Năng suất sinh vật học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng giống sắn nếp tân lĩnh năm 2019 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 40)

Năng suất sinh vật học bằng tổng của năng suất củ tươi và năng suất thân lá. Năng suất sinh vật học biểu thị tiềm năng sinh học của các dòng, giống sắn trong việc đồng hóa các yếu tố như: Ánh sáng, nước, dinh dưỡng, chất khoáng… từ đó tạo cơ sở cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống sắn có chất lượng tốt, tiềm năng cho năng suất cao.

So sánh năng suất sinh vật học được thể hiện qua bảng số liệu 4.9

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất sinh vật học giống sắn nếp Tân Lĩnh tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Mật độ (cây/ha)

Năng suất sinh vật học Năng suất

(tấn/ha)

Chênh lệnh so với đối chứng

Tấn/ha % 20.833 80,55a 28,88 155,9 16.666 55,55b 3,88 107,5 12.500(đc) 51,67b - 100,0 10.000 41,00cb -10,67 79,3 8.333 34,43c -17,24 66,6 P < 0.05 CV (%) 15,5 LSD.05 15,36

Qua bảng số liệu 4.9 và hình 4.4 cho ta thấy:

Công thức 1(20.833 cây/ha) của giống sắn nếp Tân Lĩnh được xếp ở nhóm A cao hơn công thức dối chứng, công thức 5 (8.333 cây/ha) được xếp ở nhóm C thấp hơn công thức dối chứng, chắc chắn ở dộ tin cậy 95%. Các công thức còn lại được xếp ở nhóm B, CB đều tương đương với công thức đối chứng.

Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất sinh vật học giống sắn nếp Tân Lĩnh Ghi chú : 1: Mật độ 20.833 cây/ha 2: Mật độ 16.666 cây/ha 3: Mật độ 12.500 cây/ha ( đ/c) 4: Mật độ 10.000 cây/ha 5: Mật độ 8.333 cây/ha 4.5.4. Chỉ số thu hoạch

Chỉ số thu hoạch của cây sắn đánh giá khả năng thích ứng và cho năng suất của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm.

Năng suất củ tươi

Chỉ số thu hoạch (%) x 100 Năng suất sinh vật học

Nó thể hiện khả năng tích lũy dinh dưỡng từ cơ quan tổng về cơ quan dự trữ. Nếu chỉ số thu hoạch thấp thì chứng tỏ thân lá phát triển mạnh, sinh dưỡng sẽ tập chung vào nuôi thân lá nhiều và dinh dưỡng tích lũy về củ sẽ ít. Nếu chỉ số thu hoạch cao chứng tỏ sự phân bố hài hòa chất dinh dưỡng giữa các cơ quan trên mặt đất (thân lá) và cơ quan dưới mặt đất (rễ, củ)

+ Chỉ số thu hoạch của giống sắn nếp Tân Lĩnh dao động từ 43,76% đến 53,15%. Ở mật độ thí nghiệm 10.000 cây/ha có chỉ số thu hoạch thấp hơn mật độ đối chứng (12.500cây/ha). Còn lại ở các mật độ khác đều có chỉ số thu hoạch cao hơn mật độ đối chứng (12.500 cây/ha). Chỉ số thu hoạch cao nhất là mật độ 8.333cây/ha đạt 53,15 %.

Hình 4.5: Biều đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số thu hoạch giống sắn nếp Tân Lĩnh.

Ghi chú:

1: Mật độ 20.833 cây/ha 2: Mật độ 16.666 cây/ha 3: Mật độ 12.500 cây/ha (đ/c) 4: Mật độ 10.000 cây/ha 5: Mật độ 8.333 cây/ha

4.5.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ chất khô và năng suất củ khô giống sắn nếp Tân Lĩnh. sắn nếp Tân Lĩnh.

