Nhóm các giải pháp về kỹ thuật lâm sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn ) j e vid ) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 52 - 85)

Mật độ của loài Lôi khoai ở mức độ thấp từ 10 - 30 cây/ha. Giải pháp có thể trồng bổ sung thêm, cần bảo vệ rừng ở những nơi này.

Thiết lập các ô tiêu chuẩn định vị để theo dõi sinh trưởng của loài Lôi khoai, để đánh giá khả năng sinh trưởng và phục hồi rừng trong tương lai đồng thời xác định được khả năng sinh trưởng, phục hồi của rừng. Từ đó có biện pháp cụ thể tác động vào rừng đạt hiệu quả cao nhất.

Thông qua mô hình hóa quy luật cấu trúc thấy rằng, hầu hết số cây Lôi khoai đều tập trung ở cỡ đường kính trung bình nhỏ từ 7,83 - 39,31 cm , vì vậy cần phải bảo vệ, chỉ chặt tỉa những cá thể có phẩm chất kém, chặt tỉa những loài ít giá trị kinh tế để tạo không gian dinh dưỡng cho loài này sinh trưởng.

Trong điều kiện nhất định, chúng ta có thể tiến hành xúc tiến tái sinh bằng việc phát dọn các thực bì để tăng cường ánh sáng dưới tán rừng cho cây, chặt vệ sinh rừng để loại bỏ các cây già cỗi, bệnh tật, rỗng ruột còn sót lại trong lâm phần để tạo đủ ánh sáng cho lớp cây phía dưới sinh trưởng và phát triển.

Cấu trúc tầng tán gồm 3 tầng chính tầng vượt tán (A1), tầng tán chính (A2), tầng dưới tán (A3), cần điều chỉnh độ tàn che tạo điều kiện cho cây tái sinh sinh trưởng phát triển tốt, điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua việc

xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng những loài cây mục đích, loại bỏ những loài cây ít giá trị, phẩm chất kém. Đồng thời phát dây leo, cây bụi, thảm tươi tạo điều kiện cho cây tái sinh có không gian dinh dưỡng để sinh trưởng. Xong việc điều tiết phải bảo đảm yêu cầu mật độ cây tái sinh có triển vọng, có giá trị.

Xác định và đánh dấu các cây mục đích, cây phù trợ, các cây đa mục đích trong lâm phần để có những biện pháp chăm sóc, bảo vệ thích hợp.

Nguồn gốc tái sinh Lôi khoai 100% tái sinh từ hạt. Trong đó số cây triển vọng chiếm từ 0 - 10,12 %. Cây Lôi khoai có khả năng tái sinh bằng hạt khá tốt là cơ sở cho nghiên cứu tạo chọn giống.

Do phân bố cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu đa phần có mạng hình phân bố phân bố ngẫu nhiên, do đó cần xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm đảm bảo mật độ cây tái sinh phù hợp. Đồng thời tiến hành phát dây leo, bụi rậm, điều chỉnh độ tàn che phù hợp cho từng loài cây tùy theo đặc điểm sinh trưởng của chúng nhằm tạo ra cấu trúc rừng phù hợp với từng mục đích cụ thể.

Như vậy, khoanh nuôi phục hồi rừng là một giải pháp lâm sinh triệt để tận dụng năng lực tái sinh và diễn thế tự nhiên nhằm tái tạo vốn rừng, phát huy cao nhất chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường và cung cấp gỗ củi,... Trong giải pháp này thảm thực vật tự phục hồi theo những quy luật tự nhiên của nó. Con người chỉ can thiệp vào quá trình này thông qua các biện pháp quản lý nhằm ngăn ngừa những tác động bất lợi từ bên ngoài vào rừng và những biện pháp kỹ thuật nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng.

Tăng cường công tác nghiên cứu về phân bố và đặc điểm của loài Lôi khoai từ đó có thể nhân giống cây.

