1.1 Tổ chức thị trường
• Xây dựng và phát triển các Sở giao dịch hàng hóa theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng được nhu cầu của các DN khi tham gia qua Sàn giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có thể tham gia qua Sàn giao dịch thế giới thông qua sàn giao dịch nội địa.
• Các công ty chứng khoán kết hợp với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước sớm hình thành các trung tâm lưu kí, thanh toán, bù trừ với trình độ công nghệ cao, tốc độ nhanh để có thể đảm bảo yêu cầu thời gian nhanh nhạy, chính xác cho các giao dịch phái sinh
• Nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin của các Sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán, đáp ứng được các giao dịch mua bán của các thành viên tham gia thị trường.
1.2. Thành viên tham gia
1.2.1. Ngân hàng thương mại
• Cần đa dạng hóa ác sản phẩm phái sinh, cung cấp thông tin cho thị trường về các dịch vụ phái sinh nhằm giới thiệu tới các DN, các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường biết tới công cụ bảo hiểm rủi ro này. Đây là một hoạt động cần thiết phải thực hiện sớm để tránh rủi ro cho đối tượng sử dụng dịch vụ phái sinh trong thời kì kinh tế phát triển như hiện nay và cũng để tăng doanh thu cho các NH, các công ty chứng khoán kinh doanh dịch vụ phái sinh.
• Quan tâm phát triển nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn, đáp ứng đủ nhu cầu về nhân sự đối với các NH. Nâng cao học vấn, năng lực của các nhân viên đang làm việc tại NH.
• Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
1.2.2. Các công ty chứng khoán
Phải thành lập bộ phận chuyên trách về sản phẩm phái sinh tại các công ty chứng khoán nhằm đáp ứng một cách nhanh nhạy và kịp thời cho các nhu cầu của khách hàng, tạo tính chuyên nghiệp và độc lập trong hoạt động của cty đồng thời có thể marketing sản phẩm tới khách hàng tiềm năng một cách tốt nhất. Đồng thời tư vấn cho khách hàng nên sử dụng công cụ phái sinh nào là tốt nhất, tùy từng đối tượng và nhu cầu.
1.3. Công cụ phái sinh
• Triển khai các dịch vụ phái sinh mới, phù hợp với thị trường và nền kinh tế VN, học hỏi kinh nghiệm từ các thị trường phái sinh trên thế giới để áp dụng vào VN.
• Tiếp tục phát triển và ổn định thị trường phái sinh hiện có, nâng cao giá trị, vai trò của các sp phái sinh.
1.4. Quản lý từ phía Nhà nước
• Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật thống nhất, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát, hội nhập cới thị trường vốn của khu vực và quốc
xây dựng khung pháp lý cho TTCK.
• Song song với việc triển khai, hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật của khu vực và quốc tế về chứng khoán, cơ quan quản lý cũng không ngừng tiến hành rà soát các qui định có vướng mắc trong thực hiện nghiên cứu kinh nghiệm thị trường các nước để có những đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung trong thời gián tới cho phù hợp với tình hình thị trường.
• Bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phòng ngừa và xử lí các hành vi vi phạm trên thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
• Nghiên cứu hoàn chỉnh các chính sách về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động chứng khoán phái sinh.
• Nhanh chóng xây dựng luật chứng khoán phái sinh và các hướng dẫn đi kèm để thúc đẩy thị trường phái sinh tại VN
• Ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động bán khống và nghiệp vụ repo tại thị trường VN nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, tránh tình trạng lách luật như hiện nay.
• Áp dụng các tiêu chuẩn giám sát thị trường theo thông lệ quốc tế, đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trường.