Thực trạng sản xuất lúa gạo Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình phòng trừ cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực ở tỉnh phú yên (Trang 28 - 35)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.1. Thực trạng sản xuất lúa gạo Việt Nam

1.2.1.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa gạo cả nước

Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có thể nói đây là cái nôi hình thành cây lúa nước. Đã từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống và sự phát triển nền kinh tế - xã hội của nước ta. Với địa hình trải

dài trên 15ovĩ Bắc bán cầu kèo dài từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng

châu thổ trồng lúa phì nhiêu, cung cấp nguồn lương thực chủ yếu để nuôi sống hàng triệu người.

Việt Nam từ một nước thiếu lương thực đã vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo và đứng vị trí thứ 4 trong tốp 10 nước có sản lượng lúa gạo lớn nhất trên thế giới. Năm 2010 đạt sản lượng 39,9 triệu tấn thóc và đã xuất khẩu trên 6,0 triệu tấn gạo. Hiện nay lúa vẫn là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện tích lớn nhất trong số 4 cây lương thực chính ở nước ta (Bảng 1.8; 1.9;1.10.).

Những năm gần đây sản xuất lúa đã phát triển theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả gắn với yêu cầu của thị trường. Diện tích gieo trồng lúa hàng năm giảm để chuyển sang phát triển công nghiệp độ thị, nuôi trồng thủy sản và các cây khác có giá trị hơn, nhưng năng suất, sản lượng vẫn liên tục tăng, an ninh lương thực được đảm bảo. Trung bình mỗi năm xuất khẩu được hơn 4 triệu tấn gạo, trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Năm 2009 diện tích gieo trồng lúa cả nước đạt 7.440,1 triệu ha giảm 226,0 ngàn ha so với năm 2000, bình quân mỗi năm giảm 25,1 ngàn ha. Tuy vậy, nhờ sử dụng nhiều loại giống mới, chủ động phòng trừ sâu bệnh, đầu tư vật tư phân bón hợp lý, các công trình thủy lợi tiếp tục được mở rộng và phát huy có hiệu quả nên năng suất lúa đã tăng từ 42,4 tạ/ha năm 2000 lên 52,3 tạ/ha năm 2009, tăng trung bình 9,9 tạ/ha.

Sản lượng lúa liên tục tăng từ 32,520 triệu tấn năm 2000 lên 38,895,5 triệu tấn năm 2009, bình quân mỗi năm tăng 708,4 ngàn tấn. Tạo điều kiện đảm bảo vững chắc an ninh lương thực Quốc gia, góp phần quyết định vào thành công xoá đói giảm nghèo.

Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam 2011-2020 (MARD- QĐ số 3310/BNN-KH ngày 12/10/2009) đối với ngành sản xuất lương thưc đến năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn lúa trên diện tích canh tác 3,7 triệu ha.

Bảng 1.8. Tình hình sản xuất lúa ở nước ta từ năm 2004 đến 2014

Chỉ tiêu Năm Diện tích ( triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2004 7,45 4,86 36,15 2005 7,33 4,89 35,83 2006 7,32 4,89 35,85 2007 7,21 4,99 35,94 2008 7,40 5,23 38,73 2009 7,44 5,24 38,95 2010 7,49 5,34 40,01 2011 7,66 5,54 42,40 2012 7,75 5,63 43,74 2013 7,90 5,57 44,08 2014 7,78 5,72 44,96 (Nguồn: FAOSTAT, 2017)

Bảng 1.9. Sản lượng gạo của Việt Nam theo vụ từ năm 2008 – 2015

Đơn vị: nghìn tấn

Năm Tổng sản lượng Sản lượng lúa Đông - Xuân Sản lượng lúa Hè –Thu Sản lượng lúa Mùa 2008 38.729,8 18.326,9 11.395,7 9.007,2 2009 38.950,2 18.695,8 11.212,2 9.042,2 2010 40.005,6 19.216,8 11.686,1 9.102,7 2011 42.398,5 19.778,3 13.402,9 9.217,3 2012 43.737,8 20.291,9 13.958,0 9.487,9 2013 44.076,1 20.237,5 14.455,1 9.383,5 2014 44.957,6 21.047,0 14.480,0 9.430,6 2015 45.092,5 20.988,2 14.850,0 9.254,3 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017)