4.5.2. Nhóm các giải pháp về chính sách pháp luật

Qua kết quả điều tra xác lập các tiểu khu nơi Lôi khoai phân bố giao cho các cán bộ quản lý bảo vệ rừng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ nghiêm ngặt các khu có Lôi khoai phân bố. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với

chính quyền địa phương, người dân thôn bản trong việc tuần tra kiểm soát tuyên truyền để người dân biết vị trí, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm phá hoại.

Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các ban quản lý rừng với người dân địa phương thông qua việc thực hiện hợp tác quản lý. Thực hiện nghiêm chỉnh việc xử phạt vi phạm trong khai thác trái phép tài nguyên rừng.

Tăng cường phổ biến luật pháp chính sách cho cán bộ kiểm lâm, chính quyền địa phương và người dân.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Thông qua kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Lôi khoai tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tôi rút ra một số kết luận sau.

Đặc điểm hình thái

Lôi khoai là cây gỗ trung bình, có đường kính từ 7,83 cm đến 39,31 cm, trung bình là 17,31 cm. Có chiều cao từ 5 đến 22,5 m trung bình là 8,94 m. Có chỉ số chiều cao dưới cành là từ 1,5 m - 5,5 m, trung bình là 2,21 m. Có đường kính tán biến động từ 1,5 m đến 10 m, trung bình là 3,53 m.

Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ

Có thể thấy mức độ đa dạng về tổ thành tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu là khá đa dạng với số lượng cây biến động từ 15 đến 23 loài trong khu vực nghiên cứu theo độ cao từ chân đến sườn.

Số lượng loài tham gia vào công thức tổ thành biến động từ 4 đến 8 trong khu vực nghiên cứu loài theo độ cao từ chân đến sườn. Các loài chủ yếu là: Trám trắng, Dẻ xanh, Mán đỉa, Dẻ Tuyên Quang, Bồ đề, Bời lời…

Cấu trúc tầng thứ gồm có 3 tầng cây gỗ tầng vượt tán, tầng tán chính, tầng dưới tán, tương đối đồng tuổi. Chiều cao tán rừng thường nhỏ hơn 15m, gồm chủ yếu là Lôi khoai, Mán đỉa, Dẻ xanh, Bồ đề, Dẻ gai, Vối thuốc, Thôi ba, Trám trắng, Mỡ... Trong một số trường hợp cây lớn còn sót lại vượt lên khỏi tán rừng, tầng vượt tán gồm các cây lớn còn sót lại như: Lôi khoai, Trám trắng, Dẻ xanh...

Đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh.

Kết quả điều tra cho thấy mức độ đa dạng về loài cây tái sinh của khu vực nghiên cứu là khá cao, với số lượng loài biến động từ chân đến sườn là 49 đến

54 loài trong đó 3 đến 4 loài ưu thế. Những loài chiếm ưu thế tại khu vực nghiên cứu phần lớn là những loài như: Ngăm, Thần linh lá to, Mán đỉa, Bời lời,…

Nguồn gốc cây tái sinh tại các vị trí chân đồi, sườn đồi, nhìn chung nguồn gốc tái sinh lâm phần thì chủ yếu là tái sinh hạt chiếm tỷ lệ cao. Nguồn gốc tái sinh Lôi khoai 100% tái sinh từ hạt số lượng cây biến động trong khoảng từ 0 đến 1680 cây/ha trung bình là 140 cây/ha. Trong đó số cây triển vọng chiếm từ 0 - 5,16%. Cây Lôi khoai có khả năng tái sinh bằng hạt rất tốt là cơ sở cho nghiên cứu tạo chọn giống.

Đặc điểm đất rừng nơi có Lôi khoai phân bố.

Lôi khoai phân bố ở nơi có đặc điểm đất đai chủ yếu là đất thịt (từ thịt nhẹ đến thịt nặng). Tầng đất A0 đến A1 có độ chặt từ tơi xốp đến hơi xốp còn từ tầng A3 đến tầng C độ chặt của đất tăng lên mạnh. Chủ yếu là đất chặt.