Tỷ lệ chất khô của củ là bộ phận kinh tế chủ yếu của cây sắn. Củ sắn chứa hàm lượng nước rất lớn có từ 60 - 70 %. Do vậy, muốn làm tăng năng suất sắn và đảm bảo được lượng tinh bột trong củ thì cần chọn các giống có tỷ lệ chất khô cao.

Hàm lượng chất khô và tỷ lệ tinh bột trong củ sắn có liên quan mật thiết với nhau. Vậy để tăng năng suất và chất lượng các giống sắn cần phải chú ý đến hai yếu tố này. Thực tế, khi một số giống sắn tăng được năng suất củ tươi nhưng lại giảm tỷ

lệ chất khô và tỷ lệ tinh bột. Một số chỉ tiêu lý tưởng của chọn tạo các giống sắn là nâng cao năng suất mà vẫn giữ được hàm lượng chất khô và tỷ lệ tinh bột, cả hai yếu tố tỷ lệ chất khô và tỷ lệ tinh bột có thể được cải tiến thông qua quá trình chọn lọc giống.

Tỷ lệ chất khô và năng suất củ khô được thể hiện ở bảng 4.10

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất củ khô và tỷ lệ chất khô giống sắn nếp Tân Lĩnh tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên măm 2019.

Mật độ

(cây/ha)

Tỷ lệ chất khô

(%)

Năng suất củ khô Năng suất

(tấn/ha)

Chênh lệnh so với đối chứng

Tấn/ha % 20.833 17,68 6,88a 2,71 164,9 16.666 17,72 4,93b 0,76 118,2 12.500 (đc) 17,98 4,17b - 100,0 10.000 18,00 3,45b -0,72 82,7 8.333 17,92 3,24b -0,93 77,7 P < 0.05 CV (%) 22,7 LSD.05 1,94

Qua bảng 4.10 và hình 4.6 cho ta thấy:

Công thức 1 (20.833 cây/ha) của giống sắn nếp Tân Lĩnh có tỷ lệ chất khô đạt 17,68% được xếp ở nhóm A cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức 95%. Các công thức còn lại được xếp ở nhóm B đều tương đương với công thức đối chứng.

Hình 4.6: Biều đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ chất khô giống sắn nếp Tân Linh.

Ghi chú:

1: Mật độ 20.833 cây/ha 2: Mật độ 16.666 cây/ha 3: Mật độ 12.500 cây/ha (đ/c) 4: Mật độ 10.000 cây/ha 5: Mật độ 8.333 cây/ha

* Năng suất củ khô

Công nghiệp chế biến sắn hiện nay phát triển rất mạnh, nhu cầu sắn.Tươi làm thực phẩm không nhiều thay vào đó là sử dụng sắn khô trong chế biến, sản xuất bánh kẹo, nhiên liệu sinh học. Do đó năng suất củ khô là yếu tố quan trọng trong chọn tạo giống sắn hiện nay. Việc nâng cao năng suất củ khô sẽ không ngừng nâng cao năng suất thực thu và giảm được chi phí cho công tác chế biến và bảo quản sau thu hoạch.

Năng suất củ tươi

- Năng suất củ khô (tấn/ha) = × tỷ lệ chất khô 100

Năng suất củ khô của một dòng, giống sắn phụ thuộc vào năng suất củ tươi và tỷ lệ chất khô. Năng suất củ khô thể hiện phẩm chất các giống sắn, năng suất củ

khô cao đồng nghĩa với việc năng suất củ tươi cao và tỷ lệ chất khô cao kéo theo tỷ lệ tinh bột trong củ cũng tăng lên. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến sắn.

Qua bảng số liệu bảng 4.10 và hình 4.8 cho ta thấy:

Năng suất củ khô của giống sắn nếp ở các mật độ dao động từ 3,23 tấn/ha đến 6,88tấn/ha.

+ Mật độ (20.833) cây/ha có năng suất củ khô đạt 6,88 tấn/ha cao hơn mật độ đối chứng (12.500 cây/ha) là tấn/ha tăng 64,9%. (chắc chắn ở mức độ tin cậy 95 %).

