3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.2. Nghiên cứu xác định tính kháng thuốc trừ cỏ của cỏ lồng vực tại tỉnh Phú Yên
Yên trong phòng thí nghiệm
Kết quả nghiên cứu xác định tính kháng thuốc trừ cỏ của các quần thể cỏ lồng vực ở Phú Yên được trình bày ở Bảng 3.17. Ngày theo dõi thứ 1 qua theo dõi ta thấy tỷ lệ ở các công thức được xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor cỏ mọc với tỷ lệ thấp từ 0,0% đến 21,7% , còn công thức đối chứng không xử lý thuốc trừ cỏ thì tỷ lệ cỏ mọc tương đối cao hơn 31,7%. Qua phân tích thống kê Tukey test cho thấy các
công thức 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 có sự sai khác có ý nghĩa so vớicông thức đối chứng. Công thức 13 (quần thể Bình Ngọc) có sự sai khác có ý nghĩa so với các công thức 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.
Ở những ngày theo dõi tiếp theo thứ 2, 3, 4 các quần thể hạt cỏ ở 13 công thức có sự chuyển biến theo xu hướng tăng, giảm về tỷ lệ số cây mọc giữa các công thức. Trong đó các công thức được xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất Pretilachlor đạt tỷ lệ cao nhất ở ngày thứ 4 với tỷ lệ lên tới 22,5% ở công thức 14 (quần thể cỏ lồng vực Bình Ngọc), thấp nhất là 4,2% ở công thức 6 và 9 (quần thể cỏ lồng vực An Nghiệp và Hòa Bình). Còn công thức đối chứng không xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất Pretilachlor đạt tỷ lệ rất cao 89,2%, công thức đối chứng (quần thể cỏ lồng vực Hòa Bình).
Đến ngày theo dõi thứ 5 các quần thể hạt cỏ ở 15 công thức được xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor cây có xu hướng chết đi rất nhiều, đã xuất hiện ba công thức hạt cỏ lồng vực chết hoàn toàn 100% là công thức 3, 6 và 11. Cụ thể: Tỷ lệ cây còn sống ở công thức 1 (quần thể Hòa An) là 5,0%; ở công thức 2 (Hòa Đinh Đông) và công thức 7 (quần thể An Định) cùng tỷ lệ là 2,5%; ở công thức 4 (quần thể Hòa Kiến), công thức 5 (Hòa Định Tây), công thức 9 (Hòa Bình), công thức 10 (Bình Kiến) có cùng tỷ lệ là 1,7%; công thức 8 (quần thể Hòa Hiệp Bắc) là 0,8%; công thức 12 (Hòa Hiệp Nam) là 7,5%; công thức 13 (quần thể Bình Ngọc) là 15% và nhìn chung các cây có sức sống yếu và dự kiến tiếp tục chết các ngày sau đó. Còn đối với công thức đối chứng, tỷ lệ cây sống lên tới 91,7% (quần thể cỏ lồng vực Hòa Bình) và các cây ở công thức này bắt đầu xuất hiện lá thật.
Ở ngày theo dõi thứ 7, các quần thể hạt cỏ ở 13 công thức được xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor, quan sát xuất hiện có 3 công thức có tỷ lệ số cây cỏ lồng vực mọc trở lại tăng. Cụ thể ở công thức công thức 7 (quần thể An Định) tăng từ ngày thứ 6 (0,8%) lên ngày thứ 7 (3,3%); công thức 9 (quần thể Hòa Bình) tăng từ 0,8% lên 1,7%; công thức 12 (quần thể Hòa Hiệp Nam) từ 5,8% lên 6,7% và cao nhất ghi nhận ở công thức 13 (quần thể cỏ Bình Ngọc) tỷ lệ 9,2%.
Ở ngày theo dõi thứ 9, 10, 11 quan sát cho thấy quần thể hạt cỏ lồng vực ở hầu hết các công thức chết đi rất nhiều và chỉ còn một công thức số 13 sống sót nhưng tỷ lệ thấp 1,7%.
Ngày theo dõi thứ 15 là ngày kết thúc theo dõi thí nghiệm, nhận thấy quần thể hạt cỏ ở 13 công thức được xử lý thuốc trừ cỏ chưa hoạt chất pretilachlor ở ngày 15 đều chết và không có cây nào sống sót. Công thức đối chứng (quần thể cỏ Hòa Bình) vẫn giữ được tỷ lệ nảy mầm cây sống chiếm 50%, chúng sinh trưởng, phát triển bình thường.
