Ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trắng đến môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường tại một số mỏ trên địa bàn huyện lục yên, tỉnh yên bái giai đoạn 2018 2019 (Trang 28)

trường

Hiện nay nước ta đang trên đà phát triển, gắn liền với sự phát triển đó là hàng loạt các công trình xây dựng mọc lên, đòi hỏi nguồn nguyên vật liệu ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng. Do đó, việc khai thác đá vôi trắng làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát là rất cần thiết và ý nghĩa, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đem lại lợi ích kinh tế cho vùng và đất nước.

Song song với những lợi ích kinh tế mà các hoạt động khai thác và chế biến đá vôi mang lại thì trong quá trình khai thác đá vôi trắng không tránh khỏi các tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khỏe và con người.

a. Tác động do bụi, khí độc, tiếng ồn và độ rung - Tác động do bụi

Bụi chủ yếu là bụi silic phát tán vào trong môi trường không khí với nồng độ và tải lượng khá lớn, nhất là trong khu vực khai thác. Bụi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như động, thực vật trong vùng.

Bụi phát sinh nhiều ở các khâu khoan lỗ mìn, nổ mìn, dây chuyền chế biến đá và vận chuyển đá ra khu vực chế biến. Nếu không có biện pháp giảm thiểu bụi nhất là công tác khoan, nổ mìn và chế biến đá (nghiền sàng) khi điều kiện thời tiết bất lợi xảy ra (trời khô hanh, vận tốc gió lớn) bụi sẽ phát tán vào môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép trên diện rộng, có thể ảnh hưởng tới vị

trí cách xa khu mỏ. Khi đó người, động vật và cây cối sống trong vùng ảnh hưởng này sẽ bị tác động do bụi.

Tác động của bụi đối với con người: Bụi vào phổi gây nên những bệnh về hô hấp, có thể gây dị ứng cho những người mẫn cảm với bụi, bịt kín lỗ chân lông gây cản quá trình bài tiết. Đặc biệt với các cơ sở có công nghệ liên quan đến đến bụi đá, xi măng thì khả năng gây bệnh phổi cao, bệnh đường hô hấp tiến triển nhanh gây khó thở rõ rệt, suy phổi điển hình, tràn khí phế mạc,… Ngoài ra, bụi cũng có khả năng gây bẩn nguồn nước, làm ảnh hưởng đến con người, động vật sử dụng trực tiếp hay gián tiếp nguồn nước bị ô nhiễm bụi nói trên.

Ô nhiễm bụi còn có tác động xấu đến hệ thực vật trong khu vực, biểu hiện thường thấy là cây cối trong khu vực lân cận thường bị phủ lớp bụi trên lá, từ đó gây cản trở quá trình quang hợp của cây cối, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Bụi bám vào các công trình kiến trúc sẽ là nguyên nhân gây bào mòn hóa học các công trình, làm mất mỹ quan và hư hại công trình.

- Tác động do khí độc hại

Các khí độc hại sinh ra chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển và bốc xúc, các khí bao gồm CO, SO2, NOx, VOC,… Khí độc hại sinh ra do các phương tiện tham quá trình khai thác, chế biến đá hầu hết chưa vượt quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên khi số lượng máy tham gia tăng lên và thời gian tiếp xúc với các khí này tăng sẽ tác động đáng kể tới sức khỏe con người cũng như sự phát triển của cây cối trong khu vực dự án.

- Tác động do tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động nổ mìn, đập đá, chế biến đá, bốc xúc và phương tiện vận chuyển đá…. sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, môi trường lao động của công nhân. Khi tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn

ở mức cao, người tiếp xúc trực tiếp có thể mắc các bệnh về tai (thủng màng nhỉ, ù tai, điếc…)

- Tác động do độ rung

Quá trình nổ mìn gây chấn động và rung lớn nhất nhưng không liên tục và thời gian tác động ngắn, mức lan tỏa rộng.