Bảng 1.10. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của tốp các nước đứng đầu thế giới năm 2014

Tên nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) Trung Quốc 30,60 67,2 205,71 Ấn Độ 44,00 36,1 159,02 Inđônêxia 12,16 48,8 95,37 Băngladesh 11,82 44,2 52,21 Việt Nam 7,78 57,2 44,48 Thái Lan 10,90 28,5 31,06 Philippines 4,89 39,6 16,37 Afghanistan 0,21 39,0 0,80

(Nguồn: FAO STAT, 2017)

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) ước tính sản lượng lúa niên vụ 2015/16 của Việt Nam đạt 44,94 triệu tấn tương đương với 28,09 tấn gạo đã xay xát, thấp hơn

180.000 tấn so với số liệu dự báo tháng 12 năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của hiện tượng El Nino khiến sản lượng lúa vụ Đông Xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sụt giảm. Tuy nhiên, trong vụ Hè Thu, sản lượng lúa thực tế tại đây đã vượt 20.000 tấn so với số liệu trước đó của USDA.

Tính đến ngày 15/5/2016, các địa phương phía Bắc đã kết thúc gieo cấy lúa Đông Xuân, diện tích ước tính đạt 1155,2 nghìn ha, bằng 99,4% vụ Đông Xuân năm trước. Theo báo cáo sơ bộ, sản lượng lúa Đông Xuân năm nay của các địa phương phía Bắc ước tính đạt 7,1 triệu tấn, giảm 53,4 nghìn tấn so với vụ Đông Xuân 2015, chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài vào đầu vụ và sâu, bệnh phát sinh gây hại ở một số địa phương.

Đến trung tuần tháng Năm, các địa phương phía Nam đã thu hoạch được 1868,4 nghìn ha lúa Đông Xuân, bằng 97,6% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1555,6 nghìn ha, bằng 99,6%. Công tác thu hoạch lúa Đông Xuân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn tất với sản lượng ước tính đạt 10 triệu tấn, giảm 1,1 triệu tấn so với vụ Đông Xuân 2015. Vụ lúa Đông Xuân ở đồng bằng sông Cửu Long năm nay bị ảnh hưởng lớn do tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn. Một số địa phương có sản lượng lúa giảm mạnh so với vụ Đông Xuân 2015 là: Kiên Giang giảm 374,2 nghìn tấn; Trà Vinh giảm 196,6 nghìn tấn; Long An giảm 163,2 nghìn tấn; Vĩnh Long giảm 46,5 nghìn tấn; riêng Bến Tre là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất, sản lượng lúa Đông Xuân chỉ đạt 800 tấn, bằng 1% so với vụ Đông Xuân năm trước do 98% diện tích xuống giống bị mất trắng vì nhiễm mặn.

Cùng với việc thu hoạch lúa Đông Xuân, các địa phương phía Nam đã gieo sạ được 1022,3 nghìn ha lúa Hè Thu, bằng 89,4% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 945,4 nghìn ha, bằng 88,3%. Do thời tiết nắng hạn và tình trạng nhiễm mặn kéo dài nên tiến độ gieo cấy lúa vụ Hè Thu năm nay chậm hơn cùng kỳ năm trước.

Vụ Đông Xuân: Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, diện tích thu hoạch vụ Đông-

Xuân niên vụ 2015/16 của ĐBSCL sẽ vẫn giữ nguyên so với cùng kỳ niên vụ trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hạn hán, diện tích thu hoạch trong vụ Đông Xuân niên vụ 2015/16 sẽ chỉ ở mức 3,05 triệu ha, giảm khoảng 500.000 ha so với dự báo trước đó; đồng thời năng suất lúa cũng thấp, đặc biệt ở khu vực ĐBSCL năng suất giảm từ 6,75 tấn/ha xuống 6,7 tấn/ha.