+ Đứng thứ hai là mật độ (16.666) cây/ha có năng suất củ khô đạt 4,93 tấn/ha cao hơn mật độ đối chứng (12.500 cây/ha) là 0,76 tấn/ha tăng 18,2 % và không có sự sai khác so với công thức đối chứng.

+ Hai mật độ còn lại gồm mật độ (8.333) cây/ha và mật độ (10.000) cây/ha có năng suất củ khô là 3,24 tấn/ha và 3,45 tấn/ha và không sai khác so với mật độ đối chứng.

Hình 4.7: Biều đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất củ khô giống sắn nếp Tân Linh.

Ghi chú:

1: Mật độ 20.833 cây/ha 2: Mật độ 16.666 cây/ha 3: Mật độ 12.500 cây/ha (đ/c) 4: Mật độ 10.000 cây/ha 5: Mật độ 8.333 cây/ha

4.5.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ tinh bột và năng suất tinh bột của giống sắn nếp Tân Linh giống sắn nếp Tân Linh

Tỷ lệ tinh bột là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh trực tiếp đến chất lượng các dòng, giống sắn. Giống sắn có chất lượng tốt sẽ cho lượng tinh bộtnhiều và ngược lại tỷ lệ tinh bột trong củ sắn thấp đồng nghĩa với việc chất lượng giống sắn đó chưa cao. Tinh bột được tích lũy tăng dần theo quá trình sinh trưởng của cây. Tinh bột được tích lũy nhiều nhất vào tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 sau trồng sau đó giảm dần và ổn định. Tỷ lệ tinh bột còn phụ thuộc vào thời gian thu hoạch và kỹ thuật thu hoạch. Biết được đặc tính sinh trưởng và phát triển của sắn ta xác định được thời gian và kỹ thuật để đạt được năng suất tinh bột cao nhất.

Qua thời gian nghiên cứu và theo dõi thu được kết quả bảng 4.11:

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ tinh bột và năng suất tinh bột giống sắn nếp Tân Linh tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên năm 2019

Mật độ (cây/ha)

Tỷ lệ tinh bột (%)

Năng suất tinh bột Năng suất

(tấn/ha)

Chênh lệnh so với đối chứng Tấn/ha % 20.833 25,4 9,90a 3,78 173,9 16.666 24,97 6,81ba 1,7 133,3 12.500 (đc) 23,63 5,11b - 100,0 10.000 20,30 3,58b -1,53 70,0 8.333 24,13 4,67b -0,44 91,4 P < 0.05 CV (%) 32,1 LSD.05 3,6

Qua bảng số liệu 4.11 và hình 4.8 ta thấy:

Công thức 1 (20.833 cây/ha) của giống sắn Tân Lĩnh có năng suất tinh bột đạt 9,90 tấn/ha được xếp ở nhóm A cao hơn công thức dối chứng (12.500) với năng suất tinh bộ đạt 6,81 tấn/ha,chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại được xếp ở nhóm BA,B đều tương dương với công thức đối chứng

Hình 4.8: Biều đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ tinh bột giống sắn nếp Tân Linh.

Ghi chú:

1: Mật độ 20.833 cây/ha 2: Mật độ 16.666 cây/ha 3: Mật độ 12.500 cây/ha (đ/c) 4: Mật độ 10.000 cây/ha 5: Mật độ 8.333 cây/ha

* Năng suất tinh bột

NSTB là một chỉ tiêu quan trọng quyết định giái trị của giống đó. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến đang rất phát triển nên việc tạo ra những giống sắn có NSTB cao có ý nghĩa rất lớn.

Qua bảng số liệu 4.11 và biểu đồ hình 4.9 ta thấy:

Ở các mật độ của giống sắn mới nếp có năng suất tinh bột dao động từ 3,58 tấn/ha đến 9,90 tấn/ha.

