Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng đối với cây dưa lưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng một số loại dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới trong nhà màng tại công ty cổ phần đầu tư nam hòa xanh (Trang 26)

Trong sản xuất rau, quả nói chung và trồng dưa vân lưới nói riêng, năng suất là yếu tố hàng đầu đánh giá sản xuất có thành công hay không. Năng suất dưa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Giống, điều kiện canh tác, mức độ đầu tư và tình hình sâu bệnh hại. Đầu tư cao và đồng bộ cho phép khai thác được thế mạnh của giống mới. Dinh dưỡng khoáng nói chung và đặc biệt là quan hệ giữa mỗi loại riêng biệt ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển dẫn tới sự chênh lệch năng suất với các mức độ khác nhau.

Trong các thiếu hụt về dinh dưỡng cho cây trồng trên các loại đất ở Việt Nam, sự thiếu hụt các nguyên tố đa lượng: Đạm, kali, lân là nhiều nhất. Đây cũng là các chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ với lượng lớn nhất và chi phối hướng sử dụng phân bón. Khi bón phân người ta cũng bắt đầu tính đến nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng, thậm chí cho từng giống cụ thể, trong các vụ gieo trồng trên từng loại đất riêng. Vì vậy, trong việc bố trí cơ cấu sản phẩm phân bón, vấn đề quan trọng là phải nắm được cơ cấu dinh dưỡng cây trồng trong vụ đồng thời có tính đến đặc điểm của các loại cây trồng vụ trước.

18

Vai trò của dinh dưỡng cây trồng trong việc tăng năng suất, phẩm chất cây trồng và tăng độ phì của đất đã được xác nhận. Song việc bón phân vô cơ về lâu về dài làm chua đất (PH cao), tỉ lệ mùn giảm, đất chai cứng, gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến năng suất và chất lượng nông sản giảm, nông sản thường tích tụ nhiều độc tố gây hại đến sức khỏe của con người, vì vậy bón phân vô cơ không phải là phương án tối ưu cho sản xuất. Với nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, người sản xuất dần chuyển sang sử dụng phân hữu cơ bởi vì phân hữu cơ tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, an toàn cho người tiêu dùng, thành phần dinh dưỡng trong rau quả cao, phân hữu cơ còn làm tăng độ tơi xốp cho đất, làm cho đất không bị chai cứng và bạc màu. Hiện nay các loại phân hữu cơ (phân bón sinh học) và chế phẩm sinh học như các loại phân chuồng, phân ủ, phân xanh các loại, phân vi sinh được khuyến khích sử dụng và dần trở lên phổ biến rộng rãi. Bón phân hữu cơ có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa sinh của đất rõ rệt và trong điều kiện đất nhiệt đới của nước ta, điều đáng chú ý hơn hết là việc tăng thêm dung tích hấp thu cho đất, nhờ đó mà tăng khả năng hấp thu và dự trữ dinh dưỡng cho cây.

Cũng như các cây trồng khác, cây dưa lưới cần ít nhất 10 nguyên tố dinh dưỡng đó là đạm, lân, kali, lưu huỳnh, magiê, bo, mangan, đồng, kẽm, molipden (Goyal et all, 1979). Trong các nguyên tố đa lượng, dưa lưới cần nhiều lân hơn cả, lân giúp kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và hạn chế hiện tượng thừa đạm.

Cây dưa lưới cần đầy đủ các chất đạm, lân và kali. Phân đạm giúp cây tăng trưởng nhanh, trái mau lớn. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lóng ngắn, lá nhỏ. Ngược lại nếu nhiều đạm quá, cây dưa phát triển thân lá mạnh, xum xuê dễ bị sâu bệnh, trái chín chậm, nhiều nước, vị nhạt không giữ được lâu sau thu hoạch.

19

Dưa lưới rất cần lân, phân lân giúp kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều và hạn chế hiện tượng thừa đạm. Thiếu lân bộ rễ cây phát triển kém nên cây sinh trưởng chậm, ít lá, năng suất cũng giảm.

Kali giúp cho thân lá cứng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện sống bất lợi. Kali giúp tăng phẩm chất trái, vỏ trái cứng, dễ vận chuyển.Vì vậy, ở giai đoạn trái lớn đến chín cây dưa vàng rất cần nhiều Kali để thúc đẩyquá trình chuyển hóa đường trong trái khi chín làm trái ngọt, vỏ cứng, dễ vận chuyển. Vì vậy, cung cấp kali vào giai đoạn này giúp trái chín nhanh và có màu sắc đẹp.

