L ỜI CẢM ƠN
1.3.2. Kinh nghiệm nông cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn
thôn mới ở nước ta
Việt Nam với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã làm cho nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, nhân dân Việt Nam phải đứng lên xây dựng lại đất nước từ đầu. Kéo theo đó thì đời sống người dân cũng vô cùng cực khó, dân trí thấp nhưng với sự cố gắng cộng với đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước thì đời sống nhân dân ngày một được cải thiện. Đặc biệt, sau chỉ thị 100 của Ban Bí thư và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã khẳng định quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của nông hộ và chủ trương giao đất lâu dài ổn định cho các hộ nông dân, giúp người dân an tâm sản xuất đầu tư thâm canh trên mảnh đất của mình. Trong thời kỳ này, hợp tác xã cũng được thay đổi, HTX được thành lập trên cơ sở tự nguyện, góp sức, góp vốn của người nông dân và được quản lý dân chủ.
Sau khi có Nghị quyết số 10 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” Hộ nông dân Việt Nam đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Những thay đổi lớn về vị trí, vai trò của kinh tế hộ này đã khơi dậy các tiềm năng to lớn ẩn dấu trong
ý thức chăm sóc, bồi bổ và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Ở nhiều địa phương, hộ nông dân đã bỏ công sức để khai phá diện tích đất hoang hoá đưa vào sản xuất, chủ động mua sắm máy móc công cụ để sản xuất. Về số lượng, cho tới năm 1993, nông thôn Việt Nam có khoảng 11 triệu hộ nông dân được phân bố trong 7 vùng nông nghiệp. Bình quân mỗi xã có 1000 hộ và mỗi thôn ấp có khoảng 200 hộ . Khác với các nông hộ thời kỳ tiền hợp tác, các hộ nông dân thời kỳ này có sự phong phú về loại hình, về cơ cấu ngành nghề. Sự phân hóa về sản xuất và khả năng thu nhập cũng bộc lộ rõ.
Việc xác định vai trò kinh tế tự chủ của hộ nông dân và thực hiện vai trò đó trong thực tế đã dẫn đến kết quả: hộ nông dân là đơn vị kinh tế chủ yếu ở nông thôn thay thế cho vai trò độc tôn của các hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ trước đây. Vai trò, địa vị kinh tế chủ yếu thể hiện ở chỗ hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, cung cấp đại bộ phận nông phẩm cho xã hội. Về nông sản thực phẩm, kinh tế hộ đã cung cấp 95% - 98% sản phẩm chăn nuôi và gần 100% rau quả. Về sản phẩm lương thực, kinh tế hộ đã tạo ra một khối lượng hàng hoá chiếm tỷ trọng khoảng trên dưới 90%, trong đó thực phẩm xuất khẩu là 1,5-2 triệu tấn/năm. Sau một thời gian “khoán 10” đi vào thực tiễn, có thể dễ dàng thấy rằng kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam phát triển mạnh phần lớn là nhờ vào sự năng động của kinh tế hộ. (Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung Ương, 2015)
* Kinh nghiệm tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
Là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, Bạch Thông có diện tích tự nhiên 54.649 ha, dân số trên 33.000 người, kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa đồng đều. Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 16 xã thuộc diện thực hiện xây dựng nông thôn mới, có 45 tổ chức cơ sở đảng...
Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội, vì thế
hành các nghị quyết chuyên đề, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch cụ thể để từng bước đi vào thực hiện. Theo đó huyện đã tập trung các giải pháp như: Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện, xã; xây dựng đồ án thực hiện tại các xã; lựa chọn 01 thôn điểm ở mỗi xã để triển khai thực hiện; phân công thành viên Ban chỉ đạo phụ trách địa bàn; phân công cơ quan tham mưu giúp địa phương thực hiện từng tiêu chí cụ thể...
Sau 8 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới tại Bạch Thông đã thu về một số kết quả quan trọng, góp phần đưa số xã nông thôn mới của huyện dẫn đầu cả tỉnh. Cụ thể, kinh tế phát triển ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện, thu nhập bình quân của người dân đạt theo chuẩn nông thôn mới. Trong quá trình triển khai thực hiện, huyện đã ban hành nhiều cơ chế như: Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vay vốn để phát triển sản xuất, hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đối với các mô hình phát triển sản xuất điểm, hỗ trợ các hộ làm hầm biogas, hỗ trợ các thôn làm đường giao thông, nhà văn hóa,...
