Đánh giá chất lượng gạo sau thời gian bảo quản kín có nạp khí N2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát phương pháp bảo quản thóc gạo tại chi cục dự trữ nhà nước thành phố thái nguyên (Trang 61)

Bảng 4.7: Đánh giá chất lượng gạo sau thời gian bảo quản kín có nạp khí N2

Thời gian Kí hiệu mẫu

Chất lượng bảo quản Độ ẩm (%) Tạp chất (%) Hạt vàng (%) Côn trùng con/ kg Ban đầu (kế thừa) Đối chứng* 13,8 0,1 0,2 0 C1 13,8 0,1 0,2 0 Sau 4 tháng (kế thừa) Đối chứng* 13,7 0,1 0,22 0 C1 13,8 0,1 0,2 0 Tháng thứ 5 Đối chứng* 13,6 0,1 0,23 1 C1 13,75 0,1 0,21 0 Tháng thứ 6 Đối chứng* 13,6 0,1 0,23 2 C1 13,75 0,1 0,21 0 Tháng thứ 7 Đối chứng* 13,5 0,1 0,24 3 C1 13,75 0,1 0,21 0 Tháng thứ 8 Đối chứng* 13,4 0,1 0,25 4 C1 13,7 0,1 0,22 0 Tháng thứ 9 Đối chứng* 13,4 0,1 0,27 6 C1 13,7 0,1 0,22 0

Trong đó: *: Mẫu bảo quản thoáng tự nhiên

C1: Mẫu bảo quản có nạp khí N2

Từ bảng 4.7 diễn biến các chỉ tiêu lý, hóa của gạo bảo quản hầu như không có sự thay đổi.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra thực tế chất lượng gạo sao bảo quản thời gian 9 tháng, đồng thời căn cứ vào chỉ tiêu chất lượng gạo theo quy định của Nhà nước.

Kết quả kiểm tra được trình bày trên bảng 4.7 Các thông số trong bảng cho ta thấy:

52

phương pháp thông thường từ 13,8% giảm xuống 13,4% sau 9 tháng bảo quản. Trong khi đó, độ ẩm của mẫu gạo có sử dụng N2 giảm ít hơn không đáng kể từ 13,8% xuống 13,7% sau 9 tháng bảo quản.

Chỉ tiêu về tạp chất là 0,1% không thay đổi, nằm trong giới hạn cho phép (≤ 0,2%) Chỉ tiêu về hạt vàng ở mẫu đối chứng tăng từ 0,2% lên 0,27% sau 9 tháng bảo quản, nằm trong giới hạn cho phép (≤ 0,5%). Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ hạt vàng tăng chủ yếu là do quá trình chín sau thu hoạch gạo bị tích tụ ẩm nhiệt trong lòng khối hạt. Trong khi đó tỉ lệ hạt vàng ở mẫu gạo bảo quản trong môi trường khí N2 tăng không đáng kể từ 0,2% lên 0,22%. Điều này cho thấy tỉ lệ hạt vàng được kiểm soát đáng kể. Côn trùng: Phương pháp bảo quản thông thường xuất hiện côn trùng và tăng dần theo thời gian, sau 9 tháng bảo quản số lượng côn trùng là 6 con/kg. Nguyên nhân là côn trùng xâm nhập từ lúc chưa nhập kho. Trong khi đó phương pháp bảo quản trong môi trường khí N2 không xuất hiện côn trùng, tăng chất lượng gạo tốt hơn.

53

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau thời gian thực tập tôi đã tìm hiểu được quy trình bảo quản thóc đổ rời trong điều kiện áp suất thấp, bảo quản gạo trong điều kiện kín có nạp khí Nitơ. Đánh giá được sự thay đổi chất lượng và số lượng của thóc và gạo trong thời gian bảo quản.