Kết quả cho thấy điều kiện lập địa của khu vực nghiên cứu tương đối phù hợp với nhiều loài cây gỗ trong đó có cây Lôi khoai.

5.2. Tồn tại

Do thời gian thực tập tốt nghiệp còn hạn chế, thiếu thốn về điều kiện kinh tế cùng với sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân. Vì vậy mà khóa luận của tôi còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Để có kết quả đầy đủ và chính xác hơn về loài Lôi khoai tại khu vực nghiên cứu, cần phải có thời gian nghiên cứu lâu dài và tiến hành trên toàn bộ phạm vi khu vực nghiên cứu.

Trong thời gian nghiên cứu đã qua mùa hoa, quả của loài Lôi khoai nên chưa thể quan sát được hoa, quả của loài Lôi khoai, chỉ có thể quan sát được quả đã rơi rụng từ trước đó. Do đó chưa thể kết luận rõ ràng được hình thái hoa, quả loài Lôi khoai tại khu vực nghiên cứu.

Đề tài chưa nghiên cứu mối quan hệ của loài Lôi khoai với các loài khác trong lâm phần là chỉ tiêu để xác định không gian dinh dưỡng của loài Lôi khoai.

5.3. Đề nghị

Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn rộng hơn bằng cách tăng thời gian nghiên cứu, tăng số OTC tại khu vực nghiên cứu, nghiên cứu ở nhiều địa điểm hơn.

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh rừng nơi có loài Lôi khoai phân bố, nghiên cứu đặc điểm vật hậu tại khu vực nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Thanh Bình (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ ăn quả (Castanopsis boisii Hickel et A. Camus) phục hồi tự nhiên tại tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Hà Tây.

2. Nguyễn Duy Chuyên, (1995), “Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An”,

Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp1991-1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53 - 56.

3. Vũ Đình Huề, (1969), “Tiêu chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên”, Tập san Lâm nghiệp, tr. 28 - 30.

4. Vũ Đình Huề (1975), Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội. 5. Trần Ngũ Phương (1970) [14], Bước đầu nghiên cứu rừng Miền bắc Việt

Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

6. Plaudy J [14], “Rừng nhiệt đới ẩm”, Văn Tùng dịch, Tổng luận chuyên đề số 8/1987, Bộ Lâm nghiệp.

7. P.W.Richards (1959,1968,1970), Rừng mưa nhiệt đới (Vương Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

8. Lê Đình Thăng (2014) [18], “Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa”, Báo cáo đề tài tốt nghiệp cấp trường, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

9. Trần Xuân Thiệp (1995) [18], “Vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên trong diễn biến tài nguyên rừng các vùng miền Bắc”, Công trình khoa học kỹ thuật điều tra quy hoạch rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10.Nguyễn Hữu Tiến (2014) [19], “Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An”, Báo cáo đề tài tốt nghiệp cấp trường, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên..

11.Thái Văn Trừng (1978) [27], Thảm thực vật rừng ở Việt Nam, Nxb KHKT, Hà Nội.

12.Nguyễn Văn Trương (1983) [26], “Quy luật cấu trúc rừng hỗn loài”, NXB khao học và kỹ thuật, Hà Nội.

13.Đặng Kim Vui (2002) [23] , “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy để làm cơ sở đề suất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Tạp trí nông nghiệp và phát triển nông thôn.

14.Nguyễn Thị Yến (2003) [24], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuộc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.

