Đồng hái sinh.

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam - liên hệ Đà Nẵng (Trang 30 - 33)

bảo việc các công ty sẽ tuân thủ hợp đồng mỗi khi có những biến động cao trong giá cho dù đó là cty đang gặp khó khăn về tài chính hay đang hoạt động rất tốt. Các công ty này sẽ phải đưa ra những khoản thế chấp hay mức duy trì đặt cọc cao.

Trong điều kiện Việt Nam, mức tài khoản ký quỹ và mức duy trì ắt phải là rất cao, có thể lên tới 30% hợp đồng ( so với mức 5% trên thị trường thế giới). Đối với các nhà môi giới trên các hợp đồng phái sinh yêu cầu đầu tiên là phải có đủ vốn, mặc dù họ chỉ là những NH hoặc các công ty không trực tiếp tham gia vào các giao dịch phái sinh. Yêu cầu về vốn rất quan trọng vì chúng giúp cho hệ thống các NH VN giảm bớt những nguy cơ về động cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán của nhà môi giới.

Thứ ba: Yêu cầu bắt buộc về tính phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế

Yêu cầu này đưa ra nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống NHTM trong nước

không được gánh chịu những rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ

hạn. Các NH

chỉ là trung gian, đứng ra thu phí giữa người mua trong nước và sau đó đem bán lại trên thị trường thế giới. Quy định này được áp dụng trong hầu hết các nước phát triển nhưng trong điều kiện Việt Nam chúng ta bắt buộc các NH về các giap dịch này còn hạn chế, đó là chưa kể đến những yếu kém về vốn trong hệ thống NHTM. Ngoài raVN cần xem xét và khẩn trương tham gia vào các thỏa thuận giao dịch hoán đổi theo quy định quốc tế thì mới có đủ điều kiện có thể tham gia ký các hợp đồng tái bảo hiểm từ các giao dịch phái sinh trong nước.

Thứ

tư : Yêu cầu mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợ

p đồng phái sinh.

Mở cửa thị trường các công cụ tài chính phái sinh, để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là chính phủ chỉ cho phép một số NH làm thí điểm. Có thể núi “thí điểm” hiện nay là một căn bệnh của cơ quan hoạch định chính sách. Trong những trường hợp như thế, giá trị hợp lý của các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số NH và chắc chắn sẽ cao hơn trên thị trường thế giới. Tất cả những bóp méo giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh chịu. Tác dụng ngược lại của độc quyền là hoặc sẽ không tồn tại công cụ phũng ngừa rủi ro trên thực tế đó, do các nhà đầu tư hoặc là các nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc Với cái giá phải trả rất cao với hy vọng đầu cơ trên những thị trường bất ổn của giá cả thị trường. Chính vì thế mà cần xem xét để tạo ra một thị trường tự do, để các định chế tài chính có đủ điều kiện cung cấp các sản phẩm phái sinh. Và đi liền với đó là thiết lập khung quản lý chung cho các định chế này.

Thứ

năm:Yêu cầu về đăng ký và lập các Báo cáo tài chính.

Đây là một chuẩn mực bắt buộc nhằm làm tăng tính minh bạch cho tất cả các thành viên tham gia thị trường. Tất cả các thành viên tham gia thị trường phái sinh

đều phải hiểu biết về nhau trước khi tiến hành các giao dịch với nhau. Ví dụ một ngân hàng Việt Nam đồng ý thực hiện một hợp đồng tương lai 1000 lượng vàng với người mua tương lai. Trong trường hợp này người mua tương lai cần phải có những thông tin rằng hiện nay ngân hàng Việt Nam đang ký quỹ là bao nhiêu tại một NH nước ngoài để mua vàng thế giới bán lại cho người từ trong nước. Nói cách

khác, trong cuộc

chơi này ai cũng phải có thông tin lẫn nhau để cuộc chơi tăng thêm phần minh bạch và có lợi cho thị trường giao dịch.

Thứ

sáu:Hoàn thiện những quy định tài chính kế toán liên quan, nâng cao tính thanh khoản của sản phẩm phái sinh.

Hiện nay, các công cụ phái sinh chưa có thị trường giao dịch chính. Các hợp đồng kỳ hạn và tương lai phải giao dịch trên các sàn nước ngoài như London hay New York.Còn lại là giao dịch qua quầy, điều này gây nhiều bất lợi đối với tính thanh khoản cũng như các loại rủi ro tín dụng. Các hợp đồng quyền chọn và hoán đổi được giao dịch trên thị trường ngoại hối và tiền tệ. Nói chung, hiện tại những thị trường này vẫn còn thiếu nhiều cơ chế tại ra các hành lang đảm bảo các hoạt động được trôi chảy. Điđôi với việc phát triển thị trường là việc nâng cao chất lượng hàng hoá cho thị trường. Hàng hóa ở đây chsinh alf các công cụ tài chính phái sinh, từ các công cụ thuần nhất đến các công cụ lai tạp.

