3.3.2.1.Thí nghiệm 1: Điều tra thành phần sâu hại cây Trà hoa vàng tại Huyện Ba chẽ, Tỉnh Quảng Ninh.
Phương pháp điều tra
Việc điều tra được tiến hành theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997), Quy chuẩn Quốc gia QCVN-01-38:2010/BNNPTNT ngày 12/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều tra và phát hiện dịch hại trên cây trồng, QCVN08927:2013/BNNPTNT và QCVN9228:2013/BNNPTNT dùng cho điều tra cây lâm nghiệp.
Theo dõi vườn Trà hoa vàng 3 năm tuổi. Chọn 5 điểm chéo góc mỗi điểm chọn 2 cây trong vườn để điều tra, 30 ngày theo dõi 1 lần. Trong quá trình điều tra tiến hành quan sát, ghi chép các tập tính, hoạt động sống của các loài sâu hại sau đó thu thập riêng rẽ từng đối tượng cho vào hộp nuôi sâu hay túi thu mẫu đã chứa hóa chất loại trừ độ ẩm và ghi đầy đủ các thông tin cần thiết như cây kí chủ, vị trí bị hại, triệu chứng cây bị hại, ngày thu mẫu, người thu mẫu cho vào thùng mát có chứa đá gel mang về phòng thí nghiệm.
- Đối với sâu hại
+ Nhìn bằng mắt: Quan sát chung toàn bộ cây để phát hiện những dấu vết hoặc triệu chứng bị hại như: héo ngọn, héo cành, lá có vết hại hoặc biến dạng, thân cây có lỗ đục....
+ Thu thập côn trùng phát hiện thấy trên cây hoặc đục thân, cuốn trong lá... Cần chú ý thu thập đầy đủ các giai đoạn phát dục của sâu (trứng, ấu trùng, nhộng và côn trùng trưởng thành). Đối với những sâu hại chưa xác định tên thì cần thu thập mẫu sống để nuôi đến trưởng thành giúp cho việc xác định loại
21
+ Vợt những côn trùng biết bay.
+ Thu thập những cây có hiện tượng không bình thường, như sinh trưởng còi cọc, vàng héo,... mà không thấy nguyên nhân trên mặt đất thì cần đào xuống dưới đất để quan sát ở phần rễ.
+ Vạch hoa, búp để thu thập côn trùng. - Phương pháp đánh giá tần suất xuất hiện: Quan sát, ghi chép và đánh giá:
Nếu tần suất bắt gặp <5% : + Nếu tần suất bắt gặp 5 - 25% : ++ Nếu tần suất bắt gặp 26 - 50% : +++ Nếu tần suất bắt gặp >50% : ++++
3.3.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu cuốn lá hại cây Trà hoa vàng được thực hiện ở phòng thí nghiệm tại Viện Bảo vệ thực vật.
Chuẩn bị cây Trà hoa vàng làm thức ăn nuôi sâu
Cây Trà hoa vàng được trồng trong nhà lưới hoặc chậu thí nghiệm để làm thức ăn nuôi sâu, tùy thuộc vào đặc điểm gây hại của loài mà tuổi cây được lựa chọn, cây làm thức ăn đảm bảo sạch không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và cây được trồng liên tục sao cho nguồn thức ăn luôn dồi dào. Hoặc nguồn thức ăn có thể thu trực tiếp từ ngoài tự nhiên, cũng đảm bảo các điều kiện về sinh đảm bảo đủ tiêu chuẩn thức ăn nuôi sâu.
Chuẩn bị nguồn sâu hại làm thí nghiệm
Tiến hành thu thập lượng lớn sâu hại chính từ ngoài đồng về phòng thí nghiệm, sao cho sâu càng tuổi lớn càng tốt. Sau khi có nguồn sâu tiến hành nuôi cá thể hoặc tập thể trong nhà lưới và phòng thí nghiệm để thu nhộng sâu non. Hàng ngày, theo dõi tiến độ phát dục của sâu để thu trưởng thành và ghép cặp. Khi có trứng tiến hành thu trứng phục vụ việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái của loài.
22
Tiến hành thí nghiệm
Sâu hại đươc nuôi ở 2 mức nhiệt độ là 25 và 30ºC, độ ẩm 80%. Số cá thể theo dõi 120 - 150 cá thể. Nguồn thức ăn để nuôi sinh học các loài sâu phụ thuộc vào tập tính và bộ phận gây hại của từng loài. Thức ăn được đặt vào trong hộp petri hoặc hộp nhựa có bông giữ ẩm. Dùng bút lông nhẹ nhàng bắt từng cá thể sâu mới nở, chuyển vào các hộp có chứa thức ăn. Hàng ngày, vào những giờ nhất định theo dõi tập tính hoạt động, quá trình lột xác chuyển tuổi và bổ sung thức ăn cho sâu vào một giờ nhất định.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Quan sát tập tính hoạt động sống của các pha phát triển của sâu hại chính. + Thời gian phát triển các pha, tuổi sâu, thời gian đời, vòng đời, khả năng đẻ của sâu qua các ngày và tuổi thọ của trưởng thành. Thời gian phát triển các pha và vòng đời được tính theo công thức:
X= S N ni Xi . Trong đó:
Xi: Thời gian phát triển của cá thể thứ i (ngày); ni: Số cá thể có thời gian như cá thể thứ i; N: Số cá thể theo dõi;
S: Độ lệch chuẩn. + Khả năng sinh sản:
Số trứng đẻ ra (trứng/trưởng thành cái)
Tỷ lệ nở (số ấu trùng nở ra/tổng số trứng theo dõi)
3.3.2.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển của sâu cuốn lá hại cây Trà hoa vàng.
