Áp dụng phương pháp thí nghiệm đồng ruộng của Đỗ Ngọc Oanh (2004) [18], và phương pháp điều tra, đánh giá tình hình sâu bệnh hại theo quy chuẩn hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Phương pháp đánh giá chỉ tiêu khoa học đối với nội dung nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến khả năng sinh trưởng của cây Hoài Sơn.
- Thời gian nảy mầm (ngày): tính từ khi trồng đến 50% số cây bật mầm. - Tỷ lệ cây nảy mầm (%) = số cây nảy mầm/tổng số cây trồng x 100. - Tỷ lệ cây sống (%) = số cây sống / tổng số cây trồng x 100
- Chiều dài lá thuần thục (cm): đo từ cuống lá đến đầu mép lá. Lựa chọn lá đã thuần thục đại diện cho từng cây để đo đếm.
- Chỉ tiêu số lá: Đếm số lá thuần thục của 5 cây của mỗi lần nhắc lại ở mỗi công thức. Cách 15 ngày đo 1 lần sau giai đoạn bón thúc.
- Đường kính thân (cm): đo 5 cây của mỗi lần ở mỗi công thức cách gốc 5 cm. Cách 15 ngày đo 1 lần sau giai đoạn bón thúc.
- Chiều cao thân chính (cm): đo 5 cây của mỗi lần nhắc lại ở mỗi công thức từ mặt đất lên đến điểm cao nhất của cây. Cách 15 ngày đo 1 lần. Đo trong đến thời điểm cây chạm thanh ngang của giàn.
- Chỉ tiêu về sâu bệnh hại: Phương pháp lấy mẫu, cách tiến hành thí nghiệm và chỉ tiêu đánh giá được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT). Thành phần, tần suất xuất hiện sâu bệnh hại được tính như sau:
Tần xuất bắt gặp (%) = Số lần bắt gặp của mỗi loài x 100 ∑ số lần điều tra Mức độ phổ biến: - : Rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp < 5%) + : Ít phổ biến (tần suất bắt gặp từ 5 - 19%) ++ : Phổ biến (tần suất bắt gặp từ 20 - 50%) +++: Rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%)
Phương pháp đánh giá chỉ tiêu khoa học đối với nội dung nghiên cứu về liệu lượng phân NPK đến khả năng sinh trưởng của cây Hoài Sơn.
- Chiều dài lá thuần thục (cm): đo từ cuống lá đến đầu mép lá. Lựa chọn lá đã thuần thục đại diện cho từng cây để đo đếm.
- Chiều rộng lá thuần thục (cm): đo ở giữa lá phần có diện tích lớn nhất. - Chỉ tiêu số lá: Đếm số lá thuần thục của 5 cây của mỗi lần nhắc lại ở mỗi công thức. Cách 15 ngày đo 1 lần sau giai đoạn bón thúc.
- Đường kính thân (cm): đo 5 cây của mỗi lần ở mỗi công thức cách gốc 5 cm. Cách 15 ngày đo 1 lần sau giai đoạn bón thúc.
- Chiều cao thân chính (cm): đo 5 cây của mỗi lần nhắc lại ở mỗi công thức từ mặt đất lên đến điểm cao nhất của cây. Cách 15 ngày đo 1 lần. Đo trong đến thời điểm cây chạm thanh ngang của giàn.
- Chỉ tiêu về sâu bệnh hại: Phương pháp lấy mẫu, cách tiến hành thí nghiệm và chỉ tiêu đánh giá được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT). Thành phần, tần suất xuất hiện sâu bệnh hại được tính như sau:
Tần xuất bắt gặp (%) = Số lần bắt gặp của mỗi loài x 100 ∑ số lần điều tra Mức độ phổ biến: - : Rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp < 5%) + : Ít phổ biến (tần suất bắt gặp từ 5 - 19%) ++ : Phổ biến (tần suất bắt gặp từ 20 - 50%) +++: Rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%) 3.6. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.1 (SAS Institute Inc., Cary, NC, USA).