Đầu năm 2016, miền Bắc Việt Nam đã phải đón nhận một đợt rét mạnh khiến cho người nông dân không thể gieo trồng theo đúng kế hoạch; tuy nhiên, thời tiết sau đó lại rất thuận lợi nên tiến độ gieo trồng lúa vụ Đông Xuân niên vụ 2015/16 tại khu vực vẫn giữ nguyên so với cùng kỳ niên vụ trước. Vào ngày 15 tháng 3 năm 2016, việc gieo trồng tại miền Bắc Việt Nam cơ bản hoàn thành với tổng diện tích đạt 1,11 triệu ha.

Bảng 1.11. Diện tích, năng suất và sản lượng gạo Việt Nam tính đến tháng 3 năm 2016. Niên vụ 2014/2015 2015/2016 (ước tính) 2016/2017 (dự báo) Diện tích thu hoạch (ha)

Vụ lúa mùa (Tháng 10) 1.780 1.700 1.700

Vụ Đông Xuân 3.112 3.050 3.100

Vụ Hè Thu 2.931 2.930 2.950

Tổng cộng 7.823 7.680 7.750

Năng suất (tấn/ha)

Vụ lúa mùa (Tháng 10) 4,8 4,85 4,90 Vụ Đông Xuân 6,65 6,7 6,75 Vụ Hè Thu 5,4 5,55 5,6 Trung bình 5,76 5,85 5,9 Sản lượng (nghìn tấn) Vụ lúa mùa (Tháng 10) 8.544 8.245 8.330 Vụ Đông Xuân 20.695 20.435 20.925 Vụ Hè Thu 15.827 16.621 16.520 Tổng cộng 45.066 44.491 45.775 (Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2016)

Vụ Hè Thu: Vụ Hè Thu thường được gieo trồng tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt

ĐBSCL chiếm đến 80% tổng diện tích gieo trồng. Tính đến ngày 15 tháng 3 năm 2016, diện tích gieo trồng vụ Hè Thu của cả nước trong niên vụ 2015/2016 (chủ yếu là ĐBSCL) đạt 343.000 ha, bỏ xa con số khoảng 287.000 ha của niên vụ trước.

Diện tích thu hoạch vụ Hè Thu niên vụ 2015/16 của nước ta ước đạt 2,93 triệu ha, không thay đổi so với cùng kì niên vụ trước và tăng 50.000 tấn so với dự báo trước đó. Nguyên nhân chính là do Chính phủ đã yêu cầu Bộ NN&PTNT tăng diện tích trồng trọt và diện tích thu hoạch đối với vụ Hè Thu. Niên vụ 2016/17 diện tích thu hoạch vụ Hè Thu được dự báo sẽ gần như không đổi, đạt mức 2,95 triệu ha.

Vụ lúa Mùa: Trong vụ lúa mùa niên vụ 2015/16, diện tích thu hoạch ước đạt 1,7

triệu ha, giảm 70.000 ha so với cùng kì niên vụ trước. Sự suy giảm này diễn ra chủ yếu

vụ mùa thấp và mùa vụ kéo dài khiến cho sâu bệnh dễ phát triển. Diện tích gieo trồng vụ mùa niên vụ 2016/17 được dự báo ở mức 1,7 triệu ha.

Sản xuất nông nghiệp đầu năm 2017 tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa vụ Đông Xuân. Tính đến trung tuần tháng Hai, cả nước gieo cấy được 2613 ha lúa Đông Xuân, bằng 109,2% cùng kỳ năm trước, bao gồm: các địa phương phía Bắc gieo cấy 694,7 nghìn ha, bằng 144,6%; các địa phương phía Nam gieo cấy 1918,3 ha, bằng 100,3%.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trong 10 tháng đầu năm 2016, khối lượng gạo

xuất khẩu đạt 4,2 triệu tấn, giảm 21,2% về số lượng và giảm 16,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Dự kiến năm 2016 sản lượng gạo xuất khẩu dưới mức 6,0 triệu tấn.