Bằng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp của chương trình, đến nay kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đang từng bước cơ bản hoàn thiện: từ năm 2016 đến năm 2018, huyện Bạch Thông đã hỗ trợ được 56 công trình giao thông, 26 công trình thủy lợi; sửa chữa, nâng cấp và làm mới 41 công trình cơ sở vật chất văn hóa, cùng nhiều công trình xử lý môi trường, nhà tiêu hợp vệ sinh… Bên cạnh đó, hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” huyện đã phát động phong trào “Bạch Thông chung sức xây dựng nông thôn mới” để tuyên truyền vận động các nguồn lực tại địa phương cùng với nhà nước trong xây dựng nông thôn mới. Kết quả các cơ quan, đơn vị, đoàn thể đóng trên địa bàn huyện đã đóng góp số tiền trên 285 triệu đồng; nhân dân đóng góp được trên 14.000 ngày công lao động và hiến trên 8.000m2 đất để xây dựng các công trình. Cùng với những nỗ lực, hết năm 2018 huyện Bạch Thông có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 01 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 5 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu
chí và 6 xã còn lại đạt từ 5 đến 9 tiêu chí; số tiêu chí bình quân tăng từ 9,3 tiêu chí (năm 2015) lên 11,3 tiêu chí; có 07/16 xã đạt tiêu chí giao thông, 16/16 xã đạt tiêu chí thủy lợi, 15/16 xã đạt tiêu chí điện, 5/16 xã đạt tiêu chí trường học, 7/16 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư...Huyện phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới tại 5 xã, bình quân mỗi xã đạt 14,4 tiêu chí. (Hiền Hòa, 2018)
* Kinh nghiệm tại xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Năm 2016, xã Tiên Du chính thức được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); đây là xã đầu tiên cán đích NTM của huyện Phù Ninh sau 6 năm triển khai xây dựng NTM trên địa bàn. Có thể khẳng định rằng, những cách làm sáng tạo, kinh nghiệm của Tiên Du sẽ là tiền đề quan trọng để huyện thực hiện tốt kế hoạch xây dựng NTM trong thời gian tiếp theo.
Tiên Du là xã điểm chọn hoàn thành chương trình NTM của huyện Phù Ninh. Khi bắt tay vào xây dựng NTM, Tiên Du gặp không ít khó khăn, bởi chỉ có 7/19 tiêu chí đạt chuẩn theo bộ tiêu chí. Tuy nhiên, cấp ủy, chính quyền xã đã khẩn trương xác định những thuận lợi, khó khăn, đồng thời tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Đảng ủy, chính quyền xã đã tập trung vào việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng dân cư về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của chương trình xây dựng NTM, từ đó đã tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao của nhân dân trên địa bàn trong việc góp công, góp sức thực hiện các tiêu chí NTM. Cũng giống nhiều địa phương khác của tỉnh, cuộc sống của người dân Tiên Du chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, vì vậy xuất phát điểm để xây dựng chương trình của xã rất thấp. Sau khi chương trình xây dựng NTM được triển triển khai, nhiều phong trào mới như việc phấn đấu nâng cao mức sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo; chỉnh trang nhà ở; làm đường giao thông nông thôn; vệ sinh đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp; thu gom, xử lý rác thải… bắt đầu được tổ chức thực hiện và dần đi vào nề nếp, vừa tạo khí thế phấn khởi cho
huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân là nhân tố quyết định thành công của chương trình.
Lần đầu cán bộ đến tuyên truyền về xây dựng NTM, vận động từng hộ dân thu gom rác thải, cùng nhau hiến đất làm đường giao thông nông thôn gặp không ít trở ngại… Nhờ có các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú của xã nên đông đảo các cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện trước, từ đó người dân đã nhận thức, hiểu ra vấn đề rồi làm theo… Đến nay, cả xã hiện có 100% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa; 88% số nhà đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng; chợ nông thôn được nâng cấp đạt chuẩn tiêu chí chợ NTM, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, giao thương buôn bán của nhân dân. Đặc biệt, các công trình giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng được đầu tư xây dựng đã tạo điều kiện cho bà con nông dân phát triển sản xuất, năng suất lúa hằng năm đạt cao, đồng thời tạo thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động và phát triển, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân địa phương. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người của xã đã không ngừng tăng lên, đến nay đạt 37,1 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 4,6%... Có thể nói bên cạnh việc tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong nhân dân thì Tiên Du còn có một nguồn lực quan trọng và sẵn có khác đóng góp vào tiến trình xây dựng NTM của xã chính là phát triển làng nghề. Năm 2009, làng nghề hoa làng Thượng thuộc khu 6, xã Tiên Du được công nhận là làng nghề duy nhất của huyện Phù Ninh, nghề trồng hoa được xem là một cứu cánh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, đem lại cuộc sống sung túc, ấm no cho người dân ở đây. Gặp ông Nguyễn Văn Viễn, một trong những hộ trồng hoa lớn nhất khu 6 đang tất bật trong vườn hoa cúc để chăm sóc những luống hoa đến kỳ thu hoạch, chúng tôi được biết: Gia đình ông trồng hơn 2 sào hoa cúc các loại, tương đương với hơn 30.000 gốc, ngoài ra gia đình còn trồng thêm hoa lay ơn, hoa hồng. Mỗi năm, nghề trồng hoa đem lại thu nhập cho gia đình ông khoảng 30 - 50 triệu đồng. Trước đó, chỉ có một số ít hộ trồng hoa trên
đất vườn, đất ruộng thay cho trồng rau màu, nhờ hiệu quả kinh tế cao nên giờ đây nhiều người dân đã chuyển sang trồng chuyên canh hoa.