+ Mật độ (20.833) cây/ha có năng suất tinh bột cao nhất đạt 9,90 tấn/ha cao hơn so với mật độ đối chứng (12.500 cây/ha) là 4,79 tấn/ha tăng 73,9 % (chắc chắn ở mức độ tin cậy 95 %).

+ Các mật độ còn lại gồm mật độ (8.333) cây/ha, 10.000 cây/ha và mật độ (16.666 ) cây/ha đều có năng suất tinh bột tương đương với mật độ đối chứng (12.500 cây/ha).

0 2 4 6 8 10 12 1 2 3 4 5

Năng suất (tấn/ha)

Năng suất (tấn/ha)

Hình 4.9: Biều đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất tinh bột của giống sắn nếp Tân Lĩnh.

Ghi chú:

1: Mật độ 20.833 cây/ha 2: Mật độ 16.666 cây/ha 3: Mật độ 12.500 cây/ha (đ/c) 4: Mật độ 10.000 cây/ha 5: Mật độ 8.333 cây/ha

4.6. Hạch toán hiệu quả kinh tế của giống sắn nếp Tân Lĩnh

Bảng 4.12. Kết quả hạch toán kinh tế của giống sắn nếp Tân Lĩnh tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Mật độ (cây/ha) Năng suất củ tươi tấn /ha Tổng thu triệu đồng/ha Tổng chi triệu đồng/ha Lãi thuần triệu đồng/ha 20.833 38,89 101,114 30,916 70,198 16.666 27,77 72,202 32,416 39,786 12.500 (đc) 23,33 60,565 29,416 31,149 10.000 18,00 46,800 27,916 18,884 8.333 19,22 49,972 26,416 23,501 Ghi chú: phụ lục 3

Hình 4.10: Biều đồ hoạch toán kinh tế ở các mật độ của giống sắn nếp Tân Lĩnh

Ghi chú:

1: Mật độ 20.833 cây/ha 2: Mật độ 16.666 cây/ha 3: Mật độ 12.500 cây/ha (đ/c) 4: Mật độ 10.000 cây/ha 5: Mật độ 8.333 cây/ha

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1.Kết luận

Qua quá trình theo dõi thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ trồng đến giống sắn nếp Tân Lĩnh tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi có một số nhận xét như sau:

* Về sinh trưởng, phát triển

Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển như chiều cao cây, số lá, tuổi thọ lá của mật độ (20.833) cây/ha đều trội hơn so với mật độ đối chứng (12.500cây/ha) cũng như các mật độ còn lại trong thí nghiệm.

* Về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế

Ở mật độ (20.833) cây/ha cho năng suất củ tươi đạt 38,89 tấn/ha cũng như lãi thuần đạt 82,208 triệu đồng/ha, cao hơn mật độ đối chứng cũng như các mật độ khác trong thí nghiệm.

5.2. Đề nghị

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thì có thể phổ biến giống sắn mới trồng với mật độ (20.833) cây/ha (khoảng cách 0,8 x 0,6 m) và thời vụ trồng vào 24/02 sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao đối với tỉnh Thái Nguyên cũng như một số vùng trồng sắn ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

Để có kết luận chính xác phục vụ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên cũng như một số tỉnh Trung du miền núi phía Bắc cần tiếp tục nghiên cứu đề tài này vào những năm tiếp theo

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Phạm Văn Biên (1998), Sắn Việt Nam trong vùng sắn châu Á, hiện trạng và tiềm năng, kỷ yếu hội thảo “Kết quả nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam” Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam.

2. Phạm Văn Biên, Hoàng Kim (1991), Cây sắn, NXB Nông nghiệp.

3. Nguyễn Thế Đặng (1997), Chương trình Nông dân tham gia nghiên cứu (FPR) đối với sản xuất sắn bền vững ở miền Nam, kết quả và phương hướng, Kỷ yếu Hội thảo "Chương trình sắn Việt Nam hướng tới năm 2000"Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, tr. 54-68.

