Giải pháp về xây dựng cơ sở hạt ầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 93)

L ỜI CẢM ƠN

3.3.6. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạt ầng

Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp như đường giao thông, thủy lợi. Thủy lợi là biện pháp hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả cây trồng trên địa bàn huyện. Giao thông cũng là yếu tố quan trọng, để tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp thì cần đẩy mạnh xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông và hệ thống điện nông thôn nhằm tăng hoạt động của máy móc thiết bị.

Các nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn tại địa phương còn hạn chế, do đó chính quyền, địa phương cần lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi thiết yếu phục vụ cho sản xuất, tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn.

3.3.7. Gii pháp v thông tin

Việc nắm bắt nhanh nhạy được các thông tin về thị trường, giá cả, các yếu tố đầu vào, đầu ra trong sản xuất là vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp cho chính quyền, các cấp các ngành đưa ra những định hướng cho người dân trong sản xuất mà còn giúp cho hộ nông dân chủ động lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, chủ động ứng phó với những thay đổi trong quá trình sản xuất của mình. Thông qua hệ thống thông tin truyền thông còn giúp cho hộ tiếp cận được các cách làm hay, học tập kinh nghiệm sản xuất từ những tấm gương sản xuất giỏi ở những địa phương khác trong và ngoài tỉnh.

Việc phát triển hệ thống thông tin truyền thông tại nông thôn là một yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của các hộ dân nông thôn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Từ khi đổi mới đến nay, kinh tế nông hộ ở huyện Phú Bình đã có những chuyển biến tích cực, đã có nhiều hộ vươn lên sản xuất hàng hoá và ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên số hộ này vẫn chưa nhiều mà phần lớn nông hộ trong huyện vẫn sản xuất manh mún, tự cung tự cấp, hiệu quả thấp nên còn gặp nhiều khó khăn, do đó thu nhập của người dân ở đây chưa cao.

- Qua phân tích tình hình vốn của hộ điều tra cho thấy các hộ nông dân khi sản xuất kinh doanh vẫn dựa trên nguồn vốn của mình là chính, trong khi đó vốn vay ít. Do đó số vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất của nông hộ cũng không phải nhiều như hộ khá có mức vốn bình quân là 41,047 triệu đồng/hộ/năm, còn hộ trung bình có mức vốn bình quân là 28,970 triệu đồng/hộ/năm, hộ cận nghèo là 16,45 triệu đồng/năm, hộ nghèo có mức vốn bình quân 14,942 triệu đồng/hộ/năm. Thiếu vốn, chưa đủ năng lực để tiếp thu khoa học kỹ thuật mới và không năng động trong việc nắm bắt thị trường là vấn đề lớn đối với các nông hộ trong huyện.

- Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp của nhóm hộ có sự khác nhau, đối với các hộ khá thì tỷ lệ thu nhập từ chăn nuôi và trồng trọt so với tổng thu nhập của hộ chênh lệch ít, tương ứng là 31,5% và 39,2%, đối với các hộ trung bình thì tỷ lệ thu nhập giữa 2 ngành này cao hơn (trồng trọt 45,6% và chăn nuôi 34,1%), đặc biệt ở các hộ nghèo sự chênh lệch thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi ở mức cao, các hộ nghèo chủ yếu nguồn thu từ trồng trọt, thu từ chăn nuôi tỷ lệ thấp 5,9%.

- Trên địa bàn huyện có nhiều ngành nghề dịch vụ đã và đang phát triển như: Bốc vác thuê, dịch vụ say sát, nấu rượu, làm thuê phụ cấp và buôn bán, làm công nhân đã được rất nhiều hộ tham gia, đặc biệt là các hộ khá có tiềm lực kinh tế cụ thể hàng năm ngành nghề phi dịch vụ cũng đem lại cho hộ khá 26,84 triệu đồng/hộ/năm, hộ trung bình 12,33 triệu đồng/hộ/năm, hộ cận nghèo

9,8 triệu đồng/năm và hộ nghèo 7,52 triệu đồng/hộ/năm. Chính sự phát triển của ngành nghề dịch vụ này đã giúp các loại hộ có thể tận dụng được lao động dư thừa ngoài mùa vụ tăng thu nhập cho hộ. Mức thu nhập tính bình quân cho hoạt động phi nông nghiệp của các hộ cũng chiếm tỷ trọng khá lớn là 28,1% trong tổng thu nhập của hộ điều tra.

- Qua phân tích điều tra chúng tôi đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng chính đến thu nhập nông hộ tại huyện gồm yếu tố thuộc về nông hộ như yếu tố lao động, yếu tố đất đai, yếu tố vốn là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nhóm hộ điều tra, ngoài ra, việc nắm bắt thông tin thị trường và việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật cũng như ảnh hưởng của công tác khuyến nông trong huyện đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ, qua đó ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ nông dân.

2. Kiến nghị

- Các cấp cơ sở, nhất là chính quyền huyện phải nâng cao vai trò lãnh đạo, xây dựng được các chiến lược kinh tế của địa phương mình, đồng thời phải có kế hoạch sản xuất cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn. Cần lựa chọn mô hình kinh tế sản xuất trong kinh tế hộ mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó nhân ra diện rộng.