Những giải pháp đồng bộ, cách nghĩ, cách làm sáng tạo trong xây dựng NTM ở Tiên Du đã góp phần đưa địa phương về đích đúng hạn so với kế hoạch đề ra. Phát huy những kết quả đạt được, tập trung giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí chính là mục tiêu quan trọng mà Tiên Du đặt ra trong nhiệm kỳ mới. Có thể nói, phát huy được sức mạnh lòng dân cũng chính là chìa khóa tạo ra những thành công của Tiên Du trong xây dựng NTM.
* Kinh nghiệm tại xã Yên Lễ, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Xã Yên Lễ nằm liền kề với thị trấn Yên Cát, cách trung tâm huyện 2km về phía Bắc của huyện Như Xuân... có diện tích đất tự nhiên là 2.658.17 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 2293,94 ha, dân số là 5103 khẩu, phân bố ở 12 thôn. Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước. Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Yên Lễ đã đoàn kết, năng động, sáng tạo và khắc phục khó khăn để tập trung xây dựng thành công xã nông thôn mới (NTM).
Sau 6 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM với sự tập trung cao độ và thực hiện có hiệu quả các nội dung tiêu chí theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Đến nay xã Yên Lễ đã hoàn thành 19/19 tiêu chí của chương trình. Bước vào triển khai chương trình xây dựng NTM xã Yên Lễ cũng gặp những khó khăn về nguồn vốn ngân sách xã, các tiêu chí chưa đạt còn nhiều, tư tưởng ngại khó trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Song xã có những thuận lợi cơ bản về chủ chương, cơ chế của tỉnh của huyện, cơ sở hạ tầng như: nhà văn hóa thôn, trung tâm văn hóa xã, hệ thống giao thông nông thôn được chú trọng đầu tư trong nhiều năm. Xác định xây dựng NTM là vấn đề lớn và có tính chiến lược, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại. Cơ cấu kinh tế và hình thức sản xuất phù hợp gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ,
phòng an ninh. Chương trình xây dựng NTM được tập trung cao độ với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Với tinh thần đoàn kết, sáng tạo phát huy những truyền thống của quê hương để triển khai thực hiện. Trên tinh thần dễ làm trước khó làm sau, lựa chọn các tiêu chí phù hợp để đẩy mạnh thực hiện từng nội dung và các tiêu chí của chương trình. Với việc hoàn thành 19 tiêu chí của chương trình xây dựng NTM, đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 19,2% thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 28,4 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 tính theo chuẩn nghèo đa chiều là 67 hộ/1110 hộ, tỷ lệ là 6,0%, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt.
Trong phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất Nông nghiệp. Xã đã tập trung quy hoạch vào sản xuất các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như chuyển đổi diện tích sắn, mía trên đất dốc sang trồng rừng gỗ lớn, cải tạo vườn tạp trồng các loại cây Bưởi, trồng chanh tứ quý, trồng chanh leo, đào cảnh; có 137 hộ tham gia với diện tích là 12,43 ha. Đối với lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục được phát triển, xã đã ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh phát triển các ngành nghề trong nông nghiệp, mở rộng kinh doanh dịch vụ, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân. Về lĩnh vực đầu tư – xây dựng cơ bản với các chính sách của huyện của tỉnh, ngân sách xã và huy động sức đóng góp của nhân dân. Đến nay xã Yên Lễ đã cơ bản hoàn thành bê tông hóa hệ thống giao thông nông thôn, xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, hoàn thành nhà văn hóa các thôn và đang tiếp tục đầu tư xây dựng hội trường đa năng, sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã. Sữa chữa nâng cấp trạm y tế, trường tiểu học và các công trình phúc lợi dân sinh trên địa bàn xã. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đến nay đạt 58.888.844.500 đồng. Bên cạnh phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến rõ nét theo hướng chuẩn hóa. Đến năm 2016 xã đã có 12/12 thôn được công nhận làng văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa NTM. Công tác
giáo dục được chú trọng, hoàn thành 100% phổ cập giáo dục bậc mầm non, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học cấp độ 2, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 trở lên. Công tác y tế, chăm sóc sức