Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 27)

1.2.1. Khu vc huyn Qung Ninh

1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

A. Vị trí địa lí

Huyện Quảng Ninh nằm ở vĩ độ từ 17o04’ đến 17o26’ vĩ độ Bắc và từ

106o17’ đến 106o48’ độ kinh Đông. - Phía Nam giáp huyện Lệ Thuỷ;

- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và Thành phốĐồng Hới; - Phía Đông giáp Biển Đông;

Huyện Quảng Ninh có 14 xã, 1 thị trấn. Trong đó, 2 xã miền núi, 1 xã ven biển, 11 xã thuộc vùng đồng bằng. Ở vào vị trí trung độ của cả nước, có các tuyến giao thông huyết mạch của quốc gia đi qua, có bờ biển dài 25 km, có tuyết biên giới đất liền dài 43,928 km. Quảng Ninh có điều kiện thuận lợi trong tiếp cận và tiếp thu những công nghệ cũng như phương thức quản lý tiên tiến, giao lưu thông thương với các địa phương trong và ngoài nước. Vì vậy, huyện Quảng Ninh có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình (UBND huyện Quảng Ninh, 2019).

B. Địa hình, đất đai, tài nguyên

* Địa hình: Quảng Ninh nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, độ dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông, phân thành 4 dạng như sau:

- Địa hình vùng rừng núi: Đây là vùng có địa hình hiểm trở với nhiều dãy núi đá vôi là vùng có nguồn tài nguyên rừng phong phú với nhiều loại gỗ

quý như: Lim, Gụ, Sến, Táu và đa dạng về thực vật, động vật.

- Địa hình vùng đồi: Địa hình trải dài từ Tây Bắc xuống Tây Nam, phía Bắc sông Long Đại địa hình đồi thấp, đồi bát úp. Từ Nam sông Long Đại trở

vào, địa hình thung lũng với nhiều hợp thuỷ nhỏ xen kẽ với đồi thấp và núi đá vôi. Đây là vùng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vườn đồi, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.

- Vùng đồng bằng: Có chiều ngang hẹp bị chia cắt bởi 2 con sông Kiến Giang và Long Đại hợp thành sông Nhật Lệ tạo ra 3 tiểu vùng địa hình, có

điều kiện phát triển nông nghiệp toàn diện.

- Vùng đất cát ven biển: Chạy dọc bờ biển với chiều dài 25 Km, địa hình gồ ghề với nhiều đụn cát và cồn cát xen lẫn các vùng bằng phẳng. Đây là vùng tiếp giáp với biển Đông nên có điều kiện nuôi trồng thủy, hải sản tập trung thâm canh dạng trang trại, trồng cây lâm nghiệp và các mô hình phát triển kinh tế khác như dịch vụ, du lịch, … (UBND huyện Quảng Ninh, 2019).

* Đất đai: Với tổng diện tích tự nhiên là 119.417,92 ha, chiếm 14,93% diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Bình. Đất đai của huyện Quảng Ninh phân theo nguồn gốc phát sinh được chia làm 6 loại chính sau: Đất Phù sa; Đất Cát;

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 119.417,92 ha, trong đó 109.322,44 ha là đất nông nghiệp (Chiếm 91,55%); đất phi nông nghiệp 7.284,78 ha (Chiếm 6,10%); đất chưa sử dụng 2.810,70 ha (Chiếm 2,35%).

Đất lâm nghiệp có 100.352,89 ha với phần lớn diện tích thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh quản lý với hệ động thực vật phong phú, nhiều hang động độc đáo, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm, nghỉ dưỡng (UBND huyện Quảng Ninh, 2019).

C. Khí hậu, thuỷ văn

Huyện Quảng Ninh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ có mùa đông lạnh, mưa nhiều; mùa hè nóng, mưa ít.

* Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình năm: 25,10C

- Nhiệt độ cao nhất trong năm: khoảng 40,1 - 40,60C (tháng 6, tháng 7) - Nhiệt độ thấp nhất trong năm: khoảng 7,8 - 9,40C (tháng 12, tháng 1) - Số giờ nắng trung bình trong ngày là 5,9 giờ.

