Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp thích ứng với sự cố môi trường biển năm 2016 của cộng đồng ngư dân khai thác thuỷ sản ven bờ tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 36 - 38)

1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội

3.1.3.1. Về điều kiện tự nhiên

* Thuận lợi:

- Quảng Ninh có điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế tổng hợp đa dạng, bền vững gồm có: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

- Tài nguyên thiên nhiên: Ở phía Tây huyện có núi đá vôi dùng để sản xuất vật liệu xây dựng; có silicat ở các xã ven biển là nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp thủy tinh. Bờ biển dài 25 km có một số bãi tắm biển sạch, đẹp, có núi thần Đinh, có thể hình thành các khu du lịch - dịch vụ.

- Về tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp có 99.924,03 ha, chiếm 83,85% diện tích đất tự nhiên toàn huyện chiếm tỷ trọng khá lớn trong sản xuất nông lâm nghiệp, với độ che phủ của rừng là 76,66%, có trữ lượng trên 4,3 triệu m3 gỗ. Rừng còn có nhiều loại gỗ quí và nhiều lâm sản khác như song, mây…Với tài nguyên rừng nói trên sẽ là nguồn cung cấp phục vụ cho ngành trang trí mỹ nghệ, cung cấp năng lượng, nguyên liệu, vật liệu xây dựng. Đây là thế mạnh của huyện Quảng Ninh trong

việc phát triển ngành lâm nghiệp. Trong tương lai, Quảng Ninh là một trong những huyện có tiềm năng tham gia vào thị trường mua bán CO2 của cả nước.

- Trên địa bàn huyện có sông Kiến Giang, sông Long Đại thuận lợi cho việc giao thông đường thủy và phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Có diện tích đất phù sa lớn là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng bền vững.

- Ngoài ra huyện Quảng Ninh còn có nguồn tài nguyên nhân văn trí tuệ phong phú, cùng với truyền thống lao động cần cù sáng tạo của nhân dân, sẽ tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

* Khó khăn:

- Khí hậu khắc nghiệt bởi thường xuyên có bão, lụt vào mùa mưa và nắng hạn, gió Tây Nam vào mùa khô gây thiếu nước cho sản xuất.

- Môi trường sinh thái bị chiến tranh và thiên tai tàn phá, mặt khác bị áp lực dân số tăng nhanh, một số tài nguyên khai thác chưa có kế hoạch nên hiệu quả không cao.

3.1.3.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội

* Thuận lợi:

- Trong những năm qua huyện Quảng Ninh đã có những nỗ lực phấn đấu vươn lên trong quá trình phát triển kinh tế. Nền kinh tế từng bước thích ứng với cơ chế mới, tiếp tục ổn định và có bước tăng trưởng khá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, nông - lâm - ngư nghiệp có tỷ trọng giảm dần, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ có tỷ trọng tăng dần. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn từng bước được tập trung đầu tư đúng hướng, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Nông nghiệp bước đầu đã phát triển theo hướng đa dạng, bền vững, sản xuất hàng hoá. Cơ cấu cây trồng, mùa vụ được tiếp tục chuyển đổi bố trí, sắp xếp lại một cách hợp lý, bước đầu hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh cao sản. Năng suất cây trồng tăng, nhất là các giống lúa mới đã đưa vào trên địa bàn sản xuất có hiệu quả. Cây công nghiệp, cây ăn quả đã và đang được đầu tư phát triển. Tiềm năng vùng gò đồi đã được chú trọng khai thác, mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại được hình thành. Xuất hiện nhiều điển hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại, số hộ nông dân sản xuất giỏi ngày càng tăng.

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển gắn với quá trình phân công lại lao động nông nghiệp, nông thôn. Các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hoá phát triển nhanh, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

- Nguồn lao động dồi dào với đức tính cần cù, chịu khó là một nguồn lực quan trọng để xây dựng các ngành kinh tế của huyện ngày càng phát triển.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm, kênh mương thủy lợi, từng bước được đầu tư phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

* Khó khăn:

- Nền nông nghiệp vẫn chưa thoát ra khỏi phương thức canh tác độc canh, tỷ suất hàng hoá thấp và chưa ổn định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề còn chậm.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, phát huy hiệu quả chưa cao. Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất đang còn chậm.

- Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khu dân cư đô thị, nông thôn, khu công nghiệp, khu kinh tế, các làng nghề, v.v... chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

- Phát huy nội lực của nhiều địa phương còn yếu, tư tưởng ỷ lại, trông chờ đầu tư, hỗ trợ của cấp trên đã làm hạn chế sự phát triển kinh tế trên địa bàn.

- Nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, lao động được qua đào tạo ít nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện.

- Đời sống của người dân đã được cải thiện, song sự phân hoá giàu nghèo vẫn đang còn, trình độ dân trí chưa đồng đều, tỷ lệ hộ đói nghèo và lao động chưa có việc làm còn cao.

- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với quá trình đô thị hóa trong những năm qua diễn ra sôi động trên địa bàn huyện Quảng Ninh tập trung vào các cụm dân cư như: Vùng Dinh Mười, Mỹ Trung xã Gia Ninh; cụm Võ Xá xã Võ Ninh, cụm khu công nghiệp Áng Sơn xã Vạn Ninh; cụm Hiền Ninh, Xuân Ninh; cụm thị trấn Quán Hàu và xã Lương Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp thích ứng với sự cố môi trường biển năm 2016 của cộng đồng ngư dân khai thác thuỷ sản ven bờ tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 36 - 38)