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nội dung 1: Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển của cây Hoài Sơn tại huyện Chợ Đồn trưởng, phát triển của cây Hoài Sơn tại huyện Chợ Đồn
4.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến thời gian nảy mầm của giống cây Hoài Sơn của giống cây Hoài Sơn
Thời gian nảy mầm là một chỉ tiêu quan trọng để xác định thời gian bón phân phù hợp. Thời gian nảy mầm ở các công thức được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp thời gian nảy mầm Công thức Ngày trồng Ngày
nảy mầm Tổng thời gian từ trồng đến nảy mầm (ngày) 1 06/05/2020 26/05/2020 20 2 06/05/2020 26/5/2020 20 3 06/05/2020 27/05/2020 21 4 06/05/2020 28/05/2020 22 Ghi chú: CT1: 20 tấn phân chuồng (đ/c) CT3: 7 tấn hữu cơ vi sinh
CT2: 5 tấn hữu cơ vi sinh CT4: 9 tấn hữu cơ vi sinh
Từ bảng 4.1 cho ta thấy, các công thức liều lượng bón phân khác nhau không có sự khác biệt nhiều về thời gian nảy mầm (dao động 1 - 2 ngày), do đó có thể kết luận các công thức không ảnh hưởng tới thời gian nảy mầm của cây Hoài Sơn. Thời gian nảy mầm của cây dao động từ 20 - 22 ngày sau trồng.
4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây sống của giống cây Hoài Sơn tỷ lệ cây sống của giống cây Hoài Sơn
Tỷ lệ nẩy mầm và tỷ lệ cây sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng củ giống và chất lượng đất gieo trồng. Củ nảy mầm và
cây sống được khi gặp những điều kiện sinh trưởng thuận lợi như: đất đủ ẩm, thoáng khí, đủ dinh dưỡng, nhiệt độ thích hợp. Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây sống của giống cây Hoài Sơn được biểu thị ở bảng 4.2 dưới đây.
Bảng 4.2. Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây sống của các thí nghiệm phân bón Công thức Tỷlệ nảy mầm (%) Tỷ lệ cây sống (%)
1 97,33 94,00 2 94,67 88,00 3 92,67 88,67 4 92,00 87,33 Ghi chú: CT1: 20 tấn phân chuồng (đ/c) CT3: 7 tấn hữu cơ vi sinh
CT2: 5 tấn hữu cơ vi sinh CT4: 9 tấn hữu cơ vi sinh
Qua bảng 4.2 , ta thấy các công thức liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh khác nhau đều tỷ lệ nảy mầm của cây cao, dao động từ 92,0% đến 97,3%. Cây cho tỷ lệ sống dao động từ 87,33% đến 94,0%. Trong đó CT1 cho tỉ lệ nảy mầm và tỉ lệ sống cao nhất.
4.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đếnkích thước lá thuần thục giữa các công thức phân bón thục giữa các công thức phân bón
Lá cây Hoài sơn là lá đơn, lá có dạng bản nhỏ, mọc so le hay mọc đối, hình trái tim hay đôi khi có hình mũi tên. Kích thước lá thuần thục của cây đo đếm được biểu thị ở bảng 4.3 dưới đây.
Bảng 4.3. So sánh kích thước lá thuần thục giữa các công thức phân bón
Côngthức Rộng lá (cm) Dài lá (cm) 1 7,23 14,02 2 8,21 13,73 3 7,22 13,46 4 6,98 13,67 P-value ns ns
Ghi chú:
CT1: 20 tấn phân chuồng (đ/c) CT3: 7 tấn hữu cơ vi sinh
CT2: 5 tấn hữu cơ vi sinh CT4: 9 tấn hữu cơ vi sinh
Kết quả xử lý thống kê cho thấy, các công thức bón phân khác nhau không ảnh hưởng đến chiều rộng và chiều dài lá thuần thục của cây Hoài Sơn. Cây có chiều rộng lá khoảng 6,98cm đến 8,21cm. Chiều dài lá khoảng 13,46cm đến 14,02cm.
4.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến động thái tăng trưởng chiều cao cây trưởng chiều cao cây
Động thái tăng trưởng chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng của phân bón tới sự sinh trưởng và phát triển của cây. Với lượng phân bón phù hợp, cây sẽ nhanh chóng hấp thụ và sinh trưởng mạnh mẽ.
Kết quả theo dõi thu được trình bày ở bảng 4.4 và hình 4.1 dưới đây.
Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây sau trồng
Công thức 45 ngày 60 ngày 75 ngày
CT1 17,7 46,6c 79,88c CT2 18,75 47,53bc 82,27bc CT3 19,3 48,34bc 83,37bc CT4 19,55 50,25a 85,63a P-value >0,05 <0,05 <0,05 CV - 1,95 1,44 LSD0,05 - 1,9 2,38 Ghi chú: CT1: 20 tấn phân chuồng (đ/c) CT3: 7 tấn hữu cơ vi sinh
CT2: 5 tấn hữu cơ vi sinh CT4: 9 tấn hữu cơ vi sinh
Đối với động thái tăng trưởng chiều cao cây, qua bảng 4.4 cho ta thấy. Sau 45 ngày trồng giữa các công thức bón phân chưa có sự ảnh hưởng đến tẳng trưởng chiều cao cây. Bắt đầu có sự ảnh hưởng nhẹ về chiều cao từ giai đoạn sau 60 ngày trồng cụ thể như sau: Chiều cao cây ở các CT2, CT3, CT4 đều cao hơn CT1 đối chứng.
