Xuất một số biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường tại một số mỏ trên địa bàn huyện lục yên, tỉnh yên bái giai đoạn 2018 2019 (Trang 66 - 82)

thác đá vôi trắng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu tác động tới môi trường

3.4.1. Đối vi cơ quan qun lý nhà nước

* Xây dựng và hoàn thiện các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường, văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục môi trường trong doanh nghiệp. Đặc biệt là cần có văn bản quy định tổng hợp riêng cho lĩnh vực khai thác khoáng sản về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hệ thống pháp luật Việt Nam về cơ bản đã được xây dựng tương đối đầy đủ và đồng bộ, tuy nhiên thực tế cho thấy việc triển khai, thi hành các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực môi trường cho doanh nghiệp còn hạn chế. Các doanh nghiệp còn khó khăn trong cách tiếp cận và thực hiện các quy định về môi trường thể hiện qua kết quả đánh giá quá trình thực thi các quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.

* Thực hiện việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các ngành, các cấp về trách nhiệm QLNN trong quản lý tài nguyên khoáng sản và BVMT theo quy định của pháp luật; tiếp tục kiện toàn, củng cố hệ thống bộ máy, tổ chức cơ quan QLNN về tài nguyên khoáng sản và BVMT các cấp của tỉnh theo hướng nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật về quản lý tài nguyên và BVMT. Kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường các cấp theo quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực BVMT; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ,

trường các cấp. Tăng cường năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý của tuyến cơ sở và phối hợp hoạt động với hệ thống chính quyền địa phương trong các hoạt động BVMT, đảm bảo cho đội ngũ làm công tác quản lý môi trường có đủ năng lực thực tế triển khai, giám sát thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các luật liên quan đến bảo vệ môi trường trong khai thác đá vôi trắng thông qua các khóa đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn và các đợt khảo sát kỹ thuật như: Kiểm soát bụi; Phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường; Lập kế hoạch môi trường; Luật Môi trường; An toàn lao động trong khai thác đá vôi trắng.

Đặc biệt cần có chương trình đào tạo cho cán bộ quản lý, chủ doanh nghiệp về các văn bản, thông tư, quy định về trình tự các thủ tục bảo vệ môi trường trong khai thác đá vôi trắng nằm nâng cao hiệu quả tuân thủ quy định, pháp luật về quản lý môi trường.

* Huy động nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho Trung tâm Quan trắc môi trường: Phòng thí nghiệm, phân tích; các máy móc, thiết bị đo lường, phân tích mẫu chất thải, nước thải, khói bụi...

- Đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát môi trường tại các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khoáng sản. Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo về môi trường tại các khu vực tập trung nhiều nguồn thải, khu vực nhạy cảm về môi trường và doanh nghiệp khoáng sản, ưu tiên đầu tư thiết bị quan trắc tự động tại một số cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường hoặc sự cố môi trường cao như: dây truyền sản xuất bột đá Carbonat canxi,... Tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc, tồn đọng kéo dài gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân tại các điểm khai thác, chế biến khoáng sản đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm BVMT và các quy định pháp luật, chế tài xử lý vi phạm về môi trường tập trung trước tiên vào các đối tượng như: Cán bộ, công chức viên chức trong hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về môi trường; cho các doanh nghiệp khoáng sản và cộng đồng dân cư khu vực có doanh nghiệp khoáng sản hoạt động.

- Thông thường các hành vi của con người bị chi phối bởi phong tục, tập quán, thói quen và những lợi ích riêng tư. Trong khi đó, môi trường chỉ có thể được bảo vệ khi người dân có tính cộng đồng cao, biết quan tâm đến lợi ích của cả cộng đồng, của nhân loại. Vì vậy, việc giáo dục tinh thần cộng đồng, xây dựng những định hướng giá trị đúng đắn trong việc khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên và BVMT là điều kiện vô cùng quan trọng để hình thành hành vi thân thiện với môi trường của người dân. Bên cạnh đó cần xây dựng đồng bộ các văn bản pháp luật liên quan đến BVMT, các chế tài khuyến khích và xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến BVMT.

- Nâng cao nhận thức về môi trường và BVMT cho người dân. Đây chính là nền tảng cần thiết cho việc hình thành những hành vi mới, thân thiện với môi trường.

- Tăng cường trách nhiệm và tính tích cực của cộng đồng trong QLMT cần phải có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và có sự chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. Sự chia sẻ trách nhiệm này cần được thể chế hóa trong hệ thống Luật BVMT, trong cơ cấu hệ thống QLNN đối với môi trường. Sự phân cấp nhiệm vụ, yêu cầu BVMT trên từng địa bàn cần được tập trung và bao quát, tạo thuận lợi cho sự chủ động của địa phương, cơ sở, cũng như phát huy sức mạnh, lợi thế, năng lực, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ sở. Đồng thời, việc phân cấp cần đồng bộ, đầy đủ về cả kinh phí, quyền hạn, quyền lợi trong tổ chức triển khai các hoạt động BVMT được phân cấp tương ứng.

các quy định về QLNN đối với môi trường được thực thi thì các quy định đó phải cụ thể, gắn bó, sát với thực tế cuộc sống của cộng đồng. Cộng đồng phải biết rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia các hoạt động BVMT.