20

PHẦN 3

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.1.1. Vật liệu nghiên cứu

- Giống dưa Lưới ruột vàng. - 3 loại dung dịch dinh dưỡng

+ Dung dịch pha chế theo QTKT của Viện nghiên cứu Rau quả. + Dung dịch sản xuất từ nước tiểu người (dung dịch lấy tại gia đình thầy Nguyễn Thế Hùng, đường Phan Bội Châu – Tp, Thái Nguyên) + Dung dịch sản xuất từ nước biogas ( dung dịch lấy tại ký túc xá K5 trường Đại Học Nông Lâm – Thái Nguyên)

3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2020

- Địa điểm nghiên cứu: Công ty cổ phẩn đầu tư Nam Hòa Xanh, xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Nội dung nghiên cứu

Ảnh hưởng của một số loại dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây dưa Lưới trồng trong nhà màng.

Ảnh hưởng của một số loại dinh dưỡng đến năng suất của cây dưa Lưới trồng trong nhà màng.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 3 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 15 m2 kể cả rãnh luống (10 m x 1,5 m).

21 Sơ đồ thí nghiệm: NL1 1 2 3 NL2 2 3 1 NL3 3 1 2 - Công thức thí nghiệm

Công thức 1 (đ/c): Dung dịch pha chế theo QTKT của Viện Nghiên Cứu Rau Quả.

Công thức 2: Dung dịch sản xuất từ nước tiểu người. Công thức 3: Dung dịch sản xuất từ nước biogas.

* Quy trình phối trộn bón cho cây dưa lưới của Viện rau quả

+ Phối trộn phân hóa học nên một số phân không thể hòa chung ở nồng độ cao vì sẽ gây ra phản ứng kết tủa nên phải dùng ít nhất 3 thùng để hòa tan đậm đặc phân bón.

+ Cách phối trộn phân bón: Nếu dùng 3 thùng phân thì có 3 bộ trộn: Phân và liều lượng trộn trong 3 thùng A, B và C như sau: (Cách pha trộn phân phụ thuộc vào giống cây dưa lưới, mức độ thâm canh)

Bảng 3.1. Công thức phối trộn dinh dưỡng của Viện Rau quả

Thùng A Thùng B TT Loại hóa chất Lượng hóa chất (g/100 lít) TT Loại hóa chất Lượng hóa chất (g/100 lít) 1 KNO3 3000 – 3.500 1 NH4SO4 750-850 2 CaNO3 5.000 – 6.000 2 MgSO4 3500 – 4500 3 KH2PO4 2.000 – 3.000 3 MnSO4 30 – 50 4 KCl 250 – 300 4 ZnSO4 5 – 7 5 H3PO4 30 – 40 6 CuSO4 6 – 8 7 Mo 1 – 1,5

22

8 FeSO4.7H2O 200 – 300

- Thùng C: Pha loãng dung dịch

1 lít dung dịch A + 1 lít dung dịch B + 98 lít nước. (EC: 1,2 – 1,5; pH: 5,8 – 6,5; 20.000 lít nước sẽ được hòa với khoảng 0,75 kg KOH hoặc NaOH để nâng pH từ khoảng 4,2 lên 6).

* Kỹ thuật sản xuất dung dịch thủy canh từ nước tiểu người và nước biogas bằng phương pháp hấp phụ, giải hấp.

Rửa thật sạch than hoạt tính (rửa đến khi nước trong) cho vào thùng ngâm, đổ ngập nước biogas/nước dải ngâm khoảng 10 ngày (nước cao hơn than khoảng 10 – 15 cm, ngâm đến khi có giá trị EC không thay đổi) thì đổ hết nước trong bình ra, phơi đến khi than khô thì đổ ngập nước sạch vào thùng và ngâm tiếp khoảng 10 ngày (ngâm đến khi có giá trị EC không thay đổi) là được dung dịch thủy canh.

* Tưới dung dịch

- 1 tháng sau trồng: 3 – 5 lần/ngày; 0,9 – 1,5 lít/ngày đêm - 2 – 3 tháng sau trồng: 5 – 6 lần/ngày; 1,5 – 1,8 lít/ngày đêm

3.3.2. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa lưới

* Thời vụ trồng

- Gieo hạt giống: Ngày 03/03/2020

- Trồng cây con vào bầu: Ngày 18/03/2020 * Chuẩn bị nhà lưới trồng cây

- Nhà lưới được quét dọn sạch nền, xử lý vôi bột khử trùng, quạt gió để thông thoáng khí. Đường ống dẫn nước tưới và phân bón cũng được làm sạch, các vòi phun được kiểm tra, không bị tắc.

