Nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu cuốn lá (Cacoecia eucroca) hại trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá hại trà hoa vàng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 36)

trên cây Trà hoa vàng thực hiện ở phòng thí nghiệm tại Viện bảo vệ thực vật. 4.2.1. Thời gian phát dục và vòng đời của sâu cuốn lá hại cây Trà hoa vàng.

Sâu trưởng thành cuốn lá hại trà hoa vàng có cánh nhỏ giống hình chữ nhật rìa cánh có lông dài, cánh trước màu nâu có một vùng hình tam giác màu vàng. Thân dài 5-7 mm, cánh dài 10-12 mm. Sâu non nở ra chui vào lớp biểu bì lá, sau 5-6 ngày sâu di chuyển đến gần mép lá và cuốn thành tổ nhỏ để ẩn nấp, gặm phần chất xanh hoặc ăn khuyết lá trà. Nhộng sâu cuốn lá có màu nâu

29

Bảng 4.2. Thời gian phát dục và vòng đời của sâu cuốn lá (ngày)

Pha phát dục

Điều kiện phòng thí nghiệm (25-30oC; RH 65-75%) Min Max TB ± SE Trứng 4 6 5,3 ± 0,15 Sâu non 13 17 13,7 ± 0,37 Nhộng 6 8 7,6 ± 0,25 Trưởng thành 5 7 6,4 ± 0,21 Vòng đời 28 38 35,8 ± 0,15

Theo dõi thời gian phát dục, vòng đời, khả năng sinh sản và tỉ lệ sống sót của sâu non sâu cuốn lá Trà hoa vàng trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ từ 25-30oC và ẩm độ dao động từ 65-75%) thu được kết quả qua các bảng 4.2. Ở điều kiện phòng thí nghiệm pha phát dục trứng thấp nhất là 4 ngày cao nhất là 6 ngày và trung bình pha phát dục trứng là 5,3 ngày. Ở pha sâu non thì thời gian ngắn nhất là 13 ngày cao nhất là 17 ngày và trung bình của pha sâu non là 13,7 ngày. Ở pha hóa nhộng thời gian ngắn nhất là 6 ngày cao nhất là 8 ngày và thời gian trung bình của pha này là 7,6 ngày. Sâu cuốn lá trong phong thí nghiệm thì thời gian pha phát dục trưởng thành ngắn nhất là 5 ngày, thời gian dài nhất 7 ngày và thời gian trung bình sâu cuốn lá pha trưởng thành là 6,4 ngày. Vòng đời dài nhất của sâu cuốn lá nuôi trong phòng thí nghiệm là 38 ngày và thấp nhất là 28 ngày nên thời gian trung bình của vòng đời sâu cuốn lá là 35,8 ngày.

4.2.2. Khả năng sinh sản của sâu cuốn lá hại cây Trà hoa vàng.

Khả năng sinh sản của sâu cuốn lá Trà hoa vàng là một trong những chỉ tiêu sinh học quan trọng liên quan đến sự gia tăng số lượng của loài trên đồng ruộng. Sau khi sâu cuốn lá vũ hóa, tiến hành ghép cặp trưởng thành đực cái với nhau để chúng giao phối từ đó theo dõi khả năng sinh sản của trưởng

30

thành cái. Các cặp này được nuôi ở điều kiện phòng thí nghiệm, được cung cấp thức ăn thường xuyên. Kết quả theo dõi ở bảng 4.3, cho thấy 1 trưởng thành cái có khả năng đẻ trung bình 58,6 quả trong thời gian 7 ngày. Thời gian đẻ trứng của một trưởng thành cái tối đa là 7 ngày. Một con cái đẻ tối thiểu 4 quả trứng/ngày, tối đa 21 trứng/ngày và 1 con cái đẻ trung bình 12,3 quả trứng/ngày.

