3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Lục Yên là huyện miền núi nằm phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Yên Bái khoảng 93 km và Hà Nội 270 km; có tuyến đường Quốc lộ 70 chạy qua nối Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, huyện Quang Bình, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
- Phía Tây Bắc giáp huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai;
- Phía Tây và phía Nam giáp 2 huyện Văn Yên và Yên Bình, Yên Bái (Sở TN&MT, 2019)
Hình 3.1. Vị trí huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
Huyện Lục Yên bị chia cắt bởi 2 dãy núi chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc, Đông Nam, địa hình được chia thành các dạng cơ bản sau:
- Phía hữu ngạn sông Chảy là dãy núi Con Voi chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình bị chia cắt tạo thành những thung lũng nhỏ và các khe suối.
- Phía tả ngạn sông Chảy là dãy núi đá lớn chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có độ cao trung bình 935m.
- Vùng đất thấp bằng phẳng được xen kẽ giữa 2 dãy núi và triền sông Chảy, đất đai phì nhiêu là những khu tập trung dân cư sinh sống và sản xuất nông nghiệp.
- Vùng hồ Thác Bà được hình thành từ năm 1970, diện tích khoảng 6.390 ha nằm trên địa bàn một số xã Trung Tâm, Phan Thanh, Phúc Lợi, Minh Tiến, Vĩnh Lạc (UBND huyện Lục Yên, 2019) …
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu: Huyện Lục Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 22-240C, nhiệt độ cao nhất 39-410C, nhiệt độ thấp nhất từ 4-50C.
Thời gian chiếu sáng của mặt trời dao động trong ngày từ 10-12 giờ, tổng nhiệt độ năm 7.500-8.000 giờ.
Lượng mưa trung bình năm đạt 1.500-2.200 mm/năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.867,6 mm/năm.Lượng bốc hơi cả năm là 692 mm, hệ số ẩm ướt trung bình K = 3,4; thuộc vùng có độ ẩm cao. Gió chủ yếu thổi theo hướng Đông Nam - Tây Bắc với vận tốc trung bình là 1,2 m/s (UBND huyện Lục Yên, 2019)
* Thủy văn: Do điều kiện địa hình đồi núi dốc mạnh, lượng mưa lớn và tập trung nên tạo cho Lục Yên hệ thống sông ngòi dày đặc, có tốc độ dòng
dễ gây lũ quét ở các vùng ven sông, suối. Hệ thống sông ngòi được hình thành từ 2 lưu vực chính: Lưu vực sông Chảy và lưu vực vùng hồ Thác Bà.
- Lưu vực hồ Thác Bà: Là vùng nước mặt vô cùng quan trọng trong sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Ngoài việc phục vụ phát triển nông nghiệp và đời sống nhân dân, vùng hồ Thác Bà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển dịch vụ, du lịch và điều tiết khí hậu trong vùng.
- Lưu vực sông Chảy: Bắt nguồn từ dãy núi Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang, cao 2.410 m, chảy về tỉnh Yên Bái qua huyện Lục Yên, Yên Bình rồi nhập vào sông Lô theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Lưu lượng và mực nước sông Chảy biến động thất thường vào mùa mưa và mùa khô. Mùa khô ít mưa, lưu lượng nước sông thấp làm khô hạn, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; về mùa mưa lưu lượng nước sông lớn, tốc độ chảy mạnh gây ra lũ lụt, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp (UBND huyện Lục Yên, 2019).
Hệ thống sông ngòi của Lục Yên tương đối thuận lợi cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt cho người dân, đặc biệt là vùng sâu.
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Tài nguyên đất ở huyện về nguồn gốc phát sinh phân ra thành 2 hệ đất chính, đó là hệ đất phù sa do sông Chảy bồi đắp và hệ đất Feralit phát triển trên nền địa chất đa dạng của địa hình đồi núi.
- Tài nguyên, khoáng sản cũng là một trong những tiềm năng, thế mạnh của huyện. Về khoáng sản quý có đá qúy, than, đá hoa trắng đã được xác định trữ lượng và hoạt động khai thác. Vàng sa khoáng phân bổ ở nhiều vùng (UBND huyện Lục Yên, 2019).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, trong những năm qua, mặc dù gặp không ít khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống và thu nhập của nhân dân. Song vượt lên trên những khó khăn ấy, huyện Lục Yên đã
triển khai đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ những vướng mắc, rào cản để đẩy mạnh sản xuất phát triển, 5 năm qua, Lục Yên luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 16,5%/năm, cơ cấu kinh tế của huyện đã có những chuyển dịch tích cực: Năm 2019, sản xuất nông nghiệp chiếm 21%; công nghiệp, xây dựng 46,1%, thương mại, dịch vụ 33%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 25 triệu đồng/năm (UBND huyện Lục Yên, 2019). Sản xuất nông, lâm nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi; chú trọng đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất; xây dựng và triển khai thực hiện một số mô hình đạt hiệu quả tốt như cánh đồng mẫu lớn, hình thành vùng sản xuất lúa, ngô, tre măng Bát Độ, cây ăn quả có múi. Đưa vào sản xuất các loại giống mới có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, đã đưa sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 56.000 tấn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp một phần lương thực cho thị trường.
Công nghiệp đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từng bước trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế của huyện. Huyện khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tiếp tục đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn, đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Yên Thế theo quy hoạch, đến nay, huyện đã có 18 nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động có hiệu quả, trong đó có 02 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các ngành nghề thế mạnh của địa phương như sản xuất tranh đá quý, tượng đá, đá cảnh, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến gỗ rừng trồng... phát triển mạnh mẽ. Giá trị sản xuất CN-TTCN đến năm 2019 đạt 1.125 tỷ đồng (UBND huyện Lục Yên, 2019).
Tập trung chỉ đạo khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trọng tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, điện và phục vụ sự nghiệp giáo dục, y tế và nhà văn
hội. Các công trình đã và đang được khai thác sử dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội từng bước nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng lên, năm 2019, toàn huyện có 31 trường học từ Mầm non đến THCS đạt chuẩn Quốc gia; 24/24 xã, thị trấn đạt chuẩn về y tế. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã trở thành nếp nghĩ và hành động tự giác của đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đến nay có 78% số thôn, bản, tổ dân phố; 94,5% số cơ quan, đơn vị và 73% số hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa; 10 xã ra mắt xây dựng đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Khôi phục và tổ chức nhiều lễ hội truyền thống như hội chọi trâu, lễ hội đền Đại Cại, đền Suối Tiên... Các chính sách an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa thường xuyên được các cấp ủy Đảng, Chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở quan tâm thực hiện tốt (UBND huyện Lục Yên, 2019)