- Dùng thêm 4 kg Clorin pha với 200 lít nước phun khắp trong nhà trồng, để sát khuẩn trước khi trồng 03 - 05 ngày.

23

* Kỹ thuật trồng dưa Lưới.

- Chuẩn bị giá thể và đóng bầu: Giá thể được phối chộn bằng 3 loại nguyên liệu với tỷ lệ theo thể tích: ½ trấu hun + ¼ phân chuồng nghiền nhỏ + ¼ đất màu nghiền mịn. Sau khi trộn, phun EM với lượng 400 ml/tấn (hoặc trộn 400 g/tấn), ủ 1 tuần trước khi đóng bầu.

Kích thước bầu: Bầu sau khi bỏ giá thể vào đảm bảo dung tích là 15 lít (đường kính 30cm x chiều cao khoảng 35cm). Đóng giá thể vào túi bầu, chuyển vào trong nhà lưới.

- Mật độ trồng: 1.850 cây/1000 m2 sàn nhà lưới, khoảng cách trồng: 45 cm x 120 cm

- Chọn có 1-2 lá thật, thân cứng, mập, lá xanh đậm, không bị sâu, bệnh hại. Trồng mỗi cây/bầu

* Phương pháp bón phân: Bón theo công thức thí nghiệm * Làm giàn, tỉa nhánh, tỉa quả

- Sử dụng dây len làm giàn, sợi dây len được buộc trên giàn cao. Cây sinh trưởng, phát triển đến đâu buộc dây đến đó, cuốn sợi dây vào thân cây.

- Tỉa nhánh: Để tăng năng suất cần phải tỉa bỏ những nhánh phụ tới khi thân chính bò lên gần tới đỉnh giàn. Nên để 4-6 nhánh phụ trên một cây và ngắt bỏ chồi của thân chính để cây phát triển ra hoa trái sớm. Loại bỏ các nhánh phụ bắt đầu từ đốt thứ 6.

- Tỉa quả: Mỗi cây dưa chỉ để 1 quả, ngắt cuối cành mang quả để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, quả lớn đều cỡ, giá trị thương phẩm cao.

- Thụ phấn cho cây dưa lưới: Khi cây bắt đầu ra hoa, vì trong điều kiện nhà lưới không có nhiều gió như ngoài tự nhiên nên việc thụ phấn cho Dưa Lưới là rất quan trọng. Công việc này được thực hiện liên tục từ thời điểm khi cây dưa bắt đầu ra bông mỗi ngày và mỗi sáng từ 8h30’ đến 10h30’ cho đến khi thu hái hết giúp cho bông thụ phấn tốt hơn.

24

* Kiểm soát sâu bệnh hại cây dưa lưới trồng giá thể trong nhà lưới - Cây con sạch bệnh: trong quá trình ươm cây con sử dụng giá thể sạch, xử lý hạt giống bằng nước ấm và thuốc trừ nấm. Trong vườn ươm giữ vệ sinh và khi cần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh được phép sử dụng trên rau.

- Giá thể trồng và dung dịch tưới sạch: Giá thể đảm bảo vệ sinh sạch mầm bệnh. Không tái sử dụng nước hay dung dịch thừa chảy ra.

- Dùng bẫy dính (màu xanh, vàng) để bẫy côn trùng

- Dinh dưỡng cân đối: Kiểm tra đảm bảo dinh dưỡng cung cấp cho cây đạt tiêu chuẩn nồng độ các chất.

- Giữ vệ sinh thường xuyên trong quá trình trồng trọt: Giữ nhà luôn sạch, thoáng, dụng cụ dùng trong nhà lưới luôn sạch, phơi khô. Phun cồn vào kéo và tay khi cắt quả. Vào nhà phải khử trùng giày, dép. Không hút thuốc lá trong nhà màng, hạn chế tối đa người đi vào nhà màng.

- Thuốc: Khi cần có thể sử dụng thuốc, ưu tiên dùng thuốc sinh học trước, hóa học sau.

* Thu hoạch: Khi dưa chín sẽ có màu trắng ngà các gân lưới xuất hiện rõ hơn và phần cuống sẽ xuất hiện những vết nứt xung quanh. Chúng ta nên dừng tưới nước 5-7 ngày trước khi thu hoạch để dưa có thể giòn và ngọt hơn.

3.3.3. Chỉ tiêu theo dõi

* Phương pháp chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên 1 điểm theo dõi/ô thí nghiệm, mỗi điểm, theo dõi 5 cây liên tục.

* Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển.