Độ rung do các phương tiện vận chuyển, máy đập đá và khoan đá có thời gian tác động lâu dài hơn và liên tục hơn, ảnh hưởng mạnh hơn và trực tiếp nhất tới người lao động. Rung động và chấn động tác động lên con người có thể làm chấn thương các cơ quan trên cơ thể nhất là cơ và xương. Đối với các công trình kiến trúc có thể bị biến dạng, hư hỏng, nứt gãy… khi bị tác động.

b.Tác động do nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt - Tác động do nước mưa chảy tràn:

Tác động dễ nhận thấy của nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này là sự ngập úng cục bộ tạo ra các ổ vi khuẩn tập trung có thể truyền nhiễm bệnh cho con người và động vật. Nước mưa chảy tràn cuốn theo một lượng lớn đất, cát, bột đá nguyên vật liệu thừa và các chất hữu cơ rơi vãi, gây nên hiện tượng bồi lắng, tăng độ đục của nước và giảm lượng ôxy hòa tan trong nước. Sự ô nhiễm này sẽ góp phần làm suy giảm động vật, thực vật dưới nước.

Lưu lượng nước mưa chảy tràn ở giai đoạn này thường có xu hướng lớn hơn ở giai đoạn trước do diện tích che phủ và lớp đất tơi xốp giúp giữ nước bị bóc phủ không còn khả năng giữ nước.

Ngoài ra, nước mưa chảy tràn ở khu vực bãi thải cũng gây tác động đáng kể tới môi trường nếu như không có biện pháp giảm thiểu tác động ở bãi thải, nước mưa chảy tràn cuốn trôi đất hữu cơ ở bề mặt xuống mương dẫn nước và làm bồi lấp các suối nhỏ.

Nước thải sinh hoạt ở giai đoạn này nếu không được thu gom và xử lý sẽ gây tác động không nhỏ tới môi trường nước, làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt trong khu vực.

c.Tác động đến môi trường đất

Khu vực mỏ có cấu tạo địa chất là đá vôi lộ thiên, tầng đất phong hóa mỏng, quá trình khai thác sẽ bóc tách lớp đất tầng phủ và thảm thực vật, từ đó sẽ làm biến dạng bề mặt địa hình, làm tăng mức độ rửa trôi của đất đá bở rời.

Các chất thải, nước thải chứa dầu mỡ… khi thải vào vùng đất lân cận sẽ làm thay đổi tính chất đất, làm đất mất dần độ phì nhiêu, đất trở nên trơ và khó canh tác.

d.Tác động của chất thải rắn và chất thải nguy hại - Tác động do đất đá thải

Quá trình khai thác đá sẽ thải ra các loại đất đá thải hàng ngày, nếu không có biện pháp xử lý thích hợp sẽ gây ra các tác động tiêu cực như: Chiếm dụng mặt bằng, làm mất đất sản xuất, làm mất mỹ quan khu vực, có thể gây nên hiện tượng trượt lở khu vực đổ thải… Quá trình vận chuyển chất thải làm làm rơi vãi trên đường gây tai nạn, giao thông, làm phát tán bụi vào môi trường…

- Tác động của rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Nếu không có biện pháp thu gom và xử lý, rác sẽ phân hủy tạo mùi hôi, là môi trường cho nhiều loại côn trùng và vi khuẩn phát triển làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nước rỉ rác từ các khu vực chứa rác cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

- Tác động của chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại chủ yếu là chất chứa dầu mỡ như: giẻ lau dính dầu, dầu thải từ các hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, các loại sáp, mỡ thải,… chất thải này khi đi vào môi trường sẽ tác động tiêu cực lâu dài và

nguy hiểm. Dầu mỡ thải khi đi vào môi trường đất sẽ làm thay đổi tính chất cơ lý của đất theo chiều hướng xấu, đất bị trơ và mất độ tơi xốp. Khi đi vào nước sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, gây chết động thực vật thủy sinh…

Riêng chất thải dầu nhớt từ việc thay dầu định kỳ cho máy móc thiết bị, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

e. Tác động đến hệ sinh thái

- Hoạt động khai thác mỏ sẽ xuất hiện nhiều bụi chủ yếu là bụi vô cơ, che phủ thân cây, lá cây… làm giảm khả năng quang hợp, cản trở sự phát triển của cây xanh. Quá trình khai thác sẽ phá hủy hoàn toàn thảm thực vật trên diện tích khai thác.

