Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn ) j e vid ) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 47 - 48)

Năng lực cây tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện ngoại cảnh đối với quá trình phát tán, nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây con. Căn cứ vào kết quả khả năng tái sinh để đề suất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tác động vào rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh rừng.

Bảng 4.10: Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh Đặc

điểm Đối tượng N/ha

Nguồn gốc (Cây/ha) Chất lượng (Cây/ha) Tỷ lệ cây triển vọng (%) Chồi Hạt Tốt TB Xấu

Chân Lôi khoai 280 0 280 173 93 13 10,12 Lâm phần 2853 1053 1800 733 1880 240 38,25

Sườn Lôi khoai 0 0 0 0 0 0 0

Kết quả bảng 4.10 cho thấy nguồn gốc cây tái sinh tại các vị trí chân đồi, sườn đồi đồi nhìn chung nguồn gốc tái sinh lâm phần thì chủ yếu là tái sinh hạt chiếm tỷ lệ cao, số lượng cây biến động từ 1800 cây/ha đến 2000 cây/ha. Tái sinh chồi chiếm tỷ lệ thấp, số lượng cây biến động từ 866 cây/ha đến 1053 cây/ha. Tỷ lệ cây triển vọng 23,07% đến 38,25%. Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai. Vì trong cùng một loài cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây chồi.

Nguồn gốc tái sinh Lôi khoai 100% tái sinh từ hạt số lượng cây biến động trong khoảng từ 0 đến 280 cây/ha. Trong đó số cây triển vọng chiếm từ 0 - 10,12 %. Tóm lại chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh tại đây đạt tỷ lệ tốt, cây tái sinh có thể sinh trưởng và phát triển nhanh có thể thay thế dần cho tầng cây cao.

Địa hình có ảnh hưởng không rõ rệt đến chất lượng cây tái sinh, cụ thể, cây tái sinh của rừng có chất lượng tốt và trung bình ở hai vị trí địa hình gần ngang nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn ) j e vid ) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 47 - 48)