Bảng 4.3. Khả năng sinh sản của sâu cuốn lá

Chỉ tiêu

Điều kiện phòng thí nghiệm (25-30oC; RH 65-75%)

Min Max TB ± SE

Số trứng đẻ/con cái (quả) 20 72 58,6 ± 11,4

Thời gian đẻ (ngày) 2 7 4,3 ± 0,55

Số trứng đẻ/ngày (quả) 4 21 12,3 ± 4,37

4.2.3. Tỷ lệ sống sâu non của sâu cuốn lá hại cây Trà hoa vàng.

Nghiên cứu tỷ lệ sống của sâu cuốn lá trong điều kiện phòng thí nghiệm (bảng 4.4.) cho thấy, tỷ lệ trứng nở cao nhất của sâu cuốn lá có thể đạt được trong phong thí nghiệm là 95,6%, tỉ lệ trứng sâu cuốn lá trong phòng thí nghiệm nở thấp nhất là 75,30% và tỷ lệ trứng nở trung bình là 86,93%. Tỷ lệ sống của sâu non cao nhất là 41,89%, thấp nhất là 29,39% và tỉ lệ sâu non sống trung bình trong phòng thí nghiệm là 36,24%. Tỷ lệ hóa nhông của sâu cuốn lá khá cao cao nhất đạt 95,24%, thấp nhất là 74,22% và tỉ lệ hóa nhộng trung bình là 83,32. Khả năng vũ hóa của sâu cuốn lá khá cao tỷ lệ vũ hóa cao nhất đạt 96,27%, thấp nhất đạt 77,5%, tỉ lệ vũ hóa trung bình đạt 92,57%. Tuy nhiên tỷ lệ sống của sâu non cao nhất là 41,89%, thấp nhất là 29,39% và tỉ lệ sâu non sống trung bình trong phòng thí nghiệm là 36,24%.. Điều này có thể là do nguyên nhân điều kiện nuôi trong phòng, điều kiện thức ăn không được

31

Bảng 4.4. Tỉ lệ sống của sâu cuốn lá (%)

Chỉ tiêu

Điều kiện phòng thí nghiệm (25-30oC; RH 65-75%)

Min Max TB ± SE

Tỷ lệ trứng nở 75,30 95,60 86,93 ± 5,47

Tỷ lệ sống của sâu non 29,39 41,89 36,24 ± 3,63

Tỷ lệ hóa nhộng 74,22 95,24 83,32 ± 3,96

Tỷ lệ vũ hóa 77,50 96,27 92,57 ± 4,67

32

4.3. Quy luật phát sinh phát triển của sâu cuốn lá hại Trà hoa vàng.

Nhằm giúp cho việc phòng trừ sâu cuốn lá trở nên dễ dàng và thuận lợi thì quy luật phát sinh phát triển của sâu cuốn lá cần được nghiên cứu kỹ để theo dõi dày và kĩ hơn vào những đợt sâu xuất hiện với mật độ dày để phòng trừ kịp thời.

Bảng 4.5. Quy luật phát sinh phát triển của sâu cuốn lá hại Trà hoa vàng. Tháng Mật độ Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Mật độ ổ trứng (ổ/m2) 2,4 3,2 3 2,2 0,8 1,4 Mật độ sâu non (con/cây) 0,6 1,1 1 0,8 0,3 0,2 Mật độ sâu non (con/m2) 1,2 2,2 2 1,6 0,6 0,4

Qua bảng 4.5 và hình 4.1 ta thấy sâu cuốn lá phát triển mạnh vào tháng 8,9,10 sau đó giảm dần. Mật độ ổ trứng đạt cao nhất 3,2 ổ/m2vào tháng 8 và thứ 2 là tháng 9, thấp nhất tháng 12 đạt 1,4 ổ/m2. Mật độ sâu non (con/cây) đạt cao nhất vào tháng 8 với 1,1 con/ cây, tiếp đến là tháng 9 với 1 con/cây, thấp nhất là tháng 12 với 0,2 con/cây.

Mật độ sâu non (con/m2) cao nhất là tháng 8 với 2,2 con/m2, kế tiếp là tháng 9 với 2 con/m2, sau đó là tháng 10 với 1,6 con/m2, thấp nhất là tháng 12 với 0,4 con/m2. Như vậy ta thấy sâu cuốn lá thường xuất hiện nhiều vào tháng 8, 9 những tháng có thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ cao và cũng là tháng cà trà nảy lộc nhiều trong năm. Nên đặc điểm gây hại của Trà hoa vàng là búp non mà lại vào tháng mưa nhiều nên làm cho việc phòng trừ khó vì vậy mà sâu

33

Hình 4.2. Quy luật phát sinh phát triển của sâu cuốn lá hại Trà hoa vàng

4.4. Đánh giá hiệu lực thuốc sinh học đối với sâu cuốn lá hại Trà hoa vàng.

