L ỜI CẢM ƠN
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trong xây dựng
NTM trên địa bàn huyện Phú Bình
3.2.1. Các yếu tốảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trong xây dựng
NTM trên địa bàn huyện Phú Bình
* Diện tích đất canh tác
Đất canh tác là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với thu nhập của các hộ, qua điều tra cho thấy hộ nghèo là hộ có diện tích canh tác nhỏ lẻ, chỉ đủ trồng cây lương thực như lúa, ngô. Các hộ trung bình nhờ có diện tích đất canh tác lớn nên có thể phát triển trồng cây ăn quả, cây dài ngày như chè, cây lâm nghiệp nhờ đó mà thu nhập cao hơn.
Đất canh tác màu mỡ cũng là yếu tố quyết định không nhỏ đến năng suất của các loại cây trồng, do đó cũng có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Diện tích đất canh tác manh mún, không tập trung cũng dẫn đến khó thực hiện được các mô hình phát triển sản xuất với quy mô lớn và áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp.
* Vấn đề về giới
Sự bất bình đẳng giới vốn ăn sâu vào nếp sống, vào suy nghĩ vào mọi ngõ ngách ở mọi miền trên đất nước ta. Từ xưa vốn đã quan niệm truyền thống trọng nam khinh nữ, truyền thống ấy là nguồn gốc tạo nên sự bất bình đẳng.
Huyện Phú Bình là một huyện nông nghiệp mà công việc làm nông nghiệp rất nặng nhọc. Mọi khâu từ làm ruộng, bón phân, cấy, gặt hái… đều là công việc mất rất nhiều thời gian và sức lực chị em phụ nữ phải làm phần lớn những công việc trên, điều kiện như vậy làm ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ. Mặc dù sức lao động bỏ ra nhiều tuy nhiên thu nhập từ công việc của phụ nữ vẫn thấp hơn so với đàn ông. Đàn ông vẫn giữ vai trò trụ cột của gia đình, họ vừa là lao động
chính trong gia đình và tạo ra thu nhập chính, là người gánh vác các công việc nặng trong gia đình.
* Trình độ học vấn, lao động qua đào tạo
Các hộ được điều tra chủ yếu chỉ mới học hết cấp cấp 2, có một số ít đã học hết cấp 3 nhưng số lượng không nhiều và vì nhiều lý do trong đó căn bản nhất vẫn là do mức thu nhập thấp, việc học lên cao là một gánh nặng của các gia đình. Trình độ dân trí thấp như vậy ảnh hưởng đến phát triển xã hội, người dân thiếu đi tính linh hoạt, năng động, vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất bị hạn chế, kèm theo đó là năng lực tiếp cận thị trường kém.
Những lao động qua đào tạo thì thu nhập sẽ cao và ổn định hơn lao động chưa qua đào tạo. Lao động chưa qua đào tạo chủ yếu sản xuất nông nghiệp và là lao động làm thuê công việc không ổn định thu nhập thấp. Tuy nhiên, thực tế các ngành được đào tạo chưa phù hợp với thực tế tại địa phương do đó chưa phát huy được vào trong sản xuất để nâng cao thu nhập cho gia đình.
Ngoài ra, với sự phát triển rầm rộ của các công ty trong và ngoài huyện và ở các tỉnh, nhu cầu tuyển lao động của họ là rất cao, tuy nhiên họ cũng đặt ra yêu cầu tối thiểu lao động phải tốt nghiệp bậc trung học phổ thông, do đó trình độ văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập của hộ.
* Nguồn vốn và hình thức sản xuất của hộ
Đối với các hộ được điều tra, vấn đề vay vốn với lãi xuất ưu đãi (hộ nghèo lãi xuất 0,5%/năm, hộ cận nghèo 0,65%/năm) thuận lợi, không có khó khăn. Tuy nhiên lượng vốn được vay còn bị hạn chế, hộ nghèo chỉ được vay tối đa 30 triệu đồng/hộ, hộ cận nghèo 50 triệu đồng/hộ. Với số vốn vay như trên, hộ nghèo không thể đầu tư phát triển sản xuất theo quy mô lớn, tập trung. Do đó cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của hộ.
* Độ tuổi và một số yếu tố khác (phong tục tập quán, phương thức sản xuất, quản lý chi tiêu…)
Bên cạnh các nhân tố học vấn, giới tính thì độ tuổi của hộ dân khác nhau cũng cho thấy thu nhập khác nhau. Những người trong độ tuổi lao động là những
người trẻ tuổi và có sức khỏe nhưng không hẳn là những người có thu nhập cao hơn những người lớn tuổi, do sự thiếu kinh nghiệm thiếu tích lũy tâm lý (không cân đối được mức thu và chi) do đó không có thu nhập cao và đây cũng là lứa tuổi dễ bị các tệ nạn xã hội xâm nhập.
Ở các lứa tuổi lớn hơn đặc biệt khi về già do kinh nghiệm được tích lũy trong một thời gian dài nên họ thường có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, một số hộ tuổi trẻ cũng mạnh thay đổi tư duy, cách làm mới, dám nghĩ, dám làm cũng mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho gia đình.
Đã có nhiều hộ dân lâm vào tình trạng nghèo túng chỉ vì không biết tính toán chi phí sản xuất và quản lý các khoản chi tiêu của gia đình mình, do đó yếu tố quản lý cũng ảnh hưởng tới thu nhập của hộ.