KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam - liên hệ Đà Nẵng (Trang 33 - 35)

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, cùng với việc gia nhập WTO tháng 11 năm 2006 đã đánh dấu những bước đổi mới trong giai đoạn phát triển của kinh tế VN. Trong giai đoạn hội nhập này, các doanh nghiệp VN phải đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, những cạnh tranh gay gắt, những biến động khôn lường

của thị trường quốc tế. Cùng với đà phát triển của nền kinh tế là những bước tiến của thị trường chứng khoán, khi các công ty đua nhau niêm yết lên sàn, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tích cực tham gia việc mua bán chứng khoán. Chính vì vậy các nhà đầu tư luôn mong muốn có đuợc một công cụ bảo hiểm rủi ro cho mình cũng như các NH, các công ty chứng khoán luôn cố gắng hoàn thiện, đa dạng hóa sản phẩm phái sinh, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Tuy đã xuất hiện trên thị trường VN gần 7 năm nhưng các công cụ tài chính phái sinh vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp đón nhận. Một phần các DN còn chưa hiểu rõ về công cụ này do tính phức tạp của nó, một phần chưa từng được giới thiệu về sản phẩm phái sinh từ những người cung ứng và phần còn lại đã biết nhưng lại “ngại” sử dụng. Đây là một trong những hạn chế đối với việc phát triển thị

trường các công cụ phái sinh ở VN.

Để thị trường chứng khoán phái sinh đi vào ổn định và phát triển, điều kiện cần đối với Việt Nam là hoàn thiện các văn bản, hệ thống pháp luật, đưa ra những quy định về việc sử dụng các công cụ phái sinh. Chỉ khi nào có một môi trường pháp lý ổng định thì hoạt động giao dịch phái sinh mới có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, để những nỗ lực từ phía cơ quan nhà nước thực sự phát huy được kết quả mong muốn thì cần có sự đồng tình ủng hộ của tất cả các thành phần đã và sẽ tham gia thị trường đó là: các DN, các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư chứng khoán, các NHTM, các nhà đầu tư… để có thể khai thác được hiệu quả những tiềm năng vốn có của nền kinh tế giúp thị trường phái sinh VN thực sự phát huy được vai trò của nó: là công cụ bảo hiểm rủi ro an toàn nhất cho các nhà đầu tư.

LỜI KẾT

Như vậy, với thực tế là tiềm lực còn hạn chế, việc áp dụng công cụ tài chính phái sinh ở thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và hiệu quả kinh doanh vẫn chưa đạt được tỉ trọng cao trong tổng doanh thu của các ngân hàng cũng như doanh nghiệp. Thay cho lời kết, một trong những giải pháp mà Ủy ban Chứng khoán đề ra trong năm 2013 là xây dựng khung pháp lý vận hành thị trường chứng khoán phái sinh. Dự kiến TTCK phái sinh sẽ đi theo hướng thị trường tập trung. UBCK đánh giá đây là lựa chọn

phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay và cho phép cơ quan quản lý có những chuẩn bị cho tất cả các công cụ gốc là chứng khoán, vàng, lãi suất, hối đoái và hàng hóa.

Việc xuất hiện thị trường chứng khoán phái sinh với đầy đủ các quy định và quy chuẩn về tổ chức, hoạt động của các đối tượng tham gia hành nghề kinh doanh chứng khoán phái sinh, quy định về thuế, phí trên TTCK phái sinh, quy định về công bố thông tin, quy định về cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán phái sinh, quy định về thuế, phí trên TTCK phái sinh… sẽ bảo đảm một hành lan pháp lý tương đối đầy đủ giúp cho việc vận dụng công cụ phái sinh được vận hành hiệu quả, ổn định và mạng lại lợi nhuận cao cho các ngân hàng cũng như doanh nghiệp.

Trong thời gian và điều kiện hiểu biết có hạn bài làm còn nhiều thiếu sót chúng em mong cô nhận xét để chúng em bổ sung kiến thức và đề tài được hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam - liên hệ Đà Nẵng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w