Nhằm góp phần tìm ra giải pháp phòng trừ hiệu quả sâu cuốn lá, tiến hành thử nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc sinh học bao gồm: Golmec 20EC, Comazol 16WP, Bralic Tỏi-Tỏi 10S, Tervigo 020SC và phun nước lã (đối chứng) trong điều kiện đồng ruộng tại Xã Đạp Thanh, Huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh.

Qua bảng 4.6 ta thấy:

Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu sinh học đối với sâu cuốn lá trên cây Trà hoa vàng ở mức độ mạnh, hiệu lực phát huy cao nhất là thuốc Comazol 16WP, đạt 73,6% sau 7 ngày phun. Tác động của các loại thuốc đều giảm nhanh trong những ngày tiếp theo, cụ thể:

Sau khi xử lý 1 ngày, hiệu lực các loại thuốc đều chưa có hiệu lực với sâu cuốn lá.

Sau khi xử lý 3 ngày, hiệu lực thuốc Bralic Tỏi-Tỏi 10S có hiệu lực thuốc cao nhất đạt 39,7%. Các công thức thuốc còn lại thấp hơn và có hiệu lực tương đương nhau.

34

Sau 5 ngày phun, hiệu lực của tất cả các loại thuốc đều tăng lên, dao động từ 42,1-61,4%, các loại thuốc đều có hiệu lực tương đương nhau cao hơn đối chứng phun nước lã.

Sau 7 ngày phun, hiệu lực của các loại thuốc tăng dao động trong khoảng 57,5- 73,6%. Trong đó, thuốc Golmec 20EC, Comazol 16WP và Bralic Tỏi-Tỏi 10S có hiệu lực thuốc tương đương nhau cao hơn chắc chắn so với công thức thuốc còn lại là Tervigo 020SC và cao hơn công thức đối chứng với độ tin cậy 95%.

Bảng 4.6. Hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật sinh học với sâu cuốn lá hại

Trà hoa vàng.

Đơn vị: %

Công thức

Tên thuốc Tên hoạt chất

Hiệu lực (%) sau khi phun

1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 14

ngày CT1 Golmec 20EC Azadirachtin 0 24,4 ab 59,4a 69,1a 53,7a CT2 Comazol 16WP Bacillus thuringiensis 0 23,8 ab 42,1a 73,6a 47,8a CT3 Bralic Tỏi-

Tỏi 10S Garlic Juice 0 39,7

a 61,4a 69,5a 61,4a CT4 Tervigo 020SC Abamectin 0 17,3 bc 43,2a 57,5b 49,9a CT5 Đối chứng Nước lã 0 0 0 0 0 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 47,7 31,4 8,6 20,3 LSD.05 18,9 24,3 8,7 16,3

35

Ở đợt theo dõi cuối cùng, hiệu lực các loại thuốc giảm chỉ còn dao động từ 47,8-61,4%.

Mặc dù các loại thuốc đều không thể hiện được hiệu lực sau 1 ngày phun tuy nhiên hiệu lực thuốc đều tăng nhanh ngay sau những đợt theo dõi tiếp theo. Đặc biệt là sau 7 ngày phun thì các loại thuốc đều đạt được hiệu lực cao và có hiệu lực tương đương nhau.

4.5. Đánh giá hiệu lực thuốc hóa học đối với sâu cuốn lá hại trà hoa vàng.

Nhằm góp phần tìm ra giải pháp phòng trừ hiệu quả sâu cuốn lá, tiến hành thử nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc hóa học bao gồm: Dantotsu 16SG, Oshin 100SL, Comite 73EC, Nissorun 5EC và phun nước lã (đối chứng) trong điều kiện đồng ruộng tại Xã Đạp Thanh, Huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh.

