Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác PCCCR tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 44 - 48)

3.2.1. Đánh giá đặc đim điu kin t nhiên, kinh tế, xã hi nh hưởng ti công tác PCCCR

3.2.1.1. Đặc điểm vềđiều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới công tác PCCCR

Huyện Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 25,10C, mùa đông rét đậm, nhiệt

độ có lúc xuống dưới 80C, kéo dài 6 - 8 ngày và xuất hiện sương muối, sương mù từng đợt. Mùa hạ nóng bức có khi nhiệt độ lên đến 40,1-40,60C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 83,2%, tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là tháng 11 và thấp nhất là tháng 7. Số giờ nắng trung bình hàng năm là 2.124,0giờ, tổng tích ôn trong năm đạt khoảng 9160,60C. Tổng lượng mưa 2017 là 2.142,8mm tập trung vào các tháng 9,10,11,12 (chiếm >68,4% lượng mưa cả năm).

Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của đặc trưng khí hậu vùng Bắc Trung Bộ có mùa đông lạnh, mưa nhiều; mùa hè nóng, mưa ít.

Bảng 3.4. Tổng hợp trung bình yếu tố thời tiết 5 năm (2015 - 2019) tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Tháng Nhiệt độ trung bình Ẩm độ trung bình (%) Lượng Mưa (mm) Số ngày mưa (Ngày) 1 17,1 90,0 65,0 6 2 18,2 87,0 79,5 7 3 20,3 85,0 101,7 9 4 26,7 83,0 110,0 13 5 32,1 71,0 90,0 10 6 31,2 69,0 78,8 8 7 35,2 69,0 200,0 17 8 34,0 71,0 197,2 16 9 27,0 84,0 400,0 21 10 25,0 86,0 380,0 19 11 22,0 88,0 280,0 14 12 18,5 90,0 98,2 9 TB năm 25,61 73,58 173,37 12,42 ( TT KTTV Huyện Quảng Ninh, Quảng Bình 2019)

Mùa mưa: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11, mưa nhiều, lượng mưa

chiếm tới 68,4% lượng mưa cả năm, lũ thường xảy ra trên diện rộng.

Mùa khô: Mùa khô nóng, từ tháng 4 đến tháng 8, mưa ít, lượng mưa

chiếm 31,6% lượng mưa cả năm.

Gió bão: Trên địa bàn huyện Quảng Ninh, trung bình hàng năm có 2

đến 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp, tác động đến các vùng đất ven biển. Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều tác hại ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện.

Chế độ gió ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có sự phân bố rõ theo mùa. Cụ thể:

- Gió mùa Đông Bắc: ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến Quảng Ninh từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt độ

từ 4 - 60C so với bình quân nên ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp và đời sống.

- Gió Tây Nam khô nóng xuất hiện từng đợt, tổng số ngày có gió Tây Nam ở Quảng Ninh là 30 - 40 ngày/năm thường bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 8, cao điểm là tháng 7. Gió Tây Nam khô nóng gây hậu quả không tốt đến đời sống và sản xuất.

Địa bàn khu vực nghiên cứu là huyện Quảng Ninh có diện tích khá rộng,

địa hình cơ bản phân thành 4 dạng: Vùng rừng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển đan xen tiếp giáp các khu vực thường xảy ra cháy rừng của các xã Trường Xuân, Trường Sơn, Vĩnh Ninh, Hải Ninh, … với diễn biến thời tiết hết sức phức tạp, mùa khô hanh khô, nắng nóng kéo dài từ tháng 4 - 8 năm mưa ít, thường xuyên xuất hiện những đợt gió Lào (gió Tây Nam) thổi mạnh vì vậy luôn có nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng cao.

Hệ thống các suối nhỏ chạy từ các khe ở các vùng đồi núi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên vào mùa khô lưu lượng nước ít, gây khô hạn kéo dài.

Khu vực nghiên cứu tại 3 xã Trường Xuân, Trường Sơn và Vĩnh Ninh có khí hậu ảnh hưởng khu vực phía Tây Nam nhiều hơn. Nhiệt độ và lượng mưa phân bố không đều, tháng nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ lên đến 40,1- 40,60C, tháng rét đậm nhất vào tháng 12 nhiệt độ xuống thấp 8 - 100C. Mùa mưa tập trung từ tháng 9-11, lượng mưa lớn nhất trong tháng lên đến 300mm, mùa khô có tháng lượng mưa chỉ là 44 mm, lượng mưa thấp cùng độ ẩm không khí thấp làm rút ngắn quá trình khô của vật liệu cháy cùng với làm nóng và khô nhanh mặt đất kéo theo lớp không khí sát mặt đất nóng lên bằng các phương thức.