- Xuất phát từ nét đặc thù của tính cộng đồng, cần chú trọng phát huy vai trò chủ động và tích cực của các tổ chức đoàn thể xã hội (như Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Nghề nghiệp...) trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định của địa phương, cũng như các quy định về BVMT của Nhà nước.

- Cần chú trọng hơn nữa vấn đề giáo dục ý thức cộng đồng trong BVMT. Một khi tinh thần cộng đồng được nâng cao, thì áp lực xã hội từ phía cộng đồng sẽ là một thách thức, một nhân tố có khả năng điều chỉnh các hành vi tiêu cực, sâm hại đối với môi trường.

- Xây dựng cơ chế giám sát của người dân, của cộng đồng đối với doanh nghiệp trong việc thực thi các cam kết về BVMT và duy trì thường xuyên các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Hình thành các kênh thông tin giữa người dân và các nhà chức trách địa phương để kịp thời thông báo về các trường hợp vi phạm pháp luật BVMT.

* Hoàn thiện những quy định về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng đối với BVMT theo hướng: quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ tham gia BVMT của cộng đồng.

- Mở rộng hợp lý các quy định mang tính nghĩa vụ của cộng đồng trong BVMT. Thể chế hoá các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư, cá nhân tham gia công tác BVMT, đặc biệt trong quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định có liên quan về BVMT.

- Xây dựng các quy định cần vận dụng hiệu quả các công cụ như: chính trị, tuyên truyền,… đặc biệt là công cụ kinh tế. Bởi lẽ, công cụ kinh tế có tác

động trực tiếp và mạnh mẽ tới cộng đồng. Có các quy định tăng cường tính lợi ích của cộng đồng khi tham gia BVMT.

- Quy định bằng pháp luật, tạo cơ sở pháp lý về sự tham gia của cộng đồng và công chúng vào các hoạt động BVMT, từ việc góp ý chủ trương, chính sách và các biện pháp lớn đến các dự án cụ thể tại địa phương. Đặc biệt là việc tham khảo ý kiến người dân đối với các dự án tác động trực tiếp tới môi trường, tới sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là trong quá trình đánh giá tác động môi trường.

- Xây dựng các quy định về chính sách khen thưởng, không chỉ dừng lại một cách chung chung như: khuyến khích các đoàn thể tham gia bảo về môi trường, khen thưởng nhưng không có những giới hạn để được khen thưởng. Dẫn đền tình trạng thiếu tính khả thi của pháp luật. Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để công chúng có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin về môi trường, các vấn đề và các thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường.

* Tăng cường hoạt động giám sát, thanh kiểm tra và đẩy mạnh việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về BVMT.

- Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác hậu thẩm định, hậu thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt xiết chặt quy định đối với Dự án có Báo cáo ĐTM được phê duyệt thì chỉ được đi vào hoạt động chính thức sau khi được xác nhận hoàn thành công trình xử lý môi trường.

- Để giảm tải lượng bụi và khí thải của các phương tiện vận chuyển, cơ quan quản lý cần kiểm tra định kỳ các phương tiện vận chuyển thông qua các giấy kiểm định chất lượng xe. Đồng thời quy định về che chắn, xử lý kịp thời mang tính răn đe để các doanh nghiệp có ý thức thực hiện quy định một cách chủ động.

3.4.2. Đối vi đơn v hot động khoáng sn

* Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản:

- Các đơn vị hoạt động khoáng sản phải chủ động nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên và BVMT trong lĩnh vực khoáng sản.

- Nâng cao hiệu quả công tác điều tra cơ bản, dự báo, cảnh báo về sự cố môi trường; Thúc đẩy đổi mới, đầu tư công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, ít chất thải và các-bon thấp.

- Khuyến khích việc tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các sản phẩm thân thiện với môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống.

- Xây dựng và thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm phục vụ việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 24-NQ/TW, Chỉ thị số 25/CT-TTg.

* Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong quản lý môi trường

(i) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

- Giảm thiểu và khống chế bụi

+ Khống chế bụi do nổ mìn: lựa chọn thuốc nổ và qui trình công nghệ nổ mìn hợp lý để giảm tối đa sự phát tán bụi khí (Điều chỉnh chỉ tiêu thuốc nổ hợp lý giảm đất đá vãng gây phát tán bụi). Chọn thời điểm lặng gió và gió hướng vào trong núi để thực hiện nổ mìn, tránh bụi lan truyền và ảnh hưởng ra khu văn phòng và dân cư nơi khai thác. Đối với công nhân lao động tại hiện trường được trang bị đúng và đủ thiết bị bảo hộ lao động để chống ồn và bụi.