II. Tài liệu Tiếng Anh

15. Lamprecht H. (1989) [25], “Slilviculture in Troppics”. Eschborn

16. Odum E.P, (1971) [26], “Fundamentals of ecology”. 3rd ed. Press of WB. SAUNDERS Company.

17. Van steenis.J (1956) [37], “Basic principles of rain forest ecology, study of tropical vegetation proceedings of the kandy symposium UNESCO”.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Một số hình ảnh trong quá trình thực tập

1.1. Hình ảnh lập ô tiêu chuẩn 1.2. Hình ảnh đo chu vi cây Lôi khoai

1.3. Hình ảnh cây tái sinh Lôi khoai

1.4. Hình ảnh đo khoảng cách cây tái sinh

1.5. Hình ảnh đo chiều cao cây tái sinh

1.6. Hình dảnh di chuyển qua OTC tiếp theo

1.7. Hình ảnh đo độ dốc

1.9. Hình ảnh đo chu vi tầng cây gỗ

1.10. Hình ảnh quả cây Lôi khoai rơi rụng

PHỤ LỤC 2: Tầng cây gỗ 1. Vị trí chân núi

OTC4

Tên loài N G Ni% Gi% Ivi%

Ba bét 3 345.97 7.5 2.32 4.91

Bã đậu 2 250.45 5 1.68 3.34

Bời lời bao hoa đơn 1 263.10 2.5 1.76 2.13

Bời lời đắng 4 752.82 10 5.05 7.52 Dẻ gai 1 206.98 2.5 1.39 1.94 Dẻ tuyên quang 2 1636.51 5 10.97 7.98 Dẻ xanh 2 1045.93 5 7.01 6.00 Dung 1 252.24 2.5 1.69 2.10 Lá nến 1 43.95 2.5 0.29 1.40 Lôi khoai 1 1213.73 2.5 8.13 5.32 Mỡ 6 4025.16 15 26.97 20.99 Nây Năm cánh 1 76.47 2.5 0.51 1.51 Ngõa 1 298.05 2.5 2.00 2.25 Sắn thuyền 1 602.32 2.5 4.04 3.27 Sung rừng 4 1529.02 10 10.25 10.12 Thần linh lá to 3 767.91 7.5 5.15 6.32 Thôi ba 3 1399.19 7.5 9.38 8.44 Trâm 2 133.33 5 0.89 2.95 Vối thuốc 1 78.96 2.5 0.53 1.51 Tổng 40 14922.09 100 100 100

OTC5

Tên loài N G Ni% Gi% Ivi%

Ba bét 2 569.28 4.76 3.99 4.37

Bồ đề 4 614.54 9.52 4.30 6.91

bời lời bao hoa đơn 3 1039.28 7.14 7.28 7.21

Cò ke lá lõm 1 386.59 2.38 2.71 2.54

Chân chim bảy lá 1 202.94 2.38 1.42 1.90

Chẹo 1 156.17 2.38 1.09 1.74 Dẻ bắc giang 2 1015.96 4.76 7.12 5.94 Dẻ gai 1 666.24 2.38 4.67 3.52 Dẻ Tuyên Quang 1 373.40 2.38 2.62 2.50 Dẻ xanh 3 2896.65 7.14 20.29 13.72 Găng trâu 2 348.98 4.76 2.44 3.60 Lòng mức 1 128.60 2.38 0.90 1.64 Lôi khoai 3 750.11 7.14 5.25 6.20 Mán đỉa 6 1470.23 14.29 10.30 12.29 Máu chó 1 374.49 2.38 2.62 2.50 Ngăm 3 429.16 7.14 3.01 5.07 Sơn 1 137.71 2.38 0.96 1.67 Sung rừng 2 514.90 4.76 3.61 4.18 Trám trắng 1 772.08 2.38 5.41 3.89 Trâm 1 388.82 2.38 2.72 2.55 Vối thuốc 2 1040.10 4.76 7.29 6.02 Tổng 42 14276.24 100 100 100