CT4 đạt chiều cao cao nhất 50,25cm, CT2 và CT3 cho chiều cao tương đương nhau lần lượt là 47,53cm và 48,34cm. CT1 cho chiều cao thấp nhất đạt 46,6cm. Ở giai đoạn sau 75 ngày, CT4 vẫn cho chiều cao cao nhất đạt 85,63cm, tiếp theo CT2 và CT3 cho chiều cao tương đương nhau đạt 83,27cm và 83,37cm, CT1 cho chiều cao thấp nhất đạt 79,88cm. Chiều cao cây ở các CT2, CT3, CT4 đều cao hơn CT1 đối chứng.
Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây sau trồng
4.1.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến động thái tăng trưởng đường kính thân
Tăng trưởng đường kính thân là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây. Kết quả theo dõi thu được trình bày ở bảng 4.5 và hình 4.2. 17.7 49 79.88 18.75 47.53 82.27 19.3 48.34 83.37 19.55 50.25 85.63 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
45 ngày 60 ngày 75 ngày
CT1 CT2 CT3 CT4
Bảng 4.5. Động thái tăng trưởn đường kính thân cây sau trồng
Công thức 45 ngày 60 ngày 75 ngày
CT1 0,19 0,22c 0,28c CT2 0,2 0,23b 0,3ab CT3 0,19 0,23b 0,29b CT4 0,19 0,25a 0,32a P >0,05 <0,05 <0,05 Cv - 3,56 3,51 LSD0,05 - 0,02 0,02 Ghi chú: CT1: 20 tấn phân chuồng (đ/c) CT3: 7 tấn hữu cơ vi sinh
CT2: 5 tấn hữu cơ vi sinh CT4: 9 tấn hữu cơ vi sinh
Bảng 4.5 cho ta thấy giữa các công thức bón phân khác nhau sau 60 ngày trồng bắt đầu có sự biến đổi sai khác về đường kính thân ở mức tin cậy 95%. Cụ thể CT4 cho đường kính thân lớn nhất đạt 0,25cm, CT2 và CT3 cho đường kính thân tương đương nhau đạt 0,23cm. CT1 đối chứng cho đường thân nhỏ nhất đạt 0,22cm. Sau 75 ngày trồng, CT4 vẫn cho đường kính thân lớn nhất đạt 0,32cm. CT2, CT3 cho giá trị tương đương lần lượt là 0,3cm và 0,29cm. CT1 đối chứng cho đường kính thân nhỏ nhất đạt 0,28cm.
Hình 4.2. Biểu đồ biểu thị động thái tăng trưởng chiều cao cây
0.19 0.22 0.29 0.2 0.23 0.3 0.19 0.23 0.28 0.19 0.25 0.32 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35
45 Ngày 60 Ngày 75 Ngày
CT1 CT2 CT3 CT4
4.1.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến động thái tăng trưởng số lá của cây Hoài Sơn lá của cây Hoài Sơn
Lá cây thực hiện các chức năng chính là quang hợp, trao đổi khí và hô hấp cho cây. Nên lá cây có vai trò cực kỳ quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Hoài Sơn. Kết quả tăng trưởng số lá thu được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Động thái tăng trưởng số lá trên cây sau trồng
Công thức 45 ngày 60 ngày 75 ngày
CT1 3,37 9,13c 16,0c CT2 3,53 9,13c 16,4b CT3 3,33 10b 16,87b CT4 3,73 10,23a 17,73a P-value >0,05 <0,05 <0,05 CV - 4,63 2,51 LSD0,05 - 0,89 0,85 Ghi chú: CT1: 20 tấn phân chuồng (đ/c)
CT3: 7 tấn hữu cơ vi sinh
CT2: 5 tấn hữu cơ vi sinh
CT4: 9 tấn hữu cơ vi sinh
Số lá trên cây chưa có sự sai khác ý nghĩa sau 45 ngày trồng.
Số lá trên cây của các công thức phân bón có sự sai khác ý nghĩa ở mức 95% ở thời điểm từ sau 60 ngày trồng. Cụ thể, sau 60 ngày trồng CT4 cho trung bình số lá cao nhất là 10,23 lá, tiếp theo là CT3 cho trung bình số lá là 10 lá. Thấp nhất là CT1 đối chứng và CT2 cho trung bình số lá là 9,13 lá.
