Kỹ thuật phát hiện vi khuẩn sinh ESBL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại khoa vi sinh bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 46 - 49)

Thực hiện đồng thời với làm kháng sinh đồ.

Xét nghiệm sàng lọc dùng kháng sinh chỉ điểm là Ceitazidime 30µg, Cefotaxime 30µg, Ceftriaxone 30µg.

Xét nghiệm xác định là dùng phương pháp đĩa kết hợp với 2 loại đĩa giấy kháng sinh là Ceftazidime-acid clavulanic 30/10µg và Cefotaxime-acid clavulanic 30/10µg.Kỹ thuật thực hiện tương tự như kỹ thuật làm kháng sinh đồ. Đọc kết quả ESBL: Đo đường kính vòng vô khuẩn và dựa theo tiêu chuẩn CLSI để xác định vi khuẩn sinh ESBL.

37

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1Kết quả nghiên cứu tỉ lệ các vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Trong thời nghiên cứu từ ngày 30/12/2019 đến ngày 31/05/2020, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm từ các bệnh nhân tại bệnh viện, tiến hành nuôi cấy, phân lập và định danh bằng API 20E đã thu được kết quả 243 chủng các loại vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm.

Bảng 4.1.Tỉ lệ các loại vi khuẩn đường ruột phân lập được (243 chủng) Số lượng Tỉ lệ(%)

Vi khuẩn đường ruột sinh ESBL 127 52,26

Vi khuẩn đường ruột không sinh ESBL 116 47,74

Tổng 243 100

Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy,tỉ lệ vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL tương đối là cao, trong tổng số 243 chủng phân lập được thì tỉ lệ sinh ESBL đã đạt tới mức là 127 chủng (chiếm 52,26%). Đây là một tỉ lệ khá cao do việc sử dụng các kháng sinh thuốc nhóm cephalosporins và fluoroquinolones không được kiểm soát chặt chẽ cùng với kĩ thuật phát hiện ESBL của phòng xét nghiệm vi sinh đã được quan tâm nhiều hơn.

Kể từ khi hiện tượng vi khuẩn sinh ESBL bắt đầu xuất hiện đầu tiên tại Tây Âu, cho đến nay đã được phát hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Chấu Á. Tần suất xuất hiện của vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL ở mỗi quốc gia là khác nhau. Và trong quốc gia đó, thì tỉ lệ sự xuất hiện ở mỗi bệnh viện cũng thay đổi tùy theo.

Tại Việt Nam:Năm 2004, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ cùng một số cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa Bình Định và kết quả nhận thấy có tới 22% số chủng vi khuẩn đường ruột sinh ESBL[17].

Cho đến năm 2005, thì tác giả Chu Thị Nga cũng cùng với các cộng sự của mình, thực hiện nghiên cứu trên 117 chủng E. coli, Klebsiella spp., Proteus spp.được

38

phân lập tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng. Kết quả đã chỉ ra rằng, có 34/117 chủng sinh ESBL, chiếm tỉ lệ 29,06%[18].

Một nghiên cứu khác được diễn ra ở bệnh viện Trung ương Huế vào năm 2008 của tác giả Mai Văn Tuấn đã phân lập được 65 chủng vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL trên tổng 214 chủng, chiếm tỉ lệ 30,4%[19].

Từ kết quả của ba tác giả, so sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ vi khuẩn đường ruột sinh ESBL thấp hơn nhiều. Điều này đã chứng minh rằng, tỉ lệ vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL tăng theo từng năm. Lý giải cho điều này, chính là việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ.

4.2 Kết quả nghiên cứu tổng hợp tỉ lệtheo chỉ số của các loại vi khuẩn đường ruột phân lập được theo nhóm tuổi của bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Bảng 4.2.Tỉ lệ các loại vi khuẩn đường ruột phân lập được theo chỉ số

Vi khuẩn

Chỉ số

E. coli Klebsiella spp. Proteus spp. Tổng Tỉ lệ(%)

Số lượng bệnh nhân <10 9 13 3 25 10,29 10-29 7 4 1 12 4,94 30-49 30 14 6 50 20,58 50-70 58 21 7 86 35,39 >70 39 26 5 70 28,81 Tổng 143 78 22 243 100 Nam 83 30 12 125 51,44 Nữ 60 48 10 118 48,56 Tổng 143 78 22 243 100

Từ kết quả bảng 4.2 đã cho thấy, tỉ lệ vi khuẩn họ đường ruột của bệnh nhân theo lứa tuổi là không giống nhau và tỉ lệ này thay đổi theo từng lứa tuổi. Nhóm từ

39

50-70 tuổi, đạt tỉ lệ là cao nhất chiếm 35,39%. Tiếp đến, nhóm tuổi trên 70 có tỉ lệ chiếm 28,81% và thấp nhất là 4,94% thuộc vào nhóm từ 10-29 tuổi.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phân lập được 243 chủng khuẩn lạc là vi khuẩn họ đường ruột, tương ứng vói 243 bệnh nhân. Từ kết quả bảng đã cho thấy, có tới 125 bệnh nhân là giới tính nam chiếm 51,44% cótỉ lệ cao hơn bệnh nhân là giới tính nữ (48,56%).

So sánh với kết quả của Phạm Hùng Vân và cộng sự có sự tương đồng về bệnh nhân nam chiếm 58,9%, còn bệnh nhân nữ chiếm 41,1%[20].Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra điều tương tự là tỉ lệ nam cao hơn nữ. Điều này cho thấy tỉ lệ vi khuẩn đừng ruột liên quan đến giới tính, trong đó tỉ lệ giới tính nam cao hơn nữ. Có thể vì một số lý do sinh học và xã hội đã ảnh hưởng đến yếu tố này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại khoa vi sinh bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 46 - 49)