- Thời gian sinh trưởng và phát triển: Theo dõi toàn bộ ô thí nghiệm. + Thời gian từ gieo đến mọc (ngày): Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây có 2 lá mầm nhú lên khỏi mặt đất.

+ Thời gian tính từ gieo đến khi có 50% số cây có 3-4 lá thật + Thời gian tính từ gieo đến khi có 50% số cây ra tua cuốn

25

+ Thời gian tính từ gieo đến khi có 50% số cây phân cành

+ Thời gian tính từ gieo đến khi có 50% số cây hoa cái đầu tiên.

+ Thời gian tính từ gieo đến khi có 50% số cây bắt đầu cho thu hoạch quả. + Thời gian sinh trưởng, phát triển: Thời gian tính từ gieo đến khi kết thúc thu hoạch quả.

- Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính: đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng của thân chính bằng thước chia độ (cm) trên 5 cây/lần nhắc lại theo dõi của mỗi công thức, 7 ngày đo 1 lần từ khi trồng đến khi thu hoạch cuối cùng.

- Động thái ra lá: Đếm số lá thật (đánh dấu các lá 3, 7, 10…) từ gốc đến đỉnh sinh trưởng có lá nhỏ nhất từ 2 cm trở lên.

* Tình hình sâu bệnh hại.

- Đánh giá tình hình sâu hại: Đối tượng gây hại: sâu xanh, sâu xám, bọ dừa. Phương pháp điều tra: Điều tra 3 điểm chéo góc, mỗi điểm 3 cây, không lặp lại diện tích đã điều tra. Đếm tất cả các cây bị hại ở các điểm điều tra, sau đó tính tỉ lệ hại: (Vương Triệu Mẫn và cộng sự, 2001).

Tỉ lệ hại (%) = Tổng số cây bị hại

Tổng số cây điều tra X 100

- Đánh giá tình hình bệnh hại: Đối tượng bệnh hại: bệnh sương mai, bệnh phấn trắng.

Điểm 1: Không bị hại

Điểm 2: <20% diện tích lá nhiễm bệnh Điểm 3: >20 - 40% diện tích lá nhiễm bệnh

* Chỉ tiêu về hoa, quả, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. - Số hoa cái/ cây: Theo dõi tổng số hoa cái trên các cây đó từ khi hoa cái đầu tiên xuất hiện cho đến khi kết thúc ra hoa cái. Tổng số hoa cái/cây.

- Tỉ lệ đậu quả: Trong mỗi ô thí nghiệm, đếm số quả đậu trên cây của 3 cây theo dõi nói trên và tính tỉ lệ đậu quả.

26

Tỉ lệ đậu quả (%) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑞𝑢ả đậ𝑢

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố ℎ𝑜𝑎 𝑡𝑟ê𝑛 𝑐â𝑦× 100

- Chiều dài quả (cm): Mỗi ô thí nghiệm đo 3 quả khi thu hoạch lứa thứ 2 đo khoảng cách giữa 2 đầu của quả ở 3 cây mẫu rồi lấy số liệu trung bình.

- Đường kính quả (cm): Mỗi ô thí nghiệm đo 3 quả khi thu hoạch lứa thứ 2.Đường kính quả được tính theo chu vi và đo ở phần lớn nhất của chu vi quả.

- Số quả trung bình/ cây: Trong mỗi ô thí nghiệm tiến hành thu quả của 5 cây mẫu sau đó lấy số liệu trung bình số quả/cây.

Khối lượng trung bình/ quả (gam): Trong mỗi ô thí nghiệm tiến hành cân 3 quả của 5 cây mẫu sau đó tính trung bình.

Năng suất lý thuyết: được tính theo công thức sau: NSLT (tấn/ha) = số cây/ha x số quả TB/cây x KLTB/quả

Năng suất thực thu: Thu năng suất cả ô, quy ra tấn/ha.

3.4. Phương pháp xử lí số liệu

27

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng của giống dưa lưới ruột vàng trưởng của giống dưa lưới ruột vàng

4.1.1. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến thời gian sinh trưởng của giống dưa lưới ruột vàng trưởng của giống dưa lưới ruột vàng

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây dưa ngoài ruộng sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của các giống và điều kiện ngoại cảnh tác động lên từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng.

Sinh trưởng và phát triển là hai mặt của quá trình biến đổi chất và năng lượng diễn ra liên tục đổng thời có mối quan hệ khăng khít với nhau trong suốt đời sống của cây. Sinh trưởng là tiền đề cho quá trình phát triển của cây sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng một số loại dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới trong nhà màng tại công ty cổ phần đầu tư nam hòa xanh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)