- UBND huyện tổ chức các hoạt động khuyến nông nhằm đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất. Có chính sách hỗ trợ những hộ nghèo trong hoạt động sản xuất đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Tăng cường vai trò của các tổ chức dịch vụ nông nghiệp nhằm giải quyết nguyên liệu và sản phẩm đầu tư cho nông dân.

- Sử dụng hiệu quả ngồn vốn Nhà nước và nguồn vốn của nhân dân đóng góp trong việc hoàn thiện và xây dựng mới cơ sở hạ tầng đảm bảo hệ thống tưới tiêu, điện sản xuất, sinh hoạt và đảm bảo cho việc vận chuyển, đi lại trên khu vực này được thuận tiện.

- Người dân cần thay đổi tập quán sản xuất cũ, tập quán sản xuất tự cung tự cấp. Để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập thì các hộ phải biết bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, đầu tư đúng hướng để đem lại hiệu quả cao nhất. Tích cực tham gia, tìm hiểu, học hỏi các kinh nghiệm sản xuất nhằm nâng cao trình độ sản xuất.

- Các hộ dân thực hiện chuyển đổi ruộng đất, tập trung tích tụ ruộng đất để tiến hành từng bước tiến tới sản xuất hàng hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008). “Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch đầu tư (2012), Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số

nước trên thế giới, http://www.mpi.gov.vn/Pages/ tinbai.aspx?idTin=19584&idcm=234, ngày 23/02/2012.

3. Chi cục Thống kê huyện Phú Bình (2017, 2018, 2019), Niên giám thống kê huyện Phú Bình năm 2017, 2018, 2019.

4. Đỗ Kim Chung (2003), “Dự án phát triển nông thôn”, Giáo trình, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đỗ Kim Chung (2005). “Chính sách và phương thức chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Lê Trọng Cúc, Chu Hữu Quý (2002), “Phát triển bền vững miền núi Việt Nam - 10 năm nhìn lại và những vấn đềđặt ra”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Quyền Đình Hà, Mai Thanh Cúc, Nguyễn Thị Tuyết Lan (2005), “Phát triển Nông thôn”, Giáo trình, Trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội.

Hiền Hòa (2018), Kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng nông thôn mới ở xã miền núi,http://nongthonmoi.gov.vn/vn/tintuc/Lists/anninh

chinhtri/View_Detail.aspx?ItemID=70.

8. Nguyễn Lê Huy (2010). “Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ở nông hộ

thuộc bốn huyện vùng núi cao phía Bắc tỉnh Hà Giang”. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

9. Trần Thanh Lịch (2014). “Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Thái Nguyên.

10. Khánh Phương (2017), Xây dựng nông thôn mới - kinh nghiệm thế giới, http://www.baomoi.com/xay-dung-nong-thon-moi-kinh-nghiem-the-

gioi/c/22191912.epi, ngày 05/5/2017.

11. Chu Văn Vũ (1995), “Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội.

12. Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (2015), Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2010- 2015,

http://nongthonmoi.gov.vn/vn/tintuc/Lists/hdtw/View_Detail.as px?ItemID=79, ngày 08/12/2015.

13. Nguyễn Hoàng Sa (2014), Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Thái Lan và Trung Quốc bài học đối với Việt Nam hiện nay,

http://hoaphu.danang.gov.vn/index.php/vi/nong-thon-moi/Mo-hinh- moi/Kinh-nghiem-xay-dung-nong-thon-moi-o-Thai-Lan-va-Trung- Quoc- bai-hoc-doi-voi-Viet-Nam-hien-nay-4/, ngày 11/06/2014.

14. Nguyễn Lâm Thành (2004), “Chính sách xoá đói giảm nghèo của Nhà nước

đối với vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số”, Kỷ yếu hội thảo Quản lý và phát triển bền vững tài nguyên Miền núi, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. UBND huyện Phú Bình (2017), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.

16. UBND huyện Phú Bình (2018), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

PHỤ LỤC I

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN

“Mt s gii pháp ch yếu nhm nâng cao thu nhp cho h nông dân

ti huyn Phú Bình, tnh Thái Nguyên”

I. Thông tin chung về hộ gia đình

1.1. Họ tên chủ hộ: ……..………..……; 1.2. Tuổi: ...; 1.3. Giới tính: ………..

1.4. Xã: ………..…….; 1.6. Dân tộc: ………….……….; 1.7. Số nhân khẩu: ……….người; 1.8. Số lao động: …..………… người; 1.9. Số năm định cư tại đây: …..… năm;10. Trình độ học vấn: ……… 1.11. Phân loại kinh tế hộ: (Giàu, Khá, Trung bình, Cận nghèo, Nghèo)