- Trong khu vực chỉ có các loài động vật nhỏ. Hoạt động khai thác và chế biến đá sẽ làm mất nơi cư trú của chúng. Tuy nhiên, trên phạm vi nhỏ và chúng sẽ tự di chuyển tạo lập môi trường sống mới tại các khu vực lân cận.

Hoạt động khai thác đá sẽ gây biến dạng bề mặt, gò đồi bị san bằng, do vậy khu vực khai thác sẽ mất đi cảnh quan ban đầu, không thể tái tạo.

f.Tác động do các rủi ro và sự cố môi trường - Sự cố cháy nổ

Đối với dự án khai thác đá, sự cố về cháy nổ thường rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người công nhân và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho chủ đầu tư. Ngoài ra, sự cố cháy nổ còn gây ra nguồn ô nhiễm không khí do cháy các vật liệu độc hại như: cao su, nilon, xăng dầu…

- Sự cốđối với kho chứa mìn

Các yếu tố ảnh hưởng đến kho chứa mìn gồm: Sự cố do lún nền móng kho chứa, sự cố này sẽ ảnh hưởng đến điều kiện làm việc an toàn của kho chứa dẫn đến tình trạng thấm dột nước vào kho chứa, nếu nghiêm trọng có thể nứt tường, sập mái; Sự cố do chảy nổ gây nguy hiểm đến khu vực xung

- Sự cố sạt lở bờ moong khai thác

Nguyên nhân do chấn động khi mổ mìn gây ra các khe nứt, đồng thời các hoạt động chặt cây, bóc dỡ lớp đất phủ sẽ làm gia tăng hiện tượng xói mòn tại khu vực khi gặp mưa lớn làm sạt lở theo dòng chảy nước mưa gây tai nạn bất ngờ cho công nhân trong quá trình khai thác, vận chuyển đá. Vách bờ sạt lở sẽ gây thiệt hại cho máy móc, thiết bị và nguy hiểm đến tính mạng con người.

- Tai nạn lao động

Các yếu tố ô nhiễm môi trường, cường độ lao động, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người công nhân gây mệt mỏi, choáng váng. Công việc lao động nặng nhọc, quá trình vận chuyển với mật độ xe cao có thể gây tai nạn lao động, tai nạn giao thông trong khu vực.

Ngoài ra sự cố tai nạn cho công nhân trong quá trình nổ mìn, bốc xúc, vận chuyển nguyên liệu và chế biến đá...Trong công đoạn chế biến có thể xảy ra tai nạn lao động khi sử dụng máy móc thiết bị máy đập nghiền sàng và các động cơ, mô tơ… không tuân thủ theo quy trình an toàn lao động.

- Rủi ro, sự cố do các yếu tố kỹ thuật và thiên nhiên

Sự cố về công tác khoan: Như kẹp choòng khoan, khoan sai vị trí, tầng có hiện tượng trượt lở.

Khâu xúc bốc: Đá treo trên gương tầng, dụng cụ bốc xúc bị hư hỏng. Sự cố trượt lở sườn tầng khai thác: Nguyên nhân có thể dẫn đến sạt lở là do hoạt động khoan nổ mìn gây chấn động, phá huỷ kết cấu bền vững của đất đá, do mưa lớn hoặc do đất đá khu vực khai thác không ổn định.

Sự cố đá lăn, đá rơi khu vực khai thác: Nguyên nhân do quá trình nổ mìn, một số mô đá chưa rơi hết chúng còn liên kết lỏng lẻo với khối đá chính, chỉ cần một tác động nhẹ là rời khỏi liên kết gây lên hiện tượng đá lăn.

