Sau khi phân lập và định danh được, chúng ta tiến hành làm kháng sinh đồ bằng kĩ thuật khoanh giấy khuếch tán trong thạch (kỹ thuật Kirby-Bauer) kĩ thuật này cho phép xác định mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh, từ đó có thể lựa chọn được kháng sinh có hiệu quả cho điều trị[10][20][22].
Nguyên tắc:
Kháng sinh tẩm vào đĩa giấy với nồng độ quy định theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ khuếch tán vào thạch, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tạo thành vòng vô khuẩn, đo đường kính vô khuẩn xuất hiện quanh đĩa giấy kháng sinh để xác định sự nhạy cảm hay đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh đã dùng[10][20][22].
Môi trường:
Môi trường được cân, cho lượng nước cất thích hợp vào bình tròn, nấu tan. Sau đó phân ra các đĩa peptri với độ dày thạch chừng 4mm. Sau đó ủ môi trường ở 35°C trong vòng 24h để loại trừ các hộp thạch bị nhiễm khuẩn.
Cách tiến hành pha canh khuẩn:
Dùng que cấy lấy khúm vi khuẩn cho vào trong ống nghiệm chứa dịch BHI và để khoảng 15-20 phút để tăng sinh. Lượng vi khuẩn lấy sao cho khi cho vào ống BHI thì có độ đục tương đương 10^8 vi khuẩn/ml (so sánh với độ đục chuẩn: Mc Farland 0,5). Dùng tăm bông vô trùng nhúng vào dịch, ép hết nước thừa trên thành ống nghiệm rồi trải đều lên mặt thạch của hộp MH. Để yên 5-10 phút cho khô[10][20][22].
Cách đặt khoanh kháng sinh:
Dùng kẹp vô trùng hoặc dùng mũi kim tiêm lấy các đĩa kháng sinh và đặt lên trên mặt thạch sao cho mặt đĩa kháng sinh tiếp xúc đều với mặt thạch. Các đĩa kháng sinh cách mép hộp thạch từ 2-2,5cm và cách nhau 2,5-3,5cm. Để ở nhiệt độ phòng khoảng 20 phút. Ủ 37◦C trong vòng 18 - 24h[10][20][22].
Sau 18-24h đọc kết quả, kết quả sẽ được so sánh với bảng đường kính khoang kháng sinh đồ theo tiêu chuẩn CLSI.
35
Bảng 3.2. Đường kính khoang giấy kháng sinh đồ của họ vi khuẩn đường ruột
Kháng sinh Ký hiệu S I R Ampicillin AMP ≥17 14-16 ≤13 Piprecillin PRL,PIP ≥21 18-20 ≤17 Amoxicillin AUG ≥18 14-17 ≤13 Ampicillin SAM ≥15 12-14 ≤11 Piperracillin PTZ,TZP ≥21 18-20 ≤17 Cefepime FEP,CPM ≥25 19-24 ≤18 Cefotaxime CTX ≥26 23-25 ≤22 Cefuroxime CRO ≥23 20-22 ≤19 Cefazidime CXM ≥18 15-17 ≤14 Atreoman CAZ ≥21 18-20 ≤17 Imipenem ATM,AT ≥23 18-20 ≤17 Meropenem MEM ≥23 20-22 ≤19 Getanmycin GM ≥15 20-22 ≤19 Tobramycin TOB,TN ≥15 13-14 ≤12 Amikacin AK,AN ≥17 15-16 ≤14 Tetracyline T,TE,TET ≥15 12-14 ≤11 Ciprofloxacin CIP ≥26 22-25 ≤21 Levofloxacin LEV ≥21 17-20 ≤16 Ofloxacin OFX ≥16 13-15 ≤12 Trimethoprim SXT ≥16 11-15 ≤10 Chloramphenicol C ≥18 13-17 ≤12 Fosfomycin FOS,FOT ≥16 13-15 ≤12
36
Đánh giá độ nhạy của kháng sinh theo mức độ (S), (I), (R) theo tiêu chuẩn CLSI đo dường kính vùng ức chế từ sau mặt đĩa thạch bằng thước đo tính bằng mm. So sánh đường kính vùng ức chế do được với bảng “Giới hạn đường kính vùng ức chế”
cho từng loại kháng sinh để phân biệt mức độ của vi khuẩn: nhạy cảm (S: susceptible), trung gian (I: intermediate), và kháng (R: resistant).