23
Ghi ghép vào bảng theo dõi. Từ đó tìm ra quy luật phát sinh và phát triển của sâu cuốn lá hại Trà hoa vàng.
Đối với nhóm sâu ăn lá
+ Điều tra ổ trứng: đếm toàn bộ số ổ trứng có trong các ô điều tra để xác định mật độ ổ trứng:
Mật độ ổ trứng (ổ/m2) = Số trứng/ổ trứng điều tra được Số diện tích điều tra (m2)
+ Điều tra ấu trùng: thu thập và đếm toàn bố số sâu non bắt gặp được trong các ô điều tra để xác định mật độ:
Mật độ sâu non (con/cây) = Tổng số sâu non điều tra được Tổng số cây điều tra
Mật độ sâu non (con/m2) = Mật độ sâu non (con/cây) Tổng số cây/m2
3.3.2.4. Thí nghiệm 4: Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc sinh học trong phòng chống sâu cuốn lá hại Trà hoa vàng tại Ba Chẽ.
Nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học, thuốc có nguồn gốc sinh học trong phòng chống sinh vật hại. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm có số lượng cây là 30 cây. Theo dõi theo 5 điểm đường chéo góc mỗi góc theo dõi 2 để điều tra. Phun ngày 8 tháng 8 năm 2019.
Thí nghiệm bao gồm các công thức như sau:
Công thức 1: Azadirachtin (Golmec 20EC, do Công ty CP Công nghệ cao Thuốc BVTV USA), nồng độ 0.05%, lượng nước phun 400-600lit/ha
Công thức 2: Bacillus thuringiensis (Comazol 16WP, Công ty CP Nicotex), nồng độ 0.25%, lượng nước phun 400-600l/ha.
24
Công thức 3: Garlic Juice (Bralic Tỏi-Tỏi 10S, nhập khẩu và phân phối bởi Công ty TNHH Ngân Anh), nồng độ 0,015-0,02%, lượng nước phun 400- 600lit/ha.
Công thức 4: Abamectin (Tervigo 020SC, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam) nồng độ 0,5- 1%, lượng nước phun 400-600l/ha.
Công thức 5: Phun nuớc lã (đối chứng). Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Nhắc lại 1 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 Nhắc lại 2 CT3 CT5 CT1 CT2 CT4 Nhắc lại 3 CT2 CT4 CT3 CT5 CT1
Chỉ tiêu theo dõi: mật độ sâu hại ở trước và sau xử lý 1, 3, 5, 7 và 14 ngày- Hiệu lực của thuốc trừ sâu được tính theo công thức Henderson-Tiltton. 100 1 a b b a C T C T E
Trong đó: E: hiệu lực của thuốc tính bằng %; Ta: Số cá thể sâusống ở ô thí nghiệm sau xử lý; Tb: Số cá thể sâu sống ở ô thí nghiệm trước xử lý; Ca: Số cá thể sâu sống ở ô đối chứng sau xử lý; Cb: Số cá thể sâu sống ở ô đối chứng trước xử lý.
3.3.2.5. Thí nghiệm 5: Đánh giá hiệu lực của thuốc hóa học trong phòng chống sâu cuốn lá hại trà hoa vàng tại Ba Chẽ
Nghiên cứu thuốc có nguồn gốc hóa học trong phòng chống sinh vật hại.. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại,
25
mỗi ô thí nghiệm có số lượng cây là 30 cây. Theo dõi theo 5 điểm đường chéo góc mỗi góc theo dõi 2 để điều tra. Phun ngày 9 tháng 8 năm 2019.
Thí nghiệm bao gồm các công thức như sau:
Công thức 1: Clothianidin (Dantotsu 16SG, do Công ty TNHH Hóa Chất Sumitomo Việt Nam), nồng độ: 0.022 - 0.031%.
Công thức 2: Dinotefuran (Oshin 100SL, do Mitsui Chemcalsagpo Nhật Bản), nồng độ: 0.75%, lượng nước phun 400 lít/ha.
Công thức 3: Propagite (Comite 73EC, sản phẩm của Chemtura Corporation, USA), nồng độ 0,095%, lượng nước nước phun 400- 670 lít/ha.
Công thức 4: Hexythiazox (Nissorun 5EC, Nippon Soda Co.,Ltd Nhật Bản), nồng độ: 0.1%, lượng nước phun 400 - 600 lít/ha.
Công thức 5: Phun nước lã (Đối chứng). Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Nhắc lại 1 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 Nhắc lại 2 CT3 CT5 CT1 CT2 CT4 Nhắc lại 3 CT2 CT4 CT3 CT5 CT1
Chỉ tiêu theo dõi: mật độ sâu hại ở trước và sau xử lý 1, 3, 5, 7 và 14 ngày- Hiệu lực của thuốc trừ sâu được tính theo công thức Henderson-Tiltton
100 1 a b b a C T C T E
Trong đó: E: hiệu lực của thuốc tính bằng %; Ta: Số cá thể sâusống ở ô thí nghiệm sau xử lý; Tb: Số cá thể sâu sống ở ô thí nghiệm trước xử lý;Ca: Số cá thể sâu sống ở ô đối chứng sau xử lý; Cb: Số cá thể sâu sống ở ô đối chứng trước xử lý.
26
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu:
Các số liệu thu được từ đồng ruộng được tính toán trên EXCEL và xử lý bằng phần mềm SAS
27
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU