Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến thời gian sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng một số loại dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới trong nhà màng tại công ty cổ phần đầu tư nam hòa xanh (Trang 36 - 39)

trưởng của giống dưa lưới ruột vàng

4.1.1. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến thời gian sinh trưởng của giống dưa lưới ruột vàng trưởng của giống dưa lưới ruột vàng

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây dưa ngoài ruộng sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của các giống và điều kiện ngoại cảnh tác động lên từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng.

Sinh trưởng và phát triển là hai mặt của quá trình biến đổi chất và năng lượng diễn ra liên tục đổng thời có mối quan hệ khăng khít với nhau trong suốt đời sống của cây. Sinh trưởng là tiền đề cho quá trình phát triển của cây sau này và ngược lại phát triển tạo ra các chất mới thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng.

Quan sát đặc điểm của cây qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển giúp ta chủ động tác động các biện pháp kỹ thuật, điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng có lợi đồng thời hạn chế được những ảnh hưởng của điều kiện bất thuận. Ngoài ra nắm được thời gian sinh trưởng và phát triển của giống nhằm giúp ta xác định được thời điểm thu hái thích hợp qua đó giải quyết tốt khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Qua đó cũng xây dựng được cơ cấu mùa vụ cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất. Mặt khác ta có thể điều chỉnh được thời gian trồng (có thể trồng sớm hoặc muộn hơn một chút) để tăng thêm lợi nhuận vì khi vào chính vụ giá dưa thường thấp hơn.

28

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến thời gian sinh trưởng của giống dưa Lưới ruột vàng, vụ Xuân 2020

Công thức

Thời gian từ trồng đến... (ngày)

Ra tua Ra hoa đực Ra hoa cái

Thu quả đầu Kết thúc thu quả 1 (đ/c) 17 30 33 71 84 2 18 33 37 74 86 3 20 36 38 73 90

Qua bảng 4.1 cho thấy:

*Thời gian từ trồng đến ra tua cuốn

Tua cuốn đóng vai trò quan trọng đối với dưa trồng giàn. Tua cuốn giúp cây bám chặt vào giàn, giúp cây không bị đổ gãy. Thời gian ra tua đóng vai trò quan trọng đối với cây dưa lưới, biết được thời gian ra tua của cây dưa để xác định thời gian làm giàn cho dưa.

Qua bảng 4.1 ta thấy cây dưa ở các công thức có thời gian ra tua dao động trong khoảng 17 đến 20 ngày. Trong đó công thức đối chứng có thời gian ra tua ngắn nhất là 17 ngày, tiếp đến là công thức 2 với thời gian ra tua là 18 ngày. Công thức 3 là công thức có thời gian ra tua dài nhất là 20 ngày

* Thời gian từ trồng đến ra hoa đực và hoa cái

Sự ra hoa là điều kiện tiên quyết hình thành quả. Đây là giai đoạn cây dưa lưới bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Dưa ra hoa sớm hay muộn ngoài yếu tố giống ra còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy việc điều khiển cho hoa ra sớm và tập trung có ý nghĩa lớn cho việc thụ phấn, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế về sau. Hoa, quả ra sớm thu hoạch sớm sẽ cho giá thành cao hơn so với thu hoạch trong chính vụ.

Qua bảng 4.1 ta thấy: Sau trồng được khoảng 30 - 36 ngày thì cây dưa bắt đầu nở hoa đực. Thời gian từ trồng đến ra hoa giữa các công thức khác nhau chênh lệch 5 - 6 ngày. Trong đó công thức đối chứng ra hoa đực sớm nhất là

29

30 ngày sau trồng. Công thức 2 sau 33 ngày trồng thì ra hoa đực, muộn hơn công thức đối chứng 3 ngày. Công thức 3 ra hoa đực muộn nhất là 36 ngày, muộn hơn công thức đối chứng 6 ngày.

Sau khi ra hoa đực thì khoảng 2 - 4 ngày sau cây dưa bắt đầu ra hoa cái, trong đó có công thức đối chứng vẫn ra hoa cái sớm nhất chỉ sau 33 ngày trồng, tiếp đến là công thức 2 sau 37 ngày thì ra hoa cái. Công thức 3 ra hoa cái muộn nhất là 38 ngày sau trồng và muộn hơn công thức đối chứng và 2 từ 1 – 5 ngày.

Như vậy các loại dung dịch dinh dưỡng ảnh hưởng không nhiều đến thời gian ra hoa của giống dưa lưới ruột vàng.

* Thời gian từ trồng đến thu quả đầu

Xác định thời gian chín của quả dưa lưới để thu cho đúng thời điểm, là yếu tố vô cùng quan trọng. Thu quả quá non hoặc quá già đều ảnh hưởng đến chất lượng quả và thời gian bảo quản.

Qua bảng 4.1 ta thấy: Thời gian từ trồng đến thu hoạch quả đầu tiên dao động trong khoảng 71 - 73 ngày. Công thức đối chứng cho thu hoạch quả đầu sớm nhất chỉ sau 71 ngày trồng, tiếp đến là công thức 2 sau 74 ngày trồng thì cho thu hoạch quả đầu, muộn hơn công thức đối chứng 3 ngày. Công thức 3 sau ngày 73 cho thu hoạch quả đầu, muộn hơn công thức đối chứng 3 ngày, sớm hơn công thức 2 là 1 ngày.

* Thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch

Kết thúc thu hoạch là giai đoạn cuối của cây, là thời điểm thu những đợt quả cuối cùng của cây dưa lưới.

Qua bảng 4.1 ta thấy: Thời điểm kết thúc thu hoạch của quả dưa lưới có sự sai khác giữa các công thức với nhau. Trong đó công thức đối chứng kết thúc thu hoạch sớm nhất là sau 84 ngày trồng. Công thức 2 kết thúc thu hoạch là 86 ngày sau trồng muộn hơn công thức đối chứng 2 ngày, công thức 3 có

30

thời gian kết thúc thu hoạch muộn nhất là 90 ngày sau trồng, muộn hơn công thức đối chứng 6 ngày, muộn hơn công thức 2 là 4 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng một số loại dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới trong nhà màng tại công ty cổ phần đầu tư nam hòa xanh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)