Phương pháp bảo quản thoáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát phương pháp bảo quản thóc gạo tại chi cục dự trữ nhà nước thành phố thái nguyên (Trang 29 - 30)

Là phương pháp để khối hạt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, nhằm điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong kho và khối hạt kịp thời thích ứng với môi trường bảo quản. Do đó, giữ được thủy phần và nhiệt độ khối hạt ở trạng thái an toàn. Muốn áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải có hệ thống kho vừa kín lại vừa thoáng, có hệ thống thông hơi và thông gió hợp lý. Để phòng khối hạt có thủy phần và nhiệt độ lớn

20

hơn môi trường ngoài cần thông gió tự nhiên hay quạt gió để lợi dụng không khí khô lạnh bên ngoài. Ngược lại khi độ ẩm và nhiệt độ không khí cao hơn trong kho phải đóng kín kho đê ngăn ngừa sự xâm nhập nhiệt và ẩm từ ngoài vào.

Có hai phương pháp thông gió trong bảo quản thoáng:

Thông gió tự nhiên là phương pháp đơn giản, rẻ tiền. Phương pháp này phải đảm bảo các điều kiện sau: thời tiết ngoài trời không có mưa, không có sương mù, không có gió từ cấp 4 trở lên. Nhiệt độ ngoài trời không quá 320C và không thấp dưới 100C, độ ẩm tuyệt đối ở ngoài kho phải thấp hơn độ ẩm tuyệt đối trong kho, nhiệt độ điểm sương trong kho phải thấp hơn ngoài kho. Trên thực tế nên thông gió vào buổi sáng từ 8 - 9 giờ, buổi chiều từ 17 - 18 giờ, thông gió bằng cách mở cửa hướng gió tới sau đó mở cửa hai bên kho và cuối cùng mở cửa thoát không khí ra.

Thông gió tích cực là cách xử lý hạt bằng cách cho một lượng không khí đi qua theo độ dày của khối hạt bằng các quạt gió. Trong quá trình thông gió, quá trình trao đổi khí vẫn diễn ra giữa khối hạt và môi trường. Quá trình thông gió được thực hiện bằng các quạt gió có công suất lớn hoặc máy thổi không khí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát phương pháp bảo quản thóc gạo tại chi cục dự trữ nhà nước thành phố thái nguyên (Trang 29 - 30)