Một số nghiên cứu về cây Hoài Sơn ở nước ta có:
Nghiên cứu về đặc điểm hình thái giải phẫu cây Hoài Sơn:
Năm 2011 sau cuộc thi Chương trình sáng tạo Việt Nam - Viet nam Innovation Day 2011 - VID, 2011 (Traphaco, 2011) [25] công ty cổ phần
Traphaco được nhận tài trợ của Ngân hàng thế giới với đề án - Xây dựng bộ
nhận diện củ mài (Dioscorea persimilis) và vị thuốc hoài sơn (Tuber
Dicoscorea per similis). Hiện nay công ty vẫn đang tiến hành nghiên cứu về loài cây củ mài: phương pháp trồng, thu hoạch và chủ yếu là nghiên cứu phương pháp chế biến củ mài thành những vị thuốc. Trong dự án hợp tác kỹ thuật - Dự án nâng cao năng lực nghiên cứu trường Đại học Tây Bắc hợp tác với tổ chức JACA Nhật Bản có một hợp phần nghiên cứu về - Giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây củ mài tại khu vực đèo Pha Đin tỉnh Sơn La đang tiến hành nghiên cứu về các đặc điểm hình thái nhận dạng cây củ mài cũng như nghiên cứu về biện pháp gây trồng loài cây này trên thực địa (Đại học Tây Bắc, 2012) [17].
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu hom củ đến khả năng nhân giống dược liệu Hoài Sơn tại Bảo Thắng, Lào Cai của nhóm tác giả: Nguyễn Minh Tuấn, Hà Minh Tuân, Nguyễn Thị Mai. Pham Hồng Minh. Kết quả nghiên cứu 3 loại vật liệu để nhân giống cây Hoài Sơn là đầu củ, thân củ và đuôi củ thu được là sử dụng hom đầu củ và thân củ sẽ cho tỷ lệ nảy mầm và chỉ số sinh trưởng cao nhất [4].
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu khử trùng vết cắt hom củ trong nhân giống vô tính cây củ mài của tác giả ThS. Hoàng Thị Thanh Hà.
Kết quả của đề tài là có thể sử dụng hoặc không sử dụng vật liệu khử trùng vết cắt (tro bếp, xi măng, vôi) cho hom giống củ mài. Tuy nhiên nên dùng tro bếp vì là loại vật liệu dễ kiếm, dễ sử dụng và an toàn [24].
Đề tài - Chế biến tinh bột củ mài hỗ trợ điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Lý Thời Trân, 1963) [5] do Trần Hữu Dũng Trường Đại học Y Dược Huế cùng cộng sự được thực hiện từ tháng 3 - 2011 đến tháng 9 - 2012 nhằm nghiên cứu về các đặc tính lý hóa, cấu trúc và thành phần của tinh bột củ mài. Theo Trần Hữu Dũng thông qua nghiên cứu lâm sàng trên 60 người tình nguyện bị đái tháo đường týp 2 (được cho ăn các khẩu phần bánh chế biến từ nguyên
liệu tinh bột củ mài theo một cách xác định), bước đầu đã chứng minh được rằng, khẩu phần bánh tạo ra có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường một cách hiệu quả.
Theo Đông dược (2012) [18]. Củ Hoài Sơn được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh như: Ngày dùng 12 - 24g sắc nước uống, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Một số bài thuốc thường dùng:
1. Chữa trẻ em gầy yếu, nhác ăn, phụ nữ có mang mỏi mệt chán cơm hay người có bệnh đái đường gầy róc, dùng Hoài Sơn thái miếng đồ lên, sao già tán bột, uống mỗi lần 6 - 10g; ngày uống 2 - 3 lần vào giữa buổi lúc đói hoặc dùng củ mài luộc ăn.
2. Chữa trẻ em ỉa chảy kéo dài hoặc ỉa phân nhầy có mùi, lỵ mạn tính, phụ nữ bạch đới, nam giới di tinh, đau lưng suy yếu; dùng hoài sơn 200g, củ súng, hạt sen, ý dĩ sao đều 100g, sấy khô tán bột uống mỗi ngày 20g với nước cơm.
3. Thuốc bổ dưỡng: hoài sơn, quả tơ hồng, hà thủ ô, huyết giác, đỗ đen sao cháy mỗi loại 1kg, vừng đen 300g, ngải cứu 200g, gạo nếp rang 100g, muối rang 5g, tán bột, làm viên, uống mỗi ngày 10 - 20g (viên Kiến thiết của Hợp tác xã Hợp Thành).
Từ những nghiên cứu về cây củ mài trên thế giới và Việt Nam có thể thấy có nhiều đề tài nghiên cứu về loại cây này, tuy nhiên tập trung chủ yếu và các biện pháp nhân giống, tác dụng chữa bệnh trong y học chứ chưa có đề tài nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trong việc trồng trọt, nhất là biện pháp bón phân nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng và năng suất của cây. Vì vậy mà tính cấp thiết của đề tài này là vô cùng cần thiết, góp phần vào việc xây dựng biện pháp kỹ thuật thích hợp cho cây Hoài Sơn.