Bảng 4.7. Hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật hóa học với sâu cuốn lá hại Trà hoa vàng

Công

thức Tên thuốc

Tên hoạt chất

Hiệu lực (%) sau khi phun

1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 14 ngày

CT1 Dantotsu 16SG Clothianidin 21,4 a 41,5a 55,2a 61,1b 46,0a CT2 Oshin 100SL Dinotefuran 23,3a 53,2a 66,4a 80,7a 43,8a CT3 Comite 73EC Propagate 20,6 a 48,5a 52,7a 35,5c 34,1a CT4 Nissorun 5EC Hexythiazox 18,1 a 45,2a 52,0a 51,5b 49,1a

CT5 Đối chứng Phun nước lã 0 0 0 0 0

P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

CV(%) 50,3 19,7 22,4 15,9 27,9 CV(%) 15,8 13,9 19,1 13,7 18,2

36

Qua bảng 4.7 cho thấy:

Hiệu lực của các loại thuốc trừ sâu hóa học đối với sâu cuốn lá trên cây Trà hoa vàng ở mức độ khá, hiệu lực cao nhất là ở thuốc Oshin 100SL, đạt 80,7% sau 7 ngày phun. Tác động của các loại thuốc đều giảm nhanh trong những ngày tiếp theo, cụ thể:

Sau 3 ngày xử lý thuốc, hiệu lực của các loại thuốc phát huy mạnh, dao động từ 41,5-53,2%. Tất cả các loại thuốc đều có hiệu lực cao đều xếp ở nhóm a cao hơn công thức đối chứng.

Sau 5 ngày phun, hiệu lực thuốc tăng mạnh, dao động từ 52,0-66,4%. Tất cả các loại thuốc đều có hiệu lực tương đương nhau đều được xếp ở nhóm a.

Sau 7 ngày phun thuốc xử lý, ở đợt theo dõi này hiệu lực của thuốc Oshin 100SL và Dantotsu 16SG tăng còn thuốc Comite 73EC và Nissorun 5EC giảm. Trong đó, thuốc hóa học Oshin 100SL phát huy hiệu lực cao nhất, đạt 80,7%, thuốc Dantotsu 16SG và thuốc Comite 73EC có hiệu lực tương đương nhau đều xếp ở nhóm b với hiệu lực lần lượt là 61,1% và 51,5%, thuốc có hiệu lực thấp nhất là Comite 73EC, chỉ đạt 35,5% với mức độ tin cậy 95%.

Sau 14 ngày phun, hiệu lực thuốc giảm chỉ còn từ 34,1-49,1%. Các loại thuốc có hiệu lực tương đương nhau cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng với mức độ tin cậy 95%.

Thuốc Oshin 100SL có hiệu lực cao và tăng nhanh (ngày 1 hiệu lực 23,3% đến ngày thứ 7 tăng lên 80,7%.

Từ đây ta có thể đưa ra nhận định rằng nên sử dụng thuốc hóa học Oshin 100SL nồng độ 0,75% với lượng nước phun 400 lit/ha phun trừ sâu cuốn lá ngoài đồng ruộng.

37

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

- Phát hiện 12 sâu hại trên cây Trà hoa vàng 3 năm tuổi.

- Sâu cuốn lá thường xuất hiện và phát triển mạnh nhất trong năm là tháng 4- 5 tuy nhiên thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 7 đến tháng 12 cho thấy sâu cuốn lá phát triển mạnh từ tháng 8 và tháng 9 do điều kiện thời tiết mưa và Trà hoa vàng đang trong thời gian ra lộc non. Nên trong giai đoạn này cần phải chú ý phát hiện và phòng trừ kịp thời để sâu hại không lan rộng.

- Sâu cuốn lá hại Trà hoa vàng trưởng thành có cánh nhỏ giống hình chữ nhật rìa cánh có lông dài, cánh trước màu nâu có một vùng hình tam giác màu vàng. Thân dài 5-7 mm, cánh dài 10-12 mm. Nhộng sâu cuốn lá có màu nâu vàng đến nâu đậm. Vòng đời trung bình là 35,8; Số trứng đẻ/ con cái là 58,6 quả, số trứng đẻ/ ngày là 12,3 quả; Tỷ lệ sống của sâu non là 36,24%.

- Các loại thuốc sinh học có hiệu lực gần như tương đương nhau.

- Nên sử dụng thuốc Oshin 100SL với nồng độ 0,75%, lượng nước phun cho 1 ha là 400- 600 lít phun trừ sâu cuốn lá ngoài đồng ruộng

5.2. Đề nghị

-Vì thời gian ngắn nên cần phải tiếp tục theo dõi hiệu lực thuốc trừ sâu sinh học để có thể tìm ra loại thuốc tốt nhất.