Cần phải chú ý tới chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa các Sp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Do vậy cần hoàn thiện các đặc trưng kỹ thuật của công cụ tài chính phái sinh, đáp ứng nhu cầu và mức độ của thị trường. Đối với quyền chọn, các NHTM nên xác lập nội dung hợp đồng quyền chọn, quyền được mua ngoại tệ, do đối với DN nhập khẩu của Việt Nam khi thực hiện quyền chọn ngoài ý nghĩa về phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái cũng có nhu cầu đảm bảo có đủ số lượng ngoại tệ để thanh toán các HĐ nhập khẩu đến hạn. Bên cạnh đó, Nhà nước nên hoàn chỉnh khung pháp lý xác định rõ ràng nghiệp vụ giao dịch hợp đồng quyền chọn là một nghiệp vụ KD tài chính mang tính chất phòng ngừa rủi ro hối đoái của các doanh nghiệp không thuộc các tổ chức tài chính tíndụng, bảo hiểm, kinh doanh. Trên cơ sở này, Bộ tài chính xác đinh phí giao dịch quyền chọn là một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.

Ngoài ra, đối với các quyền chọn chứng khoán, hiện nay chưa được áp dụng triển khai thì đây chính là thời điểm chín muồi để triển khai quyền chọn chứng khoán vì tốc độ phát triển thời gian quá nhanh, giá tăng – giảm đột biến, do đó nhu cầu về quyền chọn càng trở nên cấp bách, Nếu có công cụ quyền chọn, nhà đầu tư không bị hoảng loạn vì gần như họ đã mya bảo hiểm về giá cho chứng khoán của mình.

Song song với việc triển khai các công cụ tài chính thuần nhất nên có những tiếp cận đối với các sản phẩm lai tạp. Các sản phẩm quản trị rủi ro lãi suất, tỷ giá, giá cả và cả rủi ro tín dụng đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Trong tương lai, cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng của thị trường tài sản cơ sở. Từ đó sẽ là cơ sở có thể định giá các sản phẩm phái sinh hiệu quả nhất.

Tóm lại: Trên đây là những kiến nghị mang tầm vĩ mô, là những công việc mà nhà nước, CP chính phủ và các cơ quan liên quan cần có kê hoạch triển khai. Tuy nhiên, để thị trường ngày càng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả thì cần những nổ lực của

tất cả các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, Nh, những chủ thể cung cấp và sử dụng sản phẩm phái sinh.

3.2. Đối với Doanh nghiệp

Thế giới ngày càng trở nên bất ổn hơn, những bất ổn trong giá cả hàng hóa và các biến số tài chính ngày càng thay đổi theo những chiều hướng khó có thể dự báo được. Trong thời gian vừa qua, tình hình giá cả biến động đến khôn lường. Giá vàng, giá dầu tăng liên tục tăng vượt cả dự đoán của các chuyên gia kinh tế. Tiếp theo đó là giá xăng dầu, giá điện, giá nguyên vật liệu,.. làm cho nhà máy sản xuất và người tiêu dùng trong nước phải lao đao. Những bất ổn này càng gia tăng dẫn đến những thay đổi xấu đi trong kết quả sản xuất kinh doanh của của các DN. Do đó, để hạn chế những tác động xấu của thị trường, ngoài việc chờ đợi những động thái can thiệp của chính phủ, các DN, một phương pháp quản lý rủi ro chủ động cho bản thân mình.

Thứ

nhất :DN cần nắm bắt được cấu trúc của một quá trình quản trị rủi ro bao gồm:

• Nhận diện rủi ro: Các doanh nghiệp cần nhận diện được mức độ rủi ro mà DN phải đương đầu thông qua tính toán độ nhạy cảm.

• Phân biệt giữa quản trị rủi ro và đầu cơ. Các doanh nghiệp phải xác định là mình đang sử dụng các công cụ phái sinh để thực hiện quản trị rủi ro chứ không phỉa là đầu cơ vì đầu cơ sẽ có khả năng tạo ra thêm những rủi ro mới.

• Đánh giá chi phí của hoạt động quản trị rủi ro trên phương diện chi phí phát sinh do không thực hiện hoạt động quản trị rủi ro.

Chi phí cho hoạt động quản trị rủi ro đôi khi khiến nhà quản trị lưỡng lự khi quyết định thực hiện quản trị rủi ro vì một số chiến lược quản trị rủi ro là rất tốn kém. Đây là một trong những lý do chính khi các doanh nghiệp Việt Nam không muốn sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác chi phí quản trị rủi ro, nhà quản trị rủi ro cần phải xem xét chúng trên phương diện chi phí tiềm ẩn của quyết định không thực hiện quản trị rủi ro.

