Tình hình sâu bệnh hại ở các công thức nội dung nghiên cứu ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoài sơn tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn, (Trang 41 - 42)

hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Hoài Sơn

Sâu, bệnh hại là yếu tố hạn chế cả về năng suất và chất lượng cây trồng. Sâu bệnh sẽ làm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bị ảnh hưởng. Khả năng chống chịu sâu, bệnh cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Theo dõi mức độ gây hại của sâu, bệnh sẽ giúp nắm bắt được tình hình sâu bệnh và có thể đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp.

Trong quá trình theo dõi, có 02 loại sâu hại chính xuất hiện, gồm sâu

xanh (Diaphania indica) và sâu róm (Arna pseudoconspersa). Kết quả đánh giá

mức độ gây hại của 02 loài sâu này được trình bày ở Bảng 4.7.

Bảng 4.7. Thành phần và tần suất xuất hiện sâu bệnh hại trong nội dung

nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến khả năng sinh trưởng của cây Hoài Sơn

Công thức

Chủng loại gây hại

Sâu xanh (Diaphania

indica) Sâu róm (Arna pseudoconspersa)

Tần suất bắt gặp (%) Mức độ phổ biến Tần suất bắt gặp (%) Mức độ phổ biến 1 10.3 + 8.2 + 2 12.0 + 8.3 + 3 8.0 + 6.2 + 4 6.8 + 11.4 + Ghi chú: - Rất ít phổ biến + Ít phổ biến ++ Phổ biến +++ Rất phổ biến

Kết quả nghiên cứu nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến khả năng sinh trưởng của cây Hoài Sơn tại Chợ Đồn cho

thấy các loài gây hại trên giống dược liệu Hoài Sơn bao gồm sâu xanh, sâu róm, bệnh héo ngọn. Xếp loại các loài gây hại này đều ở mức từ rất ít phổ biến đến ít phổ biến. Có thể nhận thấy rằng: bón phân ở các công thức đều không ảnh hưởng đến sự xuất hiện của sâu xanh và sâu róm, bệnh héo ngọn và bệnh đốm lá.

Đặc điểm về các loại sâu bệnh hại trên cây Hoài Sơn.

Sâu xanh:

Sâu xanh là loài sâu đa thực, loại sâu này xuất hiện khi cây Hoài Sơn khi cây đạt 10 - 15cm và có từ 2 - 4 lá thuần thục, sau trồng từ 45 - 60 ngày. Sâu xanh gây hại ở lá, làm thủng từ phần mép lá đến gân chính của lá. Các vết bệnh có đường kính dao động từ 0,5 - 1cm (chi tiết ở phần phụ lục …) làm cây sinh trưởng chậm.

Tần suất bắt gặp sâu xanh dao động từ 6,8% - 12%. Mức độ phổ biến ở tất cả các công thức là ít phổ biến.

Sâu róm

Sâu róm ăn lá và chồi non của cây, nhất là lá non, sâu ăn lá chỉ chừa lại gân lá. Do có hoạt động ăn khoẻ và sinh sản mạnh, nên mật số tăng lên rất nhanh.Trong một thời gian ngắn sâu róm đỏ có thể ăn trụi hết lá trên. Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn. Loài này xuất hiện sớm hơn sâu xanh từ 30 - 40 ngày sau khi trồng, thời gian này cây nảy mầm vươn ngọn và bắt đầu có lá non. Giai đoạn này sâu róm bắt đầu phá hoại lá non.

Tần suất bắt gặp sâu róm ở các công thức dao động từ 2,5% - 11,4%. Mức độ phổ biến ở các công thức là ít phổ biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoài sơn tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn, (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)