OTC6

Tên loài G N Ni% Gi% Ivi%

Ba bét 387.30 4 9.52 3.98 6.75 Bồ đề 375.58 1 2.38 3.86 3.12 Bời lời trắng 156.17 1 2.38 1.60 1.99 Cọc rào 50.94 1 2.38 0.52 1.45 Chẹo 187.19 1 2.38 1.92 2.15 Dẻ bắc giang 373.40 1 2.38 3.84 3.11 Dẻ gai 583.09 1 2.38 5.99 4.18 Dẻ Tuyên Quang 1222.09 2 4.76 12.55 8.66 Gạo 645.00 2 4.76 6.62 5.69 Kháo hoa nhỏ 69.25 1 2.38 0.71 1.55 Lòng mức 348.15 4 9.52 3.58 6.55 Lôi khoai 55.46 1 2.38 0.57 1.48 Mán đỉa 567.28 5 11.90 5.83 8.87 Ngăm 180.66 2 4.76 1.86 3.31 Sấu 1401.30 1 2.38 14.39 8.39 Sung rừng 487.93 3 7.14 5.01 6.08 Thần linh lá to 74.03 1 2.38 0.76 1.57 Thị chồi nhung 227.22 2 4.76 2.33 3.55 Trám trắng 952.43 2 4.76 9.78 7.27 Trâm 671.24 2 4.76 6.89 5.83 Vối thuốc 720.48 4 9.52 7.40 8.46 Tổng 9736.17 42 100 100 100

OTC10

Tên loài G N Ni% Gi% Ivi%

Ba bét nâu 282.76 2 5 3.21 4.11 Bồ đề 1269.12 4 10 14.41 12.21 Bời lời đắng 100.29 1 2.5 1.14 1.82 Bùng bục 72.10 1 2.5 0.82 1.66 Dẻ gai 496.05 2 5 5.63 5.32 Dẻ tuyên quang 223.53 1 2.5 2.54 2.52 Dẻ xanh 362.57 1 2.5 4.12 3.31 Găng trâu 790.35 3 7.5 8.97 8.24 Kháo vàng bông 137.05 1 2.5 1.56 2.03 Lá nến 132.76 2 5 1.51 3.25 Lôi khoai 373.40 1 2.5 4.24 3.37 Lòng mang 42.46 1 2.5 0.48 1.49 Mán đỉa 859.03 4 10 9.75 9.88 Ngăm 346.82 4 10 3.94 6.97 Sảng 59.31 1 2.5 0.67 1.59 Sung rừng 946.17 3 7.5 10.74 9.12 Thần linh lá to 294.55 3 7.5 3.34 5.42 Thị chồi nhung 145.09 1 2.5 1.65 2.07 Trám trắng 688.26 1 2.5 7.82 5.16 Vối thuốc 1184.89 3 7.5 13.45 10.48 Tổng 8806.56 40 100 100 100

OTC11

Tên loài G N Gi% Ni% Ivi%

Ba bét nâu 346.99 2 5.40 5.13 5.27 Bã đậu 127.45 1 1.99 2.56 2.27 Bời lời trắng 66.99 1 1.04 2.56 1.80 Bùng bục 60.24 1 0.94 2.56 1.75 Chẹo 343.99 3 5.36 7.69 6.52 Chẹo tía 93.17 1 1.45 2.56 2.01 Côm balansa 274.48 1 4.28 2.56 3.42 Dẻ gai 916.33 2 14.27 5.13 9.70 Dẻ tuyên quang 185.07 1 2.88 2.56 2.72 Dẻ xanh 365.72 2 5.70 5.13 5.41 Kháo vàng bông 130.15 2 2.03 5.13 3.58 Lôi khoai 199.94 1 3.11 2.56 2.84 Lòng mang 60.24 1 0.94 2.56 1.75 Lòng mức 209.24 3 3.26 7.69 5.48 Mán đỉa 341.93 2 5.33 5.13 5.23 Máu chó lá lớn 54.26 1 0.85 2.56 1.70 Ngăm 184.07 3 2.87 7.69 5.28 Sung rừng 545.86 2 8.50 5.13 6.82 Thị chồi nhung 130.66 1 2.04 2.56 2.30 Thôi ba 383.03 4 5.97 10.26 8.11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn ) j e vid ) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 52 - 85)