1.12. Nghề nghiệp của hộ: (Thuần nông, Kiêm ngành nghề, Kiêm dịch vụ, Phi nông)

1.13. Nhà ở: (Nhà kiên cố, Nhà bán kiên cố, Nhà tạm)

1.14. Tiện nghi sinh hoạt: (Xe ô tô, Xe máy, Điện thoại, Ti vi, Tủ lạnh, Máy cày …)

1.19. Tình hình kinh tế, đời sống của gia đình Ông/Bà so với 2-3 năm trước đây như thế nào? (Cải thiện, không thay đổi, xấu đi)

II. Thông tin về đất đai và thu nhập của hộ gia đình được phỏng vấn

2.1. Tình hình cơ bn vđất đai ca h Chỉ tiêu ĐVT Số lượng I.Đất sản xuất nông nghiệp 1. Đất trồng lúa m2 2. Đất trồng cây hàng năm m2 3. Đất trồng cây lâu năm m2 II. Đất thổ cư 1. Đất ở m2 2. Đất vườn m2

2.2.Tình hình sn xut ca hot động trng trt

Chỉ tiêu Số tiền (1000đ) Ghi chú

I. Chi phí cho hoạt động trồng trọt

1. Hạt giống 2. Phân các loại

4. Lao động thuê ngoài

5. Dịch vụ cày bừa, tuốt, gặt... 6. Dụng cụ lao động (liềm, dao,…) 7. Chi phí khác II. Thu hoạt động trồng trọt 1. Lúa 2. Ngô 3. Khoai lang 4. Sắn 5. Rau các loại 6. Các loại khác (Mía, lạc, đậu tương...) Những khó khăn trong quá trình trồng trọt: - Giá cả không ổn định - Giá thấp

- Thiếu nguồn tiêu thụ

- Thiếu đất - Thiếu vốn

- Thiếu kiến thức về kỹ thuật - Thiếu lao động

- Đất đai không thích hợp - Thiếu nguồn nước

- Thiên tai, sâu bệnh

2.3.Tình hình sản xuất của hoạt động chăn nuôi

Chỉ tiêu ĐVT Số tiền Ghi chú

I. Chi phí cho hoạt đông chăn nuôi

1. Chi Gia súc

- Giống 1000đ

- Thức ăn 1000đ

- Thú y 1000đ

- Chi phí khác (điện, nước, than..) 1000đ

2. Chi phí cho gia cm

- Giống 1000đ

- Thức ăn 1000đ

- Thú y 1000đ

3. Các hot động chăn nuôi khác 1000đ

II. Thu từ hoạt đông chăn nuôi

2.1. Con ln

- Số con/năm Con

- Tổng lượng xuất chuồng/năm kg

- Giá bán hơi 1000đ/kg

2.2. Con trâu

- Số con/năm Con

- Tổng lượng xuất chuồng/năm kg

- Giá bán hơi 1000đ/kg

2.3. Con bò

- Số con/năm Con

- Tổng lượng xuất chuồng/năm kg

- Giá bán hơi 1000đ/kg

- Số con/năm Con - Tổng lượng xuất chuồng/năm kg

- Giá bán hơi 1000đ/kg

2.5. Gia cm

- Số con/năm Con

- Tổng lượng xuất chuồng/năm kg

- Giá bán hơi 1000đ/kg

Những khó khăn trong quá trình chăn nuôi:

- Giá cả không ổn định - Giá thấp

- Thiếu nguồn tiêu thụ

- Thiếu đất - Thiếu vốn

- Thiếu kiến thức về chăn nuôi - Thiếu lao động

- Thiếu cỏ

- Thiếu nguồn nước - Giá thuốc thú y cao

- Những khó khăn, trở ngại khác:………

2.4. Thu từ hoạt động phi nông nghiệp của hộ

Chỉ tiêu Số tiền (1000đ) Ghi chú 1. Nghành tiểu thủ công nghiệp 2. Dịch vụ bán hàng 3. Dịch vụ khác - Dịch vụ làm thuê - Dịch vụ xát lúa - Dịch vụ khác…

Những khó khăn trong quá trình thương mại dịch vụ:

- Thiếu lao động chuyên nghiệp - Thiếu vốn

- Thiếu thị trường

- Thiếu môi trường KD không thuận lợi

- Ý kiến khác: ………

2.5. Các nguồn thu nhập khác trong năm vừa qua

Nguồn thu Tổng thu/tháng Ghi chú

1. Tiền hưu trí

2. Tiền trợ cấp thương binh, người già neo đơn

3. Tiền lãi từ các nguồn cho vay 4. Tiền nhận từ người thân, bạn bè (trong và ngoài nước)

5. Nguồn khác (xin chỉ rõ)

III. Thông tin về vốn của hộ 3.1. Tình hình nguồn vốn của hộ Chỉ tiêu ĐVT Số lượng 1. Vốn tự có 1000đ 2. Vốn vay 1000đ Vốn vay ngân hàng 1000đ Vốn vay tổ chức XH 1000đ Vay nguồn khác 1000đ 3.2.Mục đích vay để làm gì?

- Sản xuất kinh doanh - Chi tiêu

3.3. Về việc vay tiền đó có khó không?

- Dễ - Rất khó

- Không biết thông tin

Xin chân thành cảm ơn!

Người được phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)