Một số thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam đạt tăng trưởng khá như: Ghana thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam (chiếm 11% thị phần) trong 9 tháng qua đã nhập 387.700 tấn gạo, tăng 41,8% về khối lượng và tăng 36,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Đáng chú ý là thị trường Indonesia, thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 4 của Việt Nam (8,2%), trong 9 tháng đầu năm nhập khẩu 359.4000 tấn, tăng gấp 21,5 lần về khối lượng và gấp 22,5 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015; thị trường Angola tăng gấp 4,4 lần về khối lượng và gấp 3,5 lần về giá trị (Hình 1.6.)

Tuy nhiên, một số thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam đang có sự sụt giảm mạnh. Điển hình là Trung Quốc, thị trường lớn nhất nhập gạo Việt Nam (35,4% thị phần), trong 9 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,35 triệu tấn, giảm 23% về khối lượng và giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015, Philipines (47,8%), Malaysia (47,4%), Singapore (34,6%), Hoa Kỳ (32%), Bờ Biển Ngà (25,2%) và Hongkong (Trung Quốc) giảm 11,4%.

Hình 1.5. Sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các năm (Bộ NN&PTNT, 2016)

Hình 1.6. Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam năm 2016

(Bộ NN&PTNT, 2016)

1.2.1.2. Thực trạng sản xuất lúa gạo Phú Yên

Ở tỉnh Phú Yên lúa là cây trồng chính, diện tích gieo trồng lúa từ năm 2009 đến 2016 biến động từ 56.721- 57.812 ha (chiếm tỷ lệ khoảng 50% diện tích cây hàng năm). Năng suất biến động từ 57,0- 66,0 tạ/ha, đạt cao nhất so với các tỉnh vùng Nam Trung Bộ. Sản lượng lúa hàng năm đạt từ 326.805-378.056 tấn (Bảng 1.12.).

Trong năm, diện tích gieo trồng lúa chủ yếu trong vụ Đông Xuân và Hè Thu, vụ Mùa chỉ chiếm diện tích khoảng 7000 ha và tập trung chủ yếu ở huyện Tuy An (2.196 ha), huyện Sông Cầu (1.325 ha), huyện Sơn Hòa (1.002 ha).

Bảng 1.12. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở tỉnh Phú Yên

TT Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 2009 56.721 57,6 326.805 2 2010 56.900 59.9 340.700 3 2011 57.647 57,0 328.417 4 2012 57.150 60,5 345.757 5 2013 57.812 62,9 363.788 6 2014 56.968 64,1 365.044 7 2015 57.190 66,0 378.056 8 2016 57.492 65,4 376.193

Trong điều kiện dân số ngày càng tăng, diện tích đất sẽ ngày càng giảm dần do đô thị ngày càng mở rộng và công nghiệp đang ngày càng phát triển,…Mặt khác do biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp nên vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cho vùng là rất quan trọng. Để giải quyết tốt vấn đề này cần phải áp dụng rộng rãi khoa học công nghệ trong sản xuất và phải coi đây là yếu tố then chốt trước mắt cũng như lâu dài. Trước hết cần nâng cao chất lượng hạt giống và quản lý tốt các loại dịch hại (sâu hại, bệnh hại, cỏ dại,…) gây ra đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nhằm làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và tăng thu nhập cho nông dân trong tỉnh.

Thực tế sản xuất hiện nay trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Phú Yên nói riêng, việc sản xuất và cung ứng hạt giống có phẩm cấp cao, chất lượng gạo tốt chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của sản xuất. Phần lớn nông dân sử dụng lúa ăn (lúa thịt) để gieo sạ nên mật độ gieo sạ còn cao (phổ biến ở mức 150-200 kg/ha) nên có ảnh hưởng nhất định đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Nếu sử dụng theo hình thức này thì giống nhanh bị thoái hóa sau một thời gian sử dụng và thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại,…Để nâng cao hiệu quả của sản xuất bênh cạnh không ngừng bổ sung các giống lúa mới có năng xuất và chất lượng cao hơn thì việc quản lý chặt chẽ các loại dịch hại để đảm bảo năng xuất lúa là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình phòng trừ cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực ở tỉnh phú yên (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)