Sự cố về nổ mìn như: Đang thi công nổ mìn thì trời mưa, bãi mìn bị câm từ 1 đến 2 lỗ. Nếu gặp trời mưa người lãnh đạo công tác nổ mìn phải tập trung nhân lực để thi công nhanh hoặc dừng thi công, nếu mìn bị câm thì khoan cạnh lỗ mìn câm một lỗ mìn với khoảng cách 30cm để kích nổ mìn câm.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Môi trường đất, nước, không khí tại một số mỏ đá vôi trắng trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

- Hoạt động khai thác đá vôi trắng tại một số mỏ.

- Dân cư xung quanh khu vực mỏ khai thác đá vôi trắng.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường đất, nước, không khí tại một số mỏ khai thác đá vôi trắng trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

- Phạm vi không gian: Hoạt động khai thác đá vôi trắng tại 03 mỏ: + Mỏ đá vôi trắng Đào Lâm, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên (Công ty Cổ phần Khoáng sản Yên Bái VPG).

+ Mỏ đá vôi trắng Nà Kèn, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên (Công ty TNHH đá cẩm thạch R.K Việt Nam).

+ Mỏ đá vôi trắng Bà Nà, xã An Phú, huyện Lục Yên (Công ty TNHH MTV Vạn Khoa).

- Phạm vi thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian thực hiện luận văn (từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2020), có sử dụng số liệu thực tế của năm làm đề tài và trong các năm trước đó từ kết quả giám sát định kỳ môi trường các mỏ khai thác đá vôi trắng.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.

2.2.2. Tình hình khai thác đá vôi trng ti huyn Lc Yên, tnh Yên Bái

- Vị trí khu vực và trữ lượng khai thác.

- Phương pháp và công nghệ khai thác, chế biến.

2.2.3. Đánh giá nh hưởng ca hot động khai thác đá vôi trng đến môi trường ti mt s m trên địa bàn huyn Lc Yên, tnh Yên Bái

- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường đất.

- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường nước.

- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường không khí.

- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường và sinh hoạt qua ý kiến của người dân.

2.2.4. Đề xut mt s bin pháp tăng cường công tác qun lý hot động khai thác đá vôi trng nhm phòng nga và gim thiu tác động ti môi trường

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp s liu, tài liu th cp

Số liệu, tài liệu được điều tra, thu thập ở các tổ chức, cơ quan, cơ sở như: - Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở ban ngành khác có liên quan của tỉnh Yên Bái.

- UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

- UBND xã Lâm Thượng, xã An Phú và thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

- Một số cơ sở được cấp phép khai thác và chế biến đá vôi tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

- Cộng đồng dân cư xung quanh khu vực khai thác đá vôi trắng tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

2.3.2. Phương pháp thu thp s liu, tài liu sơ cp

* Phỏng vấn bằng phiếu điều tra.

- Phạm vi phỏng vấn: Tiến hành điều tra về hiện trạng môi trường và sinh hoạt của người dân xung quanh khu vực khai thác đá vôi trắng thông qua 150 phiếu điều tra ngẫu nhiên.

- Đối tượng phỏng vấn: Người dân tại xã Lâm Thượng (50 phiếu), xã An Phú (50 phiếu) và thị trấn Yên Thế (50 phiếu).

- Hình thức phỏng vấn: + Phát phiếu điều tra. + Phỏng vấn trực tiếp.

Kết quả khảo sát được đo lường với các mức độ được đánh giá: - Rất ô nhiễm - Ô nhiễm - Ô nhiễm trung bình - Ô nhiễm nhẹ - Không ô nhiễm 2.3.3. Phương pháp kế tha

Khai thác và kế thừa các các báo cáo, bản đồ, công trình xây dựng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường tại một số mỏ trên địa bàn huyện lục yên, tỉnh yên bái giai đoạn 2018 2019 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)