- Nên sử dụng thuốc Oshin 100SL với nồng độ 0,75%, lượng nước phun cho 1 ha là 400- 600 lít phun trừ sâu cuốn lá ngoài đồng ruộng.

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Ngô Quang Đê, 2001. Trà hoa vàng- nguồn tài nguyên quý hiếm cần bảo vệ và phát triển. Việt Nam hương sắc.

2. Ngô Quang Đê và cs, 2008. Kết quả giâm hom Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis) và Trà hoa vàng Sơn Động (Camellia euphlebia). Tạp chí lâm nghiệp.

3. Nguyễn Hữu Hiền, 1994. Các loài cây họ trà (Theaceae) trong hệ thực vật Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 16(4): 87-93.

4. Phạm Hoàng Hộ, 1991. Cây cỏ Việt Nam. I. Montreal.

II. TIẾNG NƯỚC NGOÀI

5. Agarwal, B., U. Singh & M. Banerjee, 1992. In vitro clonal propagation of tea (Camellia sinensis (L.) O. Kuntze). Plant Cell Tiss. & Org. Cult., 30, 1-6.

6. Atlantic Coast Camellia, 1994. Osaki, Japan, Takeda Foundation,

Camellias of Japan, 23, 215-226.

7. Miyajima, I., Uemoto, S., Sakata, Y., Arisumi, K., & Toki, K, 1985. Yellow pigment of Camellia chrysantha flowers. Journal of the Faculty of Agriculture-Kyushu University (Japan).

8. Nakamura, Y, 1991. In vitro propagation techniques of tea plants. Japan Agric. Res. Quart., 25(3), 185-194.

9. Saha, D., Dasgupta, S., & Saha, A, 2005. Antifungal activity of some plant extracts against fungal pathogens of tea (Camellia sinensis).

Pharmacol. Biol.

10. Vieitez, A.M., 1995. Somatic embryogenesis in Camellia spp. In S. Jain, P. Gupta & R. Newton (eds.) Somatic Embryogenesis in Woody Plants,

39

11. Vieitez, A.M. & J. Barciela, 1990. Somatic embryogenesis and plant regeneration from embryonic tissue of Camellia japonica L. Plant Cell Tiss. & Org. Cult., 21, 267-274.

12. 程照明, 曹., 梁远楠, 杨毅, 莫伟强, 2018. 广东肇庆金花茶病虫害研究. 林业与环境科学. 34(4): p. 101-104. 13. 梁惠凌,邹蓉,孔德鑫,王满莲,2012.韦霄,广西防城金花茶病虫害 调查初报.植物保护. 38(3): p. 128-130. 14. 曹季丹,梁盛业,1986. 金花茶的主要病虫害及其防治. 广西林业科学: p. 27-30. 15. 林,覃仁泷, 陈.,2016. 金花茶的栽培及病虫害防治方法. 绝色科技.5: p. 74-75..

III. TÀI LIỆU INTERNET

16. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, sâu bệnh hại chè và biện pháp phòng trừ. http://ttbvtv.lamdong.gov.vn/tai-lieu-ky-thuat/cay- cong-nghiep-an-qua/592-sau-benh-hai-che. Ngày truy cập 12/7/2020.

17. Hà Thanh, thẩm định dự án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng

Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, https://www.quangninh.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=76164. Ngày 16/7/2020. 18. Vũ Đức, điểm báo 25/11, https://www.quangninh.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=88090. Ngày 16/7/2020. .

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM

Hình 1: Khu vườn thí nghiệm Hình 2: Sâu cuốn lá non

Hình 3: Sâu cuốn lá pha nhộng Hình 4: Sâu cuốn lá pha trưởng thành

Hình 7: Sâu cuốn lá cuộn búp trà Hình 8: Sâu đục thân

Hình 9: Theo dõi sâu hại Trà hoa vàng Hình 10: Xử lý thuốc cho Trà hoa vàng

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ SỐ LIỆU THỐNG KÊ ĐƯỢC XỬ LÝ BẰNG PHẦN MỀN SAS Thí nghiệm 1: Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc sinh học trong phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá hại trà hoa vàng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)