4. Nguyễn Thế Hùng (2001), Tính bền vững của hệ thống canh tác sắn khi sử dụng phân bón vô cơ hợp lý trên đất dốc Thái Nguyên, Kỷ yếu Hội thảo "Đào tạo nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam " , nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội tr 140-147.

5. Nguyễn Viết Hưng (2006): Luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu, đất đai và biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu đến năng suất, chất lượng của một số dòng, giống sắn” Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

6. Nguyễn Hữu Hỷ (2002), Xây dựng mô hình trồng sắn (Manihot esculenta Crantz) có năng suất cao ổn định trên đất đỏ Bazan và đất xám phù sa cổ của vùng Đông Nam Bộ, " Luận án tiến sỹ nông nghiệp".

7. Trần Công Khanh, Quy trình kỹ thuật trồng sắn đạt năng suất cao,bền vững cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: http://www.orientbiofuels.com.vn . 8. Trần Ngọc Ngoạn (2007), “Giáo trình cây sắn”, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 9. Lê Hồng Lịch, Võ Thị Kim Oanh (2000), Kết quả khảo nghiệm giống và nghiên

cứu liều lương phân bón cho một số giống sắn tại Buôn Ma Thuột- Daklak năm 1998, Kỷ yếu Hội thảo "Kết quả Nghiên cứu và Khuyến nông sắn Việt Nam" Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, 2000, tr. 219-225. 10. BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010), Báo cáo kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến tính chất đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Trần Công Khanh (2012), Đánh giá khả năng thích nghi của một số giống sắn cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên,Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tr.126-129.

Tài liệu tiếng anh

13. FAOSTAT (2020): http://faostat.fao.org/.

14. MARD (2013), http://www.agroviet.gov.vn; http://mard.gov.vn. 15. http://www.ciat.cgiar.org/asia_cassava.

16. http://cassavaviet.blogspot.com.

17. Villamayor F.G., Dingal A.G., Evangelio F.A, Ladera J.C., Medellin A.C., Sajise G.E. and Burgos G. B. (1990), Recent progress in cassava agronomy research in the Philippines. In: Howeler R. H. (Ed):Cassava Breeding, Agronomy and Utilization Research in Asia. Proceeding of the third Regional Workshop held in Malang, Indonesia, Oct. 22-27, 1990, pp. 245-259.

18. Fococev Foodstuffs & Invesment Co. (2012),"Production of cassava harvest in 2012 estimated 9% decline from the previous year". http://www.fococev.net. On 10 May 03, 2013

19. Weite, Z.; W. Shunuan and C. Weihong (1987), Research of cassava cultvation techniques in China. In: Howeler, R.H.; K. Kawano (Ed). Cassava Breeding and Agronomy Research in Asia. Proceeding of a Regional Workshop held in Rayong, Thailand, Oct. 26-28, 1987. pp. 297-309.

20. Okoli M., Neka Angela, Obiefuna, Julius Chiedozie, Ibeawuchi, Izuchukwu and Alagba, Rosemond Adaohuru (2010), “Effect plant densiy and poultry manure on rapid multiplication of a casava propagule”. Journal of Agriculture and Social Research (JASR), Vol. 10, Nov. 2.

21. Lian, T.S (1987), Cassava agronomy research in Malaysia. In: Howeler, RH. and K. Kawano, (Ed). Cassava Breding and Agronomy Research in Asia. Proceeding of a Regional Workshop held in Rayong Thailand. Oct. 26-28, 1987. pp. 309-313.

22. PCSI Cassava (2011), The current status and potential of cassava in Thailand.http://cassava.vn.refer.org

23. Kim Hoang, Bo Nguyen Van, Reinhardt Howeler and Hernan Ceballos (2008), “Current Situation of Cassava in Vietnam and the selection of cassava doubled haploid (DH) lines derived from CIAT”, Paper presented at Cassava meeting the challenges of the new millennium, hosted by IPBO - Ghent University, Belgium, 21-25 July, 2008.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng giống sắn nếp tân lĩnh năm 2019 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)