Tác động của sự cố môi trường biển đến huyện Quảng ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp thích ứng với sự cố môi trường biển năm 2016 của cộng đồng ngư dân khai thác thuỷ sản ven bờ tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 88)

1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu

3.1.4. Tác động của sự cố môi trường biển đến huyện Quảng ninh

3.1.4.1 Thực trạng bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển tại huyện Quảng Ninh

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Trên cơ sở các văn bản của cấp trên, UBND huyện đã ban hành các Quyết định thành lập Hội đồng và Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá thiệt hại sự cố môi trường biển. Phân công trách nhiệm cho các thành viên gắn với việc phụ trách địa bàn để hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc triển khai theo đúng quy định các văn bản cấp trên, nhất là thực hiện kê khai đúng đối tượng và đúng các bước theo quy trình; tham gia các cuộc họp dân (khi cần thiết) để hỗ trợ cán bộ xã trong việc hướng dẫn kê khai. Đồng

thời ban hành các văn bản đốc thúc các xã, thị trấn tiến hành triển khai, coi đây là nhiệm vụ cấp bách cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. UBND huyện đã gắn trách nhiệm của thành viên UBND huyện vào công tác bồi thường thiệt hại thông qua việc phân công địa bàn phụ trách để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và chịu trách nhiệm trước UBND huyện về những vấn đề phát sinh trên địa bàn được phân công. Ngoài ra, đề xuất Huyện ủy thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giám sát để cùng với UBND huyện kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện rà soát và thẩm định các đối tượng thuộc diện bồi thường, hỗ trợ theo Quyết định 1880/QĐ-TTg và Quyết định 309/QĐ- TTg; kiên quyết không để nhầm hoặc sót đối tượng theo quy định.

Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thành lập Hội đồng và tổ giúp việc Hội đồng đánh giá thiệt hại sự cố môi trường biển của xã, thị trấn; đồng thời hướng dẫn các thôn/xóm thành lập Tổ công tác kê khai, thống kê các đối tượng theo đúng quy định.

Đối với các xã, thị trấn còn gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, UBND huyện đã cử đại diện lãnh đạo UBND huyện và các ngành liên quan trực tiếp về cơ sở, làm việc với các xã, thị trấn để giải quyết, tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc; tham gia đối thoại với các đối tượng còn có kiến nghị để giải thích cho người dân hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong thực hiện chính sách của nhà nước.

Riêng xã Hải Ninh là địa phương có đối tượng thuộc diện đền bù, hỗ trợ nhiều nên có số tiền bồi thường lớn, UBND huyện đã thành lập Tổ hỗ trợ việc chi trả tiền bồi thường cho xã Hải Ninh để hỗ trợ xã đẩy nhanh tiến độ chi trả tiền cho các đối tượng theo quy định. Đối với Công ty Cổ phần Thanh Hương, do đây là đơn vị có giá trị bồi thường lớn, có tính chất phức tạp nên UBND huyện đã chỉ đạo Công an huyện điều tra, xác minh thêm và đề xuất Huyện ủy thành lập Tổ xác minh hồ sơ trước khi chi trả tiền theo quy định.

Kết quả thực hiện

Đến nay, trên địa bàn huyện, các xã, thị trấn bị ảnh hưởng đã cơ bản hoàn thành rà soát các đối tượng là chủ tàu/thuyền và lao động trên tàu/thuyền, lao động khai thác đơn giản, thường xuyên theo Quyết định 1880/QĐ-TTg (trừ xã Võ Ninh, Hàm Ninh); đồng thời tiếp tục chỉ đạo rà soát các đối tượng nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do sự cố môi trường biển theo Quyết định 1880/QĐ-TTg và các đối tượng theo Quyết định 309/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả thực hiện như sau:

- Tổng kinh phí tỉnh cấp: 226.533.000.000 đồng (03 đợt)

- Tổng số tiền đã phê duyệt cho các xã, thị trấn: 188.863.080.000 đồng, đã cấp tiền cho các xã, thị trấn: 187.499.520.820 đồng

