tích được tưới lên 950 ha và ổn định đến năm 2020. Đảm bảo tỷ lệ diện tích được tưới

chủ động cho lúa và nuôi thủy sản từ 95% năm 2016 lên 100% vào năm 2020 so với

diện tích gieo trồng.

- Thông tin truyền thông: Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống phát thanh,

truyền hình trên địa bàn theo quy hoạch. Cải tạo, nâng cấp hệ thống bưu cục, điểm

giao dịch đảm bảo cung cấp đa dịch vụ bưu chính, viễn thông, báo chí. Mở rộng mạng

chuyển mạch và truyền dẫn tại Quy Đạt, Cha Lo, Trung Hóa. Lắp đặt mới tổng đài tại

Bãi Dinh - Dân Hóa. Phát triển hạ tầng và mạng lưới cung cấp dịch vụ internet, IPTV

đến tận các thôn, bản, các cụm dân cư vùng sâu, vùng xa. Xây dựng mới các tuyến

cống, bể ngầm phù hợp đảm bảo việc sử dụng chung giữa các doanh nghiệp. Thực

hiện việc ngầm hóa toàn bộ các tuyến cáp viễn thông, truyền hình tại thị trấn Quy Đạt

và khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo.

- Hạ tầng phòng tránh thiên tai: Tiếp tục kiên cố và nâng cấp hệ thống đê điều, đập dâng, hồ chứa và xây dựng thêm một số hồ đập mới để vừa bảo đảm nguồn nước tưới cho cây trồng, cho sản xuất và sinh hoạt. Nghiên cứu triển khai dự án Tích hợp

giải pháp thoát ngầm để khắc phục tình trạng lũ lụt xã Tân Hóa và một số xã phụ cận

- Nước sạch: Quan tâm đầu tư, xây dựng hệ thống cấpnước sạch sinh hoạt nông

thôn. Phấn đấu đến năm 2020 có 80% dân cư trong huyện được dùng nước sạch hợp

vệ sinh. Triển khai xây dựng hệ thống nước sinh hoạt tại trung tâm huyện lỵ và các xã phụ cận.

- Bưu chính viễn thông: Đến năm 2020 có 100% số xã, thịtrấn có điểm phục vụ bưu chính, chuyển phát, 100% xã, thị trấn có điểm truy cập internet, thuê bao cố định và di động đạt 80% trở lên.

b) Chỉ tiêu phát triển cơ sở về hạ tầng xã hội

- Giáo dục, đào tạo: Thực hiện đa dạng hóa các loại hình giáo dục và đào tạo nhằm

tăng nguồn nhân lực, mở rộng quy mô và tăng cơ hội học tập cho mọi người. Thực hiện

chủ trương xã hội hóa giáo dục nhằm khai thác mọi tiềm năng của toàn xã hội tham gia

phát triển giáo dục và đào tạo. Tiếp tục củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng

độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, quan tâm hơn

nữa giáo dục mầm non, giáo dục khuyết tật và giáo dục con em vùng đồng bào dân tộc.

Duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập

tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2.

Ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới dạy nghề, tạo điều kiện để các cơ sở dạy

nghề của huyện phối hợp với các cơ sở đào tạo trong nước liên kết đào tạo, nâng cao

trình độ đào tạo cho người lao động trong huyện. Đến năm 2020 có 60% thanh, thiếu

niên đến tuổi lao động được đào tạo nghề.

- Y tế và chăm sóc sức khỏe: Nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức

khỏe nhân dân, trên cơ sở từng bước hiện đại hóa trang thiết bị y tế. Tăng cường chăm

sóc sức khỏe tại cộng đồng, các trạm y tế xã và tại gia đình. Thực hiện có hiệu quả

công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, phấn đấu mức sinh giảm, giảm tỷ lệ sinh con

thứ 3 trở lên. Đến năm 2020 tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng 100%; Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng 100%.

- Văn hóa: Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc; hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, xây dựng và phát triển các điểm du lịch, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, các điểm văn hóa tâm linh... trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Chú trọng công tác sưu tầm, nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, bảo tồn phát triển bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số, duy trì và phát huy Tuần lễ văn hóa, thể thao, du lịch và Lễ hội văn hóa Rằm tháng Ba.

Nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với phong trào Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa, thể thao phát triển.

Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng các loại hình hoạt động của lĩnh vực truyền thanh -truyền hình, thông tin, truyền thông, phát triển viễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch và đề xuất giải pháp hoàn thành kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện minh hóa, tỉnh quảng bình (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)