Trong hầu hết các trường hợp, chi phí tiềm ẩn này là tổn thất tiềm năng DN phải gánh chịu nếu các yếu tố thị trường như lãi suất hay tỷ giá hối đoái dao động theo chiều hướng xấu. Trong những trường hợp này, chi phí quản trị rủi ro phải được đánh giá giống như phương thức đánh giá chi phí của một hợp đồng bảo hiểm (so với khoản tổn thất tiềm năng).

• Sử dụng phương thức đánh giá đúng đắn để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro.

• Chương trình quản trị rủi ro không nên dùa vào quan điểm thị trường của nhà quản trị. Nhiều nhà quản trị rủi ro doanh nghiệp cố gắng xây dựng các nghiệp vụ quản trị rủi ro dựa trên quan điểm của họ về lãi suất, tỷ giá hối đoái hay một số nhân tố thị trường khác. Tuy nhiên chỉ có thể có được cac quyết định quản trị rủi ro hiệu quả nhất khi các nhà quản trị rủi ro công nhận rằng những chuyển động của thị trường là không thể đoán trước được. Nghiệp vụ quản trị rủi ro luôn luôn tìm cách giảm thiểu rủi ro chứ không nên thực hiện theo hướng chuyển động của giá cả thị trường.

• Nắm giữ các công cụ quản trị rủi ro. Yếu tố cuối cùng cản trở nhiều nhà quản trị rủi ro DN không thực hiện quản trị rủi ro là việc thiếu hiểu biết về các sản phẩm phái sinh.

• Thiết lập hệ thống kiểm soát. Cũng như tất cả những hoạt động tài chính khác, chương trình quản trị rủi ro cần có một hệ thống các chính sách nội bộ, các quy trình và công cụ kiểm soát để bảo đảm chúng được sử dụng một cách hiệu quả. Muốn quản trị rủi ro thành công cần phải có một cơ cấu tổ chức thật hiệu quả. Việc sử dụng các cctcps để quản trị rủi ro có thể sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm nếu như không chỉ các chuyên gia làm việc theo nhóm và một hệ thống kiểm soát với cơ cấu tổ chức khoa học.

Thứ

hai: Cần phải đổi mới tư duy của những người lãnh đạo doanh nghiệp

Tư duy sợ chịu trách nhiệm khiến lãnh đạo DN sợ ra quyết định. Khi quyết định hoánđổi lãi suất, nếu lãi suất cao hơn thì không được ban thưởng gig nhưng nếu lãi suất xuống thì uy tín và “sinh mạng chính trị” của lãnh đạo cũng bị lung lay. Chính vì vậy, những người lãnh đạo cần dám nghĩ dám làm. Bản chất của các công cụ tài chính phái sinh là tối đa hóa lợi nhuận và làm giảm thiểu rủi ro nên dù thị trường có biến động không như dự đoán thì DN vẫn đảm bảo được nguồn thu của mình.

Thứ

ba : Cần công khai và minh bạch hóa thông tin

Cùng với quy mô và tốc độ phát triển nhanh như hiện nay, các cty niêm yết đua nhau đưa ra những dự án mới để thu hót vốn đầu tư. Ví dụ như trường hợp của công ty cổ phần HAPACO và công ty cổ phần cơ điện lạnh REE có kí kết hợp đồng XD cao ốc 21 tần và 2 tầng hầm có tổng diện tích sàn là 20.000 m2 làm trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cao cấp tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư hơn 12 triệu USD. Tuy nhiên, cty này đưa ra kế hoạch mới chỉ dừng ở việc tính toán những lợi nhuận, tỷ suất sinh lời hấp dẫn mà không cung cấp những thông tin về mức độ khả thi, năng lực tài chính của công ty liệu có đáp ứng được nhu cầu của dự án? Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần công khai hóa thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác về các vấn đề như: cơ cấu sử hữu của công ty và quyền biểu quyết những thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của cty, các thông tin về hội đồng quản trị. Bởi công khai minh bạch thông tin mang ý nghĩa rất quan trọng:

• Là yếu tố quyết định mức độ hoạt động hiệu quả của thị trường, phát huy hiệu lực của hoạt động giám sát theo cơ chế thị trường đối với công ty.

• Tạo khả năng và điều kiện cho các cổ đông trong việc thực hiện được các quyền sở hữu, qua đó bảo vệ lợi ích của họ ở công ty.

• Công khai và minh bạch thông tin sẽ củng cố niềm tin của các nhà đầu tư và các bên có liên quan vào thị trường vốn.

• Giúp công chúng hiểu được cơ cấu và hoạt động của công ty, những chính sách và hoạt động của công ty.

Như vậy, về phía các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động trong việc tìm đến các công cụ phòng ngừa rủi ro, đảm bảo lợi ích cho chính bản thân DN mình. Đồng thơi từng DN cũng cần nắm rõ quy trình rủi ro, tự mình lập ra những biện pháp giảm thiểu tốn thất cho bản thân.

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam - liên hệ Đà Nẵng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w