Bảng 3.17. Tỉ lệ sống của các quần thể hạt cỏ lồng vực ở tỉnh Phú Yên sau xử lý thuốc trừ có có chứa hoạt chất pretilachlor
Công thức
Tỉ lệ nảy mầm (%)
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Ngày 8 Ngày 9 Ngày 10 Ngày 11 Ngày 12 Ngày 13 Ngày 14 Ngày 15
CT1 5,8ab 35,8cd 30,0a 9,2ab 5,0ab 5,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT2 11,7abc 12,5abc 7,5a 6,7ab 2,5ab 0,8a 0,8a 0,8a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT3 2,5ab 4,2a 5,0a 5,8ab 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT4 7,5abc 19,2abc 17,5a 6,7ab 1,7ab 0,8a 0,8a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT5 3,3ab 16,7abc 10,8a 5,8ab 1,7ab 0,8a 0,8a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT6 5,0ab 26,7abc 7,5a 4,2ab 0,0a 0,8a 0,8a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT7 5,8ab 19,2abc 7,5a 7,5ab 2,5ab 0,8a 3,3a 3,3a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT8 0,0a 5,8a 13,3a 8,3ab 0,8a 0,8a 0,8a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT9 9,2cbc 7,5ab 12,5a 4,2ab 1,7ab 0,8a 1,7a 1,7a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT10 1,7ab 9,2ab 5,0a 6,7ab 1,7ab 1,7a 1,7a 1,7a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT11 6,7ab 17,5abc 6,7a 10,8ab 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT12 2,5ab 33,3abc 5,0a 7,5ab 7,5ab 5,8a 6,7a 7,5a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT13 21,7cd 30,0abcd 21,7a 22,5b 15,0b 9,2a 9,2a 13,3a 2,5a 1,7a 1,7a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT14 31,7d 54,2d 71,7b 89,2c 91,7c 91,7b 91,7b 80,0b 71,7b 53,3b 52,5b 50,8b 50,8b 50,8b 50,0b
Ghi chú: CT1 là quần thể cỏ lồng vực Hòa An. CT2 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Định Đông. CT3 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Mỹ Đông. CT4 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Kiến. CT5 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Định Tây. CT6 là quần thể cỏ lồng vực An Nghiệp. CT7 là quần thể cỏ lồng vực An Định. CT8 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Hiệp Bắc. CT 9 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Bình. CT10 là quần thể cỏ lồng vực Bình Kiến. CT 11 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Hiệp Trung. CT12 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Hiệp Nam. CT13 là quần thể cỏ lồng vực Bình Ngọc. CT14 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Bình (đối chứng). Các chữ cái thường khác nhau trong một cột ở các công thức biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P ≤ 0,05.
Diễn biến tỷ lệ nảy mầm qua 15 ngày được thể hiện rõ nét ở Hình 3.3. Nhìn chung cho ta thấy tỷ lệ sống các quần thể hạt cỏ ở 13 công thức được xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor của hạt cỏ đạt cao nhất vào ngày theo dõi thứ 2 với tỷ lệ lên tới 35,8% ở công thức 1 (quần thể cỏ Hòa An), thấp nhất là 4,2% ở công thức 3 (quần thể cỏ Hòa Mỹ Đông). Sau đó các ngày theo dõi tiếp theo giảm liên tục, cụ thể ở ngày thứ 5 đã xuất hiện hạt cỏ lồng vực ở 3 công thức chết hoàn toàn là quần thể cỏ ở Hòa Mỹ Đông, An Nghiệp và Hòa Hiệp Trung; ngày theo dõi thứ 7 tỷ lệ sống sót hầu hết ở các công thức là rất thấp; và đến ngày theo dõi thứ 15 các công thức được xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor không có cây nào sống sót.
Hình 3.3. Diễn biến tỉ lệ sống của các quần thể hạt cỏ lồng vực ở Phú Yên sau khi xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor
Qua kết quả đánh giá theo Juliano et al. 2010 được trình bày ở Bảng 3.18. cho thấy sau 10 ngày, 15 ngày theo dõi mức độ kháng thuốc được thể hiện rõ ở 13 quần thể được dùng làm thí nghiệm, trong đó ta thấy có quần thể cỏ Bình Ngọc có thể đang phát triển tính kháng cao nhất.
Như vậy, kết quả nghiên cứu thể hiện ở Bảng 3.18. và kết quả đánh giá ở Bảng 3.17. cho thấy các quần thể cỏ dại ở tỉnh Phú Yên được xác định có quần thể cỏ lồng vực đang phát triển tính kháng với thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor.
Bảng 3.18. Mức độ kháng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Pretilachlor đối với các quần thể cỏ ở tỉnh Phú Yên
Quần thể cỏ dại
5 ngày sau gieo 10 ngày sau gieo 15 ngày sau gieo Tỷ lệ nảy mầm (%) Mức độ kháng (*) Tỷ lệ nảy mầm (%) Mức độ kháng (*) Tỷ lệ nảy mầm (%) Mức độ kháng (*) Hòa An 5,0 2 0,0 3 0,0 3 Hòa Định Đông 2,5 2 0,0 3 0,0 3 Hòa Mỹ Đông 0,0 3 0,0 3 0,0 3 Hòa Kiến 1,7 2 0,0 3 0,0 3 Hòa Định Tây 1,7 2 0,0 3 0,0 3 An Nghiệp 0,0 3 0,0 3 0,0 3 An Định 2,5 2 0,0 3 0,0 3 Hòa Hiệp Bắc 0,8 3 0,0 3 0,0 3 Hòa Bình 1,7 2 0,0 3 0,0 3 Bình Kiến 1,7 2 0,0 3 0,0 3
Hòa Hiệp Trung 0,0 3 0,0 3 0,0 3
Hòa Hiệp Nam 7,5 2 0,0 3 0,0 3