Chỉ tiêu cảm quan của thóc trước và sau 5 tháng bảo quản không có sự thay đổi vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn quy định, thóc vẫn giữ được màu vàng, mùi tự nhiên của thóc, không có mùi vị lạ, hạt mẩy, vỏ trấu không bị nứt, hở.

Độ ẩm của lô thóc sau 5 tháng bảo quản là 13,7% (đạt yêu cầu độ ẩm thóc nhập kho ≤ 13,8%). Các chỉ tiêu về tạp chất (1,2%) và tỷ lệ hạt vàng (0,22%) hầu như không thay đổi vẫn đạt yêu cầu quy định.

Đánh giá về cảm quan, màu sắc gạo vẫn duy trì như độ trong, sáng, trắng tự nhiên như màu sắc gạo mới nhập kho, vẫn duy trì được hương vị tự nhiên của gạo.

Độ ẩm của lô gạo sau 5 tháng bảo quản là 13,7% (đạt yêu cầu < 14%), tỉ lệ tạp chất đạt 0,1% (đạt yêu cầu ≤ 0,2%) và tỷ lệ hạt vàng 0,22%.

Các lô thóc bảo quản trong điều kiện áp suất thấp, lô gạo nạp khí N2 không có hiện tượng côn trùng phát triển và phá hoại, giữ được chỉ tiêu dinh dưỡng giá trị thương phẩm.

5.2. Đề nghị

Do điều kiện thực tập và thiết bị thí nghiệm còn nhiều hạn chế nên tôi chưa theo dõi được các yếu tố khách quan, môi trường khí hậu ảnh hưởng đến chất lượng thóc và gạo bảo quản cũng như chưa theo dõi được các yếu tố trong thời gian dài bảo quản. Từ những hạn chế trên tôi đưa ra một số đề nghị sau:

Áp dụng quy trình công nghệ bảo quản kín thóc đổ rời trong điều kiện áp suất thấp và bảo quản gạo có nạp khí Nitơ với khối lượng lớn và phạm vi rộng không chỉ với Ngành Dự trữ Quốc gia mà còn áp dụng cho cả cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp bảo quản chế biến lương thực.

54

Tiếp tục nghiên cứu phương pháp bảo quản thóc và gạo để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Cải tiến công nghệ sản xuất màng PVC, công nghệ gia công túi PVC để tái sử dụng nhiều lần, trong thời gian dài.

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thị trường gạo tháng 8 – 2019, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,hiệp hội lương thực Việt Nam.

2. Hà Duyên Tư (2006), Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

3. Lưu Hồng Sơn (2012), Bài giảng sinh lý sinh hóa nông sản sau thu hoạch, Nxb Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên.

4. Mai Lề, Bùi Đức Lợi, Lương Hồng Nga, Phạm Văn Hùng (2009), Công nghệ bảo

quản lương thực, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Lẫm, Hoàng Văn Phụ, Dương Văn Sơn, Nguyễn Đức Thạnh (2003),

Giáo trình cây lương thực, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Mùi (2001), Thực hành hóa sinh học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 7. Tổng Cục Dự trữ Nhà nước (2010), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật viên

kiểm nghiệm, phần 1, Hà Nội.

8. Tổng Cục Dự trữ Nhà nước (2010), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật viên

kiểm nghiệm, phần 2, Hà Nội.

9. TCVN 3286 – 79 Nitơ kỹ thuật – Yêu cầu kỹ thuật.

10. TCVN 5451:2008 Ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm nghiền - Lấy mẫu từ khối hàng tĩnh. 11. TCVN 5644 – 2008 gạo trắng, yêu cầu kỹ thuật.

12. Vũ Quốc Trung, Bùi Huy Thanh (1979), Bảo quản thóc Nxb khoa học kỹ thuật Trần Phú.

13. Vũ Quốc Trung, Lê Thế Ngọc (1990) Sở lương thực , Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát phương pháp bảo quản thóc gạo tại chi cục dự trữ nhà nước thành phố thái nguyên (Trang 61)