Bảo dưỡng tốt và thường xuyên xe cộ là một biện pháp hữu hiệu nhằm giảm lượng phát thải từ xe.

+ Bụi trong khu vực khai trường: Thường xuyên tiến hành tưới ẩm tại những vị trí phát sinh bụi trong khu vực khai trường; Trong công tác khoan tạo lỗ mìn, Chủ đầu tư sử dụng các thiết bị máy khoan hiện đại, phù hợp với địa hình địa chất khu vực, dễ vận hành, giảm bụi phát sinh trong quá trình khoan đá; Trong khâu nổ mìn, Chủ đầu tư sẽ có lịch phân công ngày, giờ, người thực hiện và sử dụng loại thuốc nổ theo đúng quy định của nhà nước, phương pháp nổ mìn tức thời hoặc vi sai thích hợp. Chọn thời điểm lặng gió để thực hiện nổ mìn, tránh bụi lan truyền và giảm lượng bụi phát sinh trong quá trình nổ mìn. Trước khi nổ mìn cần tưới ẩm để giảm thiểu hàm lượng bụi phát sinh.

+ Bụi và khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển: Tưới ẩm khu vực nội bộ, đường giao thông nội bộ và đường giao thông ra vào mỏ một ngày 2 lần nhằm hạn chế khả năng khuếch tán bụi ra môi trường xung quanh. Sử dụng bạt phủ che kín các thùng xe khi vận chuyển đất đá, không chở quá tải. Sử dụng các loại xe động cơ đốt trong có hiệu suất cao, tải lượng khí thải nhỏ và có độ ồn thấp. Định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị. Có chế độ, thời gian hợp lý cho các phương tiện vận chuyển không làm gia tăng mật độ gây ô nhiễm môi trường không khí. Phun rửa xe trước khi đi ra vào công trường; Trồng cây xanh quanh khu vực mỏ, hai bên đường giao thông để giảm thiểu tiếng ồn, lọc không khí và giảm lượng bụi phát sinh.

+ Bụi từ khu vực chế biến đá: Phun tưới ẩm tại những điểm phát sinh bụi như máy kẹp hàm, hệ thống sàng rung. Lắp đặt thiết bị xử lý bụi được lắp đặt tại các vị trí phát sinh nhiều bụi như máy kẹp hàm, sàng rung, băng tải. Đối với khu vực chứa thành phẩm, khi bốc xúc vào những ngày hanh khô phải tiến hành phun ẩm. Xe chở đá thành phẩm phải được phủ bạt kĩ trước khi

thông. Trồng cây xanh quanh khu vực chứa đá thành phẩm hạn chế lượng bụi phát tán xung quanh.

- Giảm thiểu tác động tiếng ồn, độ rung

+ Chỉ vận hành các thiết bị được bảo dưỡng tốt ngay ngoài hiện trường. Bảo trì thiết bị trong suốt thời gian thi công. Tắt những máy móc hoạt động gián đoạn nếu thấy không cần thiết. Giảm ca cho các công nhân làm việc ở khu vực có tiếng ồn lớn; Tiến hành chia ca, bố trí công trường làm việc vào ban ngày, hạn chế làm việc vào ban đêm để giảm ồn theo thời đoạn.

+ Tiếng ồn do nổ mìn: Chỉ tiến hành các vụ nổ theo đúng quy định về sử dụng vật liệu nổ. Tiến hành nổ mìn vào thời gian cố định, có biển báo nguy hiểm đặt tại nơi thích hợp, sẽ bố trí người cảnh giới nhằm bảo vệ an toàn trong khu vực mìn nổ. Trước và sau khi nổ mìn sẽ có tín hiệu rõ ràng (còi báo hiệu). Nổ mìn bằng phương pháp vi sai để giảm tiếng nổ lớn, thực hiện nổ mìn đúng quy trình, quy phạm. Sắp xếp thời gian nổ, bố trí ca làm việc hợp lý. Đối với công nhân lao động trực tiếp được trang bị bảo hộ lao động để chống ồn và bụi.

+ Tiếng ồn từ khu vực chế biến đá: Kiểm tra, bảo dưỡng máy móc định kỳ để đảm bảo chất lượng khi vận hành, giảm thiểu tiếng ồn và độ rung. Trồng cây xanh quanh khu vực đểm giảm thiểu tiếng ồn; Công nhân lao động trực tiếp có phương tiện tránh ồn: nút bịt tai, mũ, quần áo lao động.

+ Biện pháp giảm chấn động rung: Thống nhất lịch nổ mìn, cấm công nhân và người dân ra vào khu vực mỏ trong thời gian nổ mìn; Yêu cầu mọi công nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về nổ mìn; Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân. Bố trí cán bộ kỹ thuật có chuyên môn trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường tại một số mỏ trên địa bàn huyện lục yên, tỉnh yên bái giai đoạn 2018 2019 (Trang 66 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)