Kết quả xử lý hải sản tồn kho: trên toàn huyện lượng hải sản tồn kho gồm 34,29 tấn không nằm trong kho lạnh, kho cấp đông theo các văn bản hướng dẫn liên quan quy định nên năm 2016 các hộ không báo cáo huyện. Đến ngày 31/01/2017, các hộ mới kê khai báo cáo xã và huyện, số lượng nước mắm, ruốc đang nằm yên trong chượp, lu, vại; còn số sứa và mực đang nằm trong tủ lạnh, tủ đá, đến nay, tất cả đều chưa tiêu hủy. Các hộ có hải sản đề nghị cho lập biên bản, kiểm kê và được tiêu hủy nhưng Huyện không có cơ sở để thực hiện. UBND huyện Quảng Ninh đã có Báo cáo số 80/BC-UBND ngày 25/4/2017 về việc đề xuất bổ sung phạm vi và đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển với Hội đồng đánh giá thiệt hại sự cố môi trường biển tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT và Chi cục Thủy sản và cũng đang chờ ý kiến của Trung ương.

Việc xử lý đơn thư, kiến nghị liên quan đến bồi thường sự cố do môi trường biển: từ lúc bắt đầu triển khai kê khai, thống kê, rà soát để chi trả tiền cho các đối tượng bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển đến nay, UBND huyện nhận được gần 300 đơn kiến nghị cá nhân và 13 đơn kiến nghị tập thể có liên quan. UBND huyện đã xử lý và chuyển đơn các đối tượng về các xã, thị trấn để được giải quyết, trả lời theo đúng thẩm quyền.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong quá trình triển khai kê khai, rà soát các đối tượng được hưởng chính sách đền bù gặp rất nhiều khó khăn. Vì những nguyên nhân:

- Trong quá trình thực hiện, do văn bản thay đổi nhiều lần nên việc kê khai phải thực hiện nhiều lần, gây khó khăn và mất nhiều thời gian. Một số đối tượng bị thiệt hại nhưng chưa được quy định trong các văn bản.

- Theo các văn bản chỉ đạo của Bộ NN&PTNT và của tỉnh, yêu cầu tiến độ thực hiện quá gấp, trong khi quy trình về kê khai, xác nhận thiệt hại phải họp cộng đồng dân cư lấy ý kiến quần chúng nhân dân, niêm yết công khai theo quy chế dân chủ cơ sở... nên quá trình thực hiện không thể tránh những thiếu sót.

- Việc rà soát, xác định đối tượng khai thác thủy sản đơn giản còn gặp nhiều khó khăn do người dân chưa hiểu rõ hoặc cố tình không hiểu rõ về chính sách đền bù, dẫn đến nhiều người dân (nhất là ở các thôn: Trúc Ly xã Võ Ninh, Tiền Vinh và thôn Dinh Mười xã Gia Ninh) làm đơn kiến nghị, gây áp lực với chính quyền, có ý định trục lợi chính sách.

- Việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ nuôi trồng thủy sản còn gặp nhiều khó khăn, do phần lớn các hộ NTTS có kiến nghị bồi thường đều không có Biên bản xác định đối tượng nuôi chết trên 70% tại thời điểm thủy sản chết. Ngoài ra, cơ sở để tính số lượng lao động mất thu nhập trong cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa được quy định rõ ràng nên khó khăn trong việc xác định số lượng người được hỗ trợ.

- Triển khai Quyết định số 309/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn gặp nhiều khó khăn, do khái niệm “lao động không thường xuyên, thu nhập chính”, việc rà soát các đối tượng này cần hết sức cẩn trọng, nếu làm không chặt chẽ sẽ gây hiệu ứng trong nhân dân, mất kiểm soát tình hình.

- Kinh phí hỗ trợ phục công tác thống kê, thẩm định việc rà soát đối tượng thiệt hại do sự cố môi trường biển do nguồn ngân sách địa phương tự bố trí; tuy nhiên trong điều kiện ngân sách huyện còn hạn chế, thu không đủ chi, nguồn dự phòng không còn nên việc trích kinh phí hỗ trợ cho cán bộ xã, thôn thực hiện kê khai, rà soát đối tượng còn gặp nhiều khó khăn.

Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách đền bù cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển trên địa bàn; một số người dân của một số xã tụ tập đông người về trụ sở UBND huyện nhiều lần để khiếu kiện, khiếu nại làm ảnh hưởng tới an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt là việc nhiều người dân xã Hải Ninh lợi dụng việc khởi công Dự án FLC để áp lực với chính quyền đòi bồi thường hỗ trợ mặc dù chính quyền địa phương đã tuyên truyền giải thích nhiều lần.

