Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn ) j e vid ) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 29 - 33)

3.4.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng

a. Công thức tổ thành tầng cây gỗ

Hệ số tổ thành được tính theo công thức của Curtis, J. T (1959) như sau: IVi% =

Trong đó:

- Ni% là phần trăm số cá thể ở tầng cây cao của loài i so với tổng số cây trên ô tiêu chuẩn;

- Gi% là phần trăm tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện ngang trong ô tiêu chuẩn.

Theo Daniel Marmillod, những loài cây có IV% > 5% là những loài có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần và theo Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm phần, nhóm loài cây chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Đây là những căn cứ xác định loài và nhóm loài ưu thế. Trên cơ sở đó, sau khi xác định giá trị chỉ số IV% cho từng loài, tính tổng giá trị IV% của những loài có trị số này > 5% từ cao đến thấp.

b. Mật độ

Công thức xác định mật độ như sau: 10.000 S

n

Trong đó:

- n: Tổng số cá thể của loài trong các OTC; - S: Tổng diện tích các OTC (ha).

c. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học

Để đánh giá tính đa dạng của các quần hợp cây gỗ đã nghiên cứu vì chỉ số này đánh giá tổng hợp cả độ đa dạng loài (số loài) và độ đa dạng trong loài (số cá thể của từng loài), đề tài đã sử dụng các chỉ số sau:

* Chỉ số Simpson: Cd =

Trong đó: ni là số cá thể loài “i”; N là tổng số cá thể các loài trong ô mẫu; S là số loài trong ô mẫu.

* Chỉ số Shannon - Wiener (H’) ' ln( ) 1 N N H n ni s i i     Trong đó:

- H’ là chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon-Wiener; - ni là số lượng cá thể của loài thứ i;

- N là tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài trong ô nghiên cứu/khu vực nghiên cứu.

3.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng

a. Tổ thành cây tái sinh

Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức:

m ni n m 1 i   

Trong đó:

- n là số cây trung bình theo loài; - m là tổng số loài điều tra được; - ni là số lượng cá thể loài i.

Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức: n% .100 n n m 1 i i j    Trong đó: - j =1,2,3…. - m là số thứ tự loài. Nếu:

- n%j 5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành;

- n%i < 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành. Hệ số tổ thành: 10 N n K i i   Trong đó: - Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i; - ni: Số lượng cá thể loài i; - N: Tổng số cá thể điều tra.

b. Mật độ cây tái sinh

Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:

S n 10.000 N/ha   Trong đó:

- S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2); - n là số lượng cây tái sinh điều tra được.

c. Chất lượng cây tái sinh

Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức: 100

N n

N%  

Trong đó:

- N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu; - n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu;

- N: Tổng số cây tái sinh.

d. Phân bố tái sinh theo chiều cao

Để nghiên cứu nội dung này, đề tài đã sử dụng hàm Mayer để mô phỏng quy luật phân bố cây theo cấp chiều cao. Phân chia chiều cao cây tái sinh theo 8 cấp như sau: Cấp I<0,5m; cấp II: 0,5 - 1m; cấp III: 1 - 1,5m; cấp IV từ 1,5 - 2m; cấp V từ 2 - 2,5m; cấp VI từ 2,5 - 3m; cấp VII > 3,0m.

e. Phân bố tái sinh theo chiều nằm ngang.

Để nghiên cứu hình thái phân bố của cây tái sinh trên bề mặt đất thông qua xác định khoảng cách từ một cây tái sinh chọn ngẫu nhiên đến cây gần nhất. Sử dụng tiêu chuẩn U (phân bố chuẩn) của Clark và Evans.

  0,26136 n . 0,5 λ r U   Trong đó:

-r là giá trị bình quân của n lần quan sát khoảng cách gần nhất; -  là mật độ cây tính trên đơn vị diện tích (m2);

- n là số lần đo khoảng cách giữa các cây tái sinh.

Nếu: - 1,96 <U< 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố ngẫu nhiên; - U > 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều;

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn ) j e vid ) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)