Sau 75 ngày trồng, CT4 cho trung bình số lá cao nhất là 17,73 lá. Tiếp theo, CT2 và CT3 cho trung bình số lá tương đương lần luợt là 16,4 lá và 18,87 lá. CT1 đối chứng cho trung bình số lá thấp nhất là 16 lá.
4.1.7. Tình hình sâu bệnh hại ở các công thức nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến khả năng sinh trưởng và phát hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Hoài Sơn
Sâu, bệnh hại là yếu tố hạn chế cả về năng suất và chất lượng cây trồng. Sâu bệnh sẽ làm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bị ảnh hưởng. Khả năng chống chịu sâu, bệnh cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Theo dõi mức độ gây hại của sâu, bệnh sẽ giúp nắm bắt được tình hình sâu bệnh và có thể đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp.
Trong quá trình theo dõi, có 02 loại sâu hại chính xuất hiện, gồm sâu
xanh (Diaphania indica) và sâu róm (Arna pseudoconspersa). Kết quả đánh giá
mức độ gây hại của 02 loài sâu này được trình bày ở Bảng 4.7.
Bảng 4.7. Thành phần và tần suất xuất hiện sâu bệnh hại trong nội dung
nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến khả năng sinh trưởng của cây Hoài Sơn
Công thức
Chủng loại gây hại
Sâu xanh (Diaphania
indica) Sâu róm (Arna pseudoconspersa)
Tần suất bắt gặp (%) Mức độ phổ biến Tần suất bắt gặp (%) Mức độ phổ biến 1 10.3 + 8.2 + 2 12.0 + 8.3 + 3 8.0 + 6.2 + 4 6.8 + 11.4 + Ghi chú: - Rất ít phổ biến + Ít phổ biến ++ Phổ biến +++ Rất phổ biến
Kết quả nghiên cứu nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến khả năng sinh trưởng của cây Hoài Sơn tại Chợ Đồn cho
thấy các loài gây hại trên giống dược liệu Hoài Sơn bao gồm sâu xanh, sâu róm, bệnh héo ngọn. Xếp loại các loài gây hại này đều ở mức từ rất ít phổ biến đến ít phổ biến. Có thể nhận thấy rằng: bón phân ở các công thức đều không ảnh hưởng đến sự xuất hiện của sâu xanh và sâu róm, bệnh héo ngọn và bệnh đốm lá.
Đặc điểm về các loại sâu bệnh hại trên cây Hoài Sơn.
Sâu xanh:
Sâu xanh là loài sâu đa thực, loại sâu này xuất hiện khi cây Hoài Sơn khi cây đạt 10 - 15cm và có từ 2 - 4 lá thuần thục, sau trồng từ 45 - 60 ngày. Sâu xanh gây hại ở lá, làm thủng từ phần mép lá đến gân chính của lá. Các vết bệnh có đường kính dao động từ 0,5 - 1cm (chi tiết ở phần phụ lục …) làm cây sinh trưởng chậm.
Tần suất bắt gặp sâu xanh dao động từ 6,8% - 12%. Mức độ phổ biến ở tất cả các công thức là ít phổ biến.
Sâu róm
Sâu róm ăn lá và chồi non của cây, nhất là lá non, sâu ăn lá chỉ chừa lại gân lá. Do có hoạt động ăn khoẻ và sinh sản mạnh, nên mật số tăng lên rất nhanh.Trong một thời gian ngắn sâu róm đỏ có thể ăn trụi hết lá trên. Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn. Loài này xuất hiện sớm hơn sâu xanh từ 30 - 40 ngày sau khi trồng, thời gian này cây nảy mầm vươn ngọn và bắt đầu có lá non. Giai đoạn này sâu róm bắt đầu phá hoại lá non.
Tần suất bắt gặp sâu róm ở các công thức dao động từ 2,5% - 11,4%. Mức độ phổ biến ở các công thức là ít phổ biến.
4.2. Nội dung 2: nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đầu trâu 13:13:13 đến sinh trưởng, phát triển của cây Hoài Sơn tại huyện Chợ trâu 13:13:13 đến sinh trưởng, phát triển của cây Hoài Sơn tại huyện Chợ Đồn
4.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đầu trâu 13:13:13 đến kích thước lá thuần thục của cây Hoài Sơn thước lá thuần thục của cây Hoài Sơn
Kích thước lá thuần thục của cây Hoài Sơn ở nội dung nghiên cứu ảnh