53,15%. Ở mật độ thí nghiệm 10.000 cây/ha có chỉ số thu hoạch thấp hơn mật độ đối chứng (12.500cây/ha). Còn lại ở các mật độ khác đều có chỉ số thu hoạch cao hơn mật độ đối chứng (12.500 cây/ha). Chỉ số thu hoạch cao nhất là mật độ 8.333cây/ha đạt 53,15 %.
Hình 4.5: Biều đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số thu hoạch giống sắn nếp Tân Lĩnh.
Ghi chú:
1: Mật độ 20.833 cây/ha 2: Mật độ 16.666 cây/ha 3: Mật độ 12.500 cây/ha (đ/c) 4: Mật độ 10.000 cây/ha 5: Mật độ 8.333 cây/ha
4.5.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ chất khô và năng suất củ khô giống sắn nếp Tân Lĩnh. sắn nếp Tân Lĩnh.
Tỷ lệ chất khô của củ là bộ phận kinh tế chủ yếu của cây sắn. Củ sắn chứa hàm lượng nước rất lớn có từ 60 - 70 %. Do vậy, muốn làm tăng năng suất sắn và đảm bảo được lượng tinh bột trong củ thì cần chọn các giống có tỷ lệ chất khô cao.
Hàm lượng chất khô và tỷ lệ tinh bột trong củ sắn có liên quan mật thiết với nhau. Vậy để tăng năng suất và chất lượng các giống sắn cần phải chú ý đến hai yếu tố này. Thực tế, khi một số giống sắn tăng được năng suất củ tươi nhưng lại giảm tỷ
lệ chất khô và tỷ lệ tinh bột. Một số chỉ tiêu lý tưởng của chọn tạo các giống sắn là nâng cao năng suất mà vẫn giữ được hàm lượng chất khô và tỷ lệ tinh bột, cả hai yếu tố tỷ lệ chất khô và tỷ lệ tinh bột có thể được cải tiến thông qua quá trình chọn lọc giống.
Tỷ lệ chất khô và năng suất củ khô được thể hiện ở bảng 4.10
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất củ khô và tỷ lệ chất khô giống sắn nếp Tân Lĩnh tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên măm 2019.
Mật độ
(cây/ha)
Tỷ lệ chất khô
(%)
Năng suất củ khô Năng suất
(tấn/ha)
Chênh lệnh so với đối chứng
Tấn/ha % 20.833 17,68 6,88a 2,71 164,9 16.666 17,72 4,93b 0,76 118,2 12.500 (đc) 17,98 4,17b - 100,0 10.000 18,00 3,45b -0,72 82,7 8.333 17,92 3,24b -0,93 77,7 P < 0.05 CV (%) 22,7 LSD.05 1,94
Qua bảng 4.10 và hình 4.6 cho ta thấy:
Công thức 1 (20.833 cây/ha) của giống sắn nếp Tân Lĩnh có tỷ lệ chất khô đạt 17,68% được xếp ở nhóm A cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức 95%. Các công thức còn lại được xếp ở nhóm B đều tương đương với công thức đối chứng.
Hình 4.6: Biều đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ chất khô giống sắn nếp Tân Linh.
Ghi chú:
1: Mật độ 20.833 cây/ha 2: Mật độ 16.666 cây/ha 3: Mật độ 12.500 cây/ha (đ/c) 4: Mật độ 10.000 cây/ha 5: Mật độ 8.333 cây/ha
* Năng suất củ khô
Công nghiệp chế biến sắn hiện nay phát triển rất mạnh, nhu cầu sắn.Tươi làm thực phẩm không nhiều thay vào đó là sử dụng sắn khô trong chế biến, sản xuất bánh kẹo, nhiên liệu sinh học. Do đó năng suất củ khô là yếu tố quan trọng trong chọn tạo giống sắn hiện nay. Việc nâng cao năng suất củ khô sẽ không ngừng nâng cao năng suất thực thu và giảm được chi phí cho công tác chế biến và bảo quản sau thu hoạch.
Năng suất củ tươi
- Năng suất củ khô (tấn/ha) = × tỷ lệ chất khô 100
Năng suất củ khô của một dòng, giống sắn phụ thuộc vào năng suất củ tươi và tỷ lệ chất khô. Năng suất củ khô thể hiện phẩm chất các giống sắn, năng suất củ
khô cao đồng nghĩa với việc năng suất củ tươi cao và tỷ lệ chất khô cao kéo theo tỷ lệ tinh bột trong củ cũng tăng lên. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến sắn.
Qua bảng số liệu bảng 4.10 và hình 4.8 cho ta thấy:
Năng suất củ khô của giống sắn nếp ở các mật độ dao động từ 3,23 tấn/ha đến 6,88tấn/ha.
+ Mật độ (20.833) cây/ha có năng suất củ khô đạt 6,88 tấn/ha cao hơn mật độ đối chứng (12.500 cây/ha) là tấn/ha tăng 64,9%. (chắc chắn ở mức độ tin cậy 95 %).
+ Đứng thứ hai là mật độ (16.666) cây/ha có năng suất củ khô đạt 4,93 tấn/ha cao hơn mật độ đối chứng (12.500 cây/ha) là 0,76 tấn/ha tăng 18,2 % và không có sự sai khác so với công thức đối chứng.
+ Hai mật độ còn lại gồm mật độ (8.333) cây/ha và mật độ (10.000) cây/ha có năng suất củ khô là 3,24 tấn/ha và 3,45 tấn/ha và không sai khác so với mật độ đối chứng.
Hình 4.7: Biều đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất củ khô giống sắn nếp Tân Linh.
Ghi chú:
1: Mật độ 20.833 cây/ha 2: Mật độ 16.666 cây/ha 3: Mật độ 12.500 cây/ha (đ/c) 4: Mật độ 10.000 cây/ha 5: Mật độ 8.333 cây/ha