* Xã Võ Ninh: Mặc dù các văn bản, chính sách của Chính phủ liên quan đến các

đối tượng được bồi thường, hỗ trợ do sự cố môi trường biển đã được tuyên truyền đến từng người dân; Hội đồng đánh giá thiệt hại của huyện, của xã đã tiến hành các bước theo đúng quy trình, tích cực tham gia họp dân để tuyên truyền, giải thích; do tinh thần tự giác của người dân không cao, có tư tưởng cào bằng nên việc xác định đối tượng gặp nhiều khó khăn, UBND xã đang tiếp tục tổ chức niêm yết công khai để người dân phát giác các đối tượng gian lận. Các hộ NTTS ở Võ Ninh tại thời điểm thủy sản chết không có đầy đủ hồ sơ theo quy định nhưng lại gây áp lực đòi bồi thường theo diện tích. Hiện nay UBND huyện đang chỉ đạo tiếp tục tuyên truyền vận động để người dân hiểu rõ chính sách.

* Xã Hải Ninh: Đây là địa bàn khá nhạy cảm do hiện nay Dự án FLC đang

trong quá trình triển khai, một số người dân mặc dù không thuộc diện được bồi thường hỗ trợ nhưng vẫn cố tình lợi dụng sự việc này để gây áp lực với chính quyền đòi được bồi thường hỗ trợ, đe dọa sẽ có hành động phá phách, cản trở hoạt động của Dự án khi triển khai vào khu vực trung tâm. Một số người dân lợi dụng chính sách của Chính phủ để trục lợi, nhận thấy mức chênh lệch bồi thường khá lớn giữa tàu có công suất dưới 20CV và tàu có công suất từ 20-50CV nên một số đối tượng đã có hành vi gian dối, ảnh hưởng xấu đến dư luận. UBND huyện đã giao Công an huyện điều tra, xác minh và chi trả đúng đối tượng.

Một số đối tượng cố tình trục lợi chính sách kê khai tại 02 địa phương hoặc 02 nghề dẫn đến chi trả trùng lặp, UBND huyện đã chỉ đạo Công an huyện điều tra, xác minh được 14 đối tượng có biểu hiện gian lận. Đối với các đối tượng này, UBND huyện đã chỉ đạo truy thu số tiền chi trả sai quy định.

Các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống tại bãi tắm Hải Ninh có kiến nghị mức bồi thường theo lao động mất thu nhập là quá thấp; các cơ sở chế biến nhỏ, lẻ nay nhà nước không có chính sách hỗ trợ hải sản tồn trữ trong tủ lạnh, tủ đông nên gây bức xúc. UBND huyện đã tuyên truyền, giải thích hiện nay chưa có chính sách khác, tuy nhiên, dự báo các hộ này sẽ khiếu kiện về tỉnh.

* Xã Gia Ninh: Một số hộ dân vùng Thượng Mỹ Trung (nước ngọt) vẫn đòi hỏi

đền bù, một số đối tượng có biểu hiện kê khai gian lận thuyền (mượn thuyền nơi khác đến), một số hộ ở thôn Tiền Vinh, Dinh Mười mặc dù khai thác ở khu vực nước ngọt (Rào Bạc) nhưng cũng cố tình lợi dụng chính sách làm đơn đòi bồi thường, hỗ trợ. Đối với các đối tượng này, UBND huyện chỉ đạo kiên quyết đấu tranh và tiếp tục tuyên truyền vận động.

* Xã Hàm Ninh: Các hộ nuôi trồng thủy sản ở Hói Hà các ngành chức năng của

tỉnh đã làm việc để xác nhận lại tỷ lệ tôm chết tại thời điểm đó, xác nhận được 8 hộ và 13 ao, hiện nay đang UBND xã tiến hành niêm yết công khai, còn lại nhiều hộ nuôi trồng thủy sản khác không lập biên bản cũng kiến nghị bồi thường theo diện tích.

* Xã Tân Ninh: Một số đối tượng có biểu hiện gian lận, cố tình gian dối trong

việc xác định thuyền lắp máy và không lắp máy để trục lợi. UBND huyện đang chỉ đạo UBND xã đấu tranh, làm rõ để xử lý nghiêm. Trong quá trình triển khai Quyết định 309/QĐ-TTg, các Tổ rà soát thôn tổ chức xét tràn lan nên khó xác định chính xác đối tượng, huyện chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền vận động cho người dân hiểu rõ chính sách, không xét tràn lan, chưa đúng quy định.