- Chếđộ mưa:

Tổng lượng mưa năm 2015 là 2.142,8 mm, phân bố không đồng đều theo vùng và theo mùa. Mùa khô nóng, từ tháng 4 đến tháng 8, mưa ít, lượng mưa chiếm 31,6% lượng mưa cả năm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mưa nhiều, lượng mưa chiếm tới 68,4% lượng mưa cả năm, lũ thường xảy ra trên diện rộng vào mùa này.

Số ngày mưa trung bình ở Quảng Ninh khá cao lên tới 122 ngày. Tần suất những trận mưa lớn trên 300 mm trong 24h, mưa nhiều trong các tháng 9; 10; 11. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 (911,4 mm), tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 4 (44 mm).

* Độẩm không khí

Độ ẩm không khí hàng năm ở Quảng Ninh khá cao (83,2%), trong những tháng khô hạn nhất của mùa hè độ ẩm trung bình tháng vẫn thường xuyên trên 69% (riêng những ngày có gió Tây Nam độ ẩm tương đối thấp).

Thời kỳ có độ ẩm cao nhất ở Quảng Ninh thường xảy ra vào những tháng cuối mùa đông, khi khối không khí cực đới lục địa tràn về qua đường biển và khối không khí nhiệt đới biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn nên độẩm không khí rất lớn, thường trên 85%.

*Lượng bốc hơi

Tổng lượng bốc hơi ở Quảng Ninh năm 2015 lên đến 1.201,7 mm. Trong mùa lạnh do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn nên lượng bốc hơi nhỏ, có nghĩa là trong thời kỳ này thời tiết rất ẩm, đối chiếu với lượng mưa lượng bốc hơi chỉ chiếm 1/3.

Về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, ẩm độ thấp, gió lớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trong các tháng 4; 5; 6; 7; 8 lớn hơn lượng mưa, vì vậy vào thời kỳ này thường xảy ra khô hạn,

ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi và mọi sinh hoạt của người dân.

* Gió bão

Trên địa bàn huyện Quảng Ninh, trung bình hàng năm có 2 đến 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp, tác động đến các vùng đất ven biển. Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều tác hại ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện.

Chếđộ gió ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có sự phân bố rõ theo mùa. - Gió mùa Đông Bắc: ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến Quảng Ninh từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt độ

từ 4 - 60C so với bình quân nên ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp và đời sống.

- Gió Tây Nam khô nóng xuất hiện từng đợt, tổng số ngày có gió Tây Nam ở Quảng Ninh là 30 - 40 ngày/năm thường bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 8, cao điểm là tháng 7. Gió Tây Nam khô nóng gây hậu quả không tốt đến công tác PCCCR và đời sống sản xuất của người dân trong huyện (UBND huyện Quảng Ninh, 2019).

* Hệ thống sông suối của Quảng Ninh có khá nhiều với mật độ 1-1,2 km/km2. Sông Long Đại và sông Kiến Giang bắt nguồn từ phía Tây dãy Trường Sơn hợp thành sông Nhật Lệ chảy về hướng Đông đổ ra biển Đông.

Sông Lệ Kỳ là sông nội vùng ngắn hẹp, do đặc điểm của sông suối trên địa bàn như vậy nên ảnh hưởng rất lớn đến chế độ tưới tiêu, độ mặn, phèn và việc sử dụng đất của huyện. Ngoài ra, còn có các hồ, đập chứa nước với dung tích lớn. Trong mùa mưa lũ, nước chảy dồn ứ từ các sườn núi xuống các thung lũng hẹp, triều cường, nước sông lên rất nhanh gây lũ, ngập lụt lớn trên diện rộng. Ngược lại về mùa khô, nước sông xuống thấp, dòng chảy trong các tháng kiệt rất nhỏ.