Rừng ở khu vực nghiên cứu có cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Trong

đó rừng trồng ở xã Trường Xuân, Trường Sơn và Vĩnh Ninh chủ yếu các loài cây như Keo, Bạch đàn, Luồng, Thông tương đối dễ bén lửa và rụng nhiều lá hơn vào mùa khô, từ đó dẫn đến tính dễ bắt lửa và nguy cơ cháy rừng. Rừng tự nhiên nghèo với các loài cây chủ yếu như: Trường, Khổng, Trâm, Măng ry,

Đẻn, … phần lớn cũng là các loài cây rụng lá theo mùa, bên cạnh đó thảm thực vật cây bụi thảm tươi chủ yếu là Giang, Mây, Chặt chìu sinh trưởng phát

triển tốt vào mùa mưa và khô héo vào mùa khô tạo ra một khối lượng lớn vật liệu cháy vào mỗi mùa khô, từ đó dẫn đến tính dễ bắt lửa và nguy cơ gây cháy rừng khi con người dùng lửa thiếu kiểm soát.

3.2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

+ Tp quán canh tác ca người dân địa phương nh hưởng đến cháy rng:

Khu vực nghiên cứu có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó chủ

yếu là người dân tộc Bru -Vân Kiều, Chứt. Nhìn chung trình độ nhận thức của bà con về công tác PCCCR còn thấp, phương thức canh tác vẫn lạc hậu. Đại đa số các bản sống gần rừng và trong lõi rừng do lịch sử cha ông qua nhiều đời. Vì cuộc sống mưu sinh nên việc khai thác gỗ, đốt nương làm rẫy, đốt ong, lấy củi

để phục vụ cho cuộc sống vẫn còn diễn ra. Các hoạt động này thường gắn liền với việc sử dụng lửa tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Theo thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Quảng Ninh và UBND xã Trường Xuân thì đa số vụ cháy rừng là do hoạt động sử dụng lửa ở trong rừng và bìa rừng của người dân, nguyên nhân chủ yếu là do người dân xử lí thực bì chưa làm đường băng trắng. Trong khi đó VLC ở các trạng thái rừng có khối lượng lớn và dễ bắt lửa. Vì vậy, nếu có nguồn lửa, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát thành đám cháy.

+ Áp lực về dân số:Áp lực về dân số hiện nay cũng đang tác động tới tài

nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu. Người dân mở rộng các diện tích canh tác, chủ yếu bằng hình thức đốt nương làm rẫy. Ở những bản xa địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, người dân chủ yếu là người dân tộc Bru -Vân Kiều dân tộc Chứt, trình độ văn hóa còn thấp, phương thức canh tác vẫn lạc hậu, chủ yếu là đốt rừng làm rẫy ví dụ như: Bản Đá Chát, Bản Bến Đường, Bản Chân Trộng xã Trường Sơn; Bản Khe Ngang, Bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân huyện Quảng Ninh.

+ Thiếu bãi chăn thả gia súc: Chăn nuôi trên địa bàn 3 xã có sự tăng

đàn nhưng chưa có quy hoạch vùng chăn thả gia súc. Trâu bò đa số thả rông trong rừng tự nhiên và rừng trồng, đi chăn thả chủ yếu là trẻ em, vì vậy các em chưa ý thức được sự nguy hiểm của việc đốt lửa trong rừng, trong giai

đoạn mùa hè và đây cũng là giai đoạn mùa khô rất dễ xảy ra cháy rừng.

Từ những nguyên nhân trên cho thấy tình hình kinh tế xã hội tại khu vực đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự xuất hiện của các vụ cháy rừng.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (0C) 21,8 22,3 23,0 28,7 32,5 34,2 36,4 37,8 25,0 24,6 25,1 24,1 Lượng mưa (mm) 35,1 40,0 46,5 36,7 30,7 28,3 25,4 24,5 328,4 312,5 284,0 43,0 0,0 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 300,0 350,0

Địa phương: huyn Qung Ninh

Tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 44 - 48)