* Xã Lương Ninh và thị trấn Quán Hàu: Việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho

các hộ nuôi trồng thủy sản ở 02 đơn vị này còn gặp nhiều khó khăn, do người dân so sánh việc thực hiện chính sách ở khu vực phường Phú Hải (Đồng Hới).

* Xã Trường Xuân và Xuân Ninh: Ban đầu UBND 02 xã này có báo cáo gửi về

UBND huyện xác định không có đối tượng thuộc diện bồi thường do thiệt hại sự cố môi trường biển. Sau khi người dân xã Hiền Ninh nhận tiền bồi thường thì người dân tại 02 xã gây áp lực với chính quyền xã. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện đang chỉ đạo UBND 02 xã rà soát lại theo quy định, lập đầy đủ hồ sơ đề nghị UBND huyện phê duyệt.

3.1.4.2 Tác động của sự cố môi trường biển đến kinh tế huyện Quảng Ninh

Năm 2016, tình hình phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thách thức; đặc biệt ảnh hưởng sự cố môi trường biển, thị trường thu hẹp, tăng trưởng tín dụng thấp, những thiệt hại nặng nề do mưa lũ xảy ra trên địa bàn huyện... làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

Bảng 3.4. Tình hình Giá trị kinh tế của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2013-2016

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

BQC

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (% ) Giá trị (% )

Tổng GTSX 2.384.149 100 3.392.035 100 3.549.601 100 3.750.744 100 3.019.132 Ngành CNXD 831.693 34,9 1.110.168 32,7 1.090.182 30,7 1.121.422 29,9 1.038.366 Ngành NTTS 901.204 37,8 1.020.838 40,1 1.065815 41,3 1.580.038 42,2 1.327.012 Ngành TM- DV 651.252 27,3 921.004 27,2 993.473 28,0 1.049.284 27,9 903.753

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Ninh

Qua bảng 3.4 tôi nhận thấy giá trị sản xuất ở các ngành kinh tế của huyện Quảng Ninh có sự tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất năm 2013 chỉ đạt 2.384.149 triệu đồng đến năm 2016 đã tăng gấp hơn 1,15 lần (3.019.132 triệu đồng). Trong 3 ngành kinh tế chính (Ngành NLTS, CN-XD, TM-DV) thì ngành NLTS có giá trị sản xuất cao nhất bình quân 1.327.012 triệu đồng/năm, ngành TM-DV có giá trị sản xuất thấp nhất với trung bình 903.753triệu đồng/năm . Như vậy trong cơ cấu sản xuất của huyện Quảng Ninh thì tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, trong những năm qua ngành TM-DV lại có tốc độ phát triển nhanh nhất với 651.252 triệu đồng (2013) đến năm 2016 đã tăng gần 1,33 lần so với năm 2013. Điều này cho thấy trong chính sách phát triển kinh tế của huyện đã có ưu tiên phát triển ngành TM-DV ở địa phương

Lao động làm việc trong các ngành kinh giai đoạn 2013-2016 tại huyện Quảng Ninh

Bảng 3.5 Lao động làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2013-2016

Năm Ngành NLTS Ngành CN-XD Dịch vụ

Năm 2013 30.441 5.561 10.072

Năm 2014 30.506 5.728 10.393

Năm 2015 30.355 5.805 10.979

Năm 2016 29.849 6.273 11.356

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Ninh ĐVT: Người

Biểu đồ 3.1. Dân số lao động trong các ngành kinh tế

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Ninh Qua bảng biểu và biểu đồ , cho thấy rằng dân số lao động làm việc trong ngành

Nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dân số, luôn đạt mức hơn 30.000 người, tuy nhiên đến năm 2016, lại bị sụt giảm tỷ lệ dân số xuống thấp nhất còn 29.849 người, thay vào đó, dân số làm việc trong các ngành dịch vụ có sự tăng lên về sớ lượng, từ 10.072 nghìn người năm 2013, lên đến 11.356 nghìn người, gấp 1,1 lần.

3.1.4.3 Tác động của sự cố môi trường biển đến đời sống văn hoá-xã hội tại huyện Quảng Ninh

Lúc đầu sự cố mới xảy ra, một số bộ phận nhân dân mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Trong khi Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp FLC triển khai buổi lễ khởi công thì một số người dân bị kẻ xấu lợi dụng kích động, xúi dục đã gây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp thích ứng với sự cố môi trường biển năm 2016 của cộng đồng ngư dân khai thác thuỷ sản ven bờ tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 88)