1.2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

A. Đặc điểm kinh tế

Dân cư trong huyện phân bổ không đồng đều giữa các xã, thị trấn và thường tập trung đông dân ở vùng đồng bằng, vùng trung du, vùng cát ven biển, dọc đường giao thông như ở Thị trấn Quán Hàu, các xã Xuân Ninh, Duy Ninh, Lương Ninh, Võ Ninh, Gia Ninh, Hiền Ninh và An Ninh. Đồng bào dân tộc thiểu sốở 02 xã miền núi Trường Sơn, Trường Xuân chiếm tỷ lệ cao, với nhiều thành phần dân tộc (Bru-Vân Kiều, Chứt,...) tập quán sinh hoạt khác nhau, trình độ dân trí thấp và không đồng đều. Đời sống nhìn chung đã được cải thiện, song một bộ phận người dân tộc thiểu số trong huyện vẫn còn nhiều thiếu thốn. Mật độ dân số thấp nhất là xã Trường Sơn (6 người/km²), Trường Xuân (16 người/km2). Do đặc điểm phân bố dân cư không đồng đều có phần làm hạn chế khả năng khai thác các nguồn tài nguyên sản có để phục vụ sản xuất toàn huyện (UBND huyện Quảng Ninh, 2019).

B. Văn hoá, xã hội, dân cư - dân tộc - cơ sở hạ tầng

- Giáo dục đào tạo: Toàn huyện có 54 trường và 1 Trung tâm Giáo dục

thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp. Chia ra: Mầm non: 15 trường, tiểu học:20 trường, trung học cơ sở: 16 trường, trung học phổ thông: 03 trường. Tổng số phòng học: 762 phòng, trường đạt chuẩn Quốc gia 39 trường, chiếm tỷ lệ 72% trong đó: Mầm non 11 trường, Tiểu học 17 trường, Trung học cơ sở

10 trường, Trung học phổ thông 1 trường. - Y tế, chăm sóc sức khỏe

Toàn huyện có 28 cơ sở y tế với 266 giường bệnh các loại. Trong đó: Y tế nhà nước 17 cơ sở, chia ra: 1 bệnh viện đa khoa với 190 giường bệnh, 1 Trung tâm y tế, 15 trạm y tế xã, thị trấn với 76 giường bệnh; y tế tư nhân 11 cơ

sở. Đội ngũ y, bác sỹ tập trung chú trọng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên

địa bàn.

- Tiềm năng Du lịch, thu nhập:

Huyện Quảng Ninh hiện sở hữu nhiều di tích văn hoá và địa danh nổi tiếng. Từ bến phà Long Đại, bến phà Quán Hàu đến Danh thắng Thần Đinh, thác Tam Lu, bãi tắm Hải Ninh....đều là những tiềm năng giá trị, tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển du lịch tại địa phương.

- Về giao thông: Hệ thống cơ sở hạ tầng đã được cải thiện trên địa bàn

huyện có tuyến đường quốc lộ 1A chạy qua với tổng chiều dài là 42 km, là tuyến đường quan trọng kết nối hai miền Nam-Bắc. Tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây có từ thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chạy dọc dãy Trường Sơn thông thương kết nối các cửa khẩu quốc tế như: Lao Bảo, Cha Lo,... Cầu Quán Hàu bắc qua sông Nhật Lệ. Đường sắt Bắc Nam chạy qua khu vực trung du của huyện. Trung tâm huyện nằm cách 12 km về phía Nam của sân bay Đồng Hới. Đây là địa phương có Dự án Đường cao tốc Quảng Bình - Quảng Trịđi qua đang được xây dựng.

*Nhn xét và đánh giá chung

- Thuận lợi: Nhìn chung Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình có vị trí

địa lý tương đối thuận lợi, giao thông thuận tiện nên giao thương buôn bán

được thuận lợi. Có tiềm năng du lịch phát triển nên đời sống nhân dân tương đối ổn định. Đất đai tài nguyên rừng khá nhiều và độ che phủ của rừng ở mức cao.

- Khó khăn: Là một huyện có nhiều thành phần đồng bào dân tộc thiểu

số sinh sống xa khu trung tâm, người dân tập trung chủ yếu gần sát rừng. Do

ở xa trung tâm, cơ sở hạ tầng còn kém, địa hình đồi núi phức tạp, cộng với trình độ dân trí tương đối thấp nên việc chấp hành các chính sách của nhà nước còn hạn chế.

Khí hậu khô nóng kéo dài do gió Tây Nam thổi mạnh, ẩm độ không khí thấp, nhiệt độ cao tạo nên khả năng gây cháy rừng rất cao ở các tháng mùa khô trong năm.

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Diện tích rừng ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

- Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 100.352,89 ha đất lâm nghiệp, chiếm tỷ lệ 84,04 % diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở các xã: xã Trường Sơn (75.548,28 ha chiếm tỷ lệ 75,28 % đất lâm nghiệp toàn huyện), xã Trường Xuân (12.957,38 ha chiếm tỷ lệ 12,91 %

đất lâm nghiệp toàn huyện) và xã Vĩnh Ninh (3.473,71 ha chiếm tỷ lệ 3,46 %

đất lâm nghiệp toàn huyện).

Đây là 3 xã có đủ các đối tượng rừng tự nhiên, rừng trồng với diện tích

đủ lớn phù hợp với đề tài nghiên cứu. Các xã này là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em, sống phụ thuộc nghề rừng khá phổ biến, đại diện cho

địa bàn huyện và đã có các vụ cháy rừng xảy ra. Vì vậy việc nghiên cứu

đánh giá công tác phòng chống cháy rừng từ các xã đại diện này sẽ giúp tìm ra hướng nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng nói chung và PCCCR nói riêng, đồng thời giúp địa phương ổn định sản xuất kinh doanh trong nghề rừng.

Vì vậy, chúng tôi lựa chọn 3 xã điển hình là: Xã Trường Xuân, xã Trường Sơn, xã Vĩnh Ninh để nghiên cứu đề tài.

- Đề tài được thực hiện từ tháng 6.2019 - tháng 11.2020

2.1.3. Địa đim thc hin đề tài

2.2. Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện những mục tiêu trên đề tài tiến hành nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:

Nội dung 1. Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình cháy rừng tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2015-2019

+ Hiện trạng tài nguyên rừng.

+ Tình hình cháy rừng tại địa bàn nghiên cứu từ năm 2015-2019:

Số vụ cháy; diện tích cháy; loại rừng bị cháy; mức thiệt hại; nguyên nhân gây cháy. nhân gây cháy.

Nội dung 2. Các yếu tốảnh hưởng tới công tác PCCCR tại địa bàn nghiên cứu

Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến cháy rừng: Địa hình, đất đai, độ

dốc, …; đặc điểm điều kiện khí tượng; mùa cháy rừng; đặc điểm của vật liệu cháy: độ dày vật liệu cháy của tầng thảm khô, độẩm của vật liệu cháy, …

Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cháy rừng:Điều kiện kinh tế,

xã hội, trình độ dân trí, … khu vực nghiên cứu; tập quán canh tác: Đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ củi, …

Nội dung 3. Nghiên cứu xác định mùa cháy rừng và phân vùng trọng điểm cháy rừng

- Xác định mùa cháy rừng tại khu vực nghiên cứu.

- Xác định khối lượng và ẩm độ của vật liệu cháy dễ bén lửa dưới tán rừng. - Phân vùng trọng điểm cháy rừng.

Nội dung 4. Đánh giá công tác phòng chống cháy rừng tại khu vực nghiên cứu giai đoạn (2015-2019)

- Tuyên truyền giáo dục.

- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Làm đường băng cản lửa băng xanh, băng trắng.

- Lực lượng PCCCR.

- Công tác phòng chống cháy rừng. - Công tác chữa cháy rừng.

- Công tác dự báo cháy rừng, …

Nội dung 5. Thuận lợi khó khăn và đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

- Thuận lợi, Khó khăn.

- Các giải pháp: Giải pháp về tuyên truyền giáo dục; Giải pháp kinh tế

xã hội; Giải pháp về kỹ thuật.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Quan đim và cách tiếp cn ca đề tài

Đối với hoạt động phòng cháy rừng, đây là lĩnh vực đòi hỏi phải có sự

vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, mọi tổ chức, cá nhân và là trách nhiệm của toàn dân; chính vì vậy mà quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của đề

tài phải có sự tham gia và tính kế thừa, chọn lọc.

Đề tài xuất phát từ việc thống kê các kết quả điều tra về nguyên nhân của các vụ cháy rừng trên địa bàn 3 xã Trường Xuân, Trường Sơn và Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh trong những năm gần đây; trên cơ sở các nguyên nhân gây cháy rừng ta tiến hành điều tra, đánh giá các yếu tố chi phối đặc thù

đến việc xuất hiện các nguyên nhân gây cháy rừng như: Thực vật rừng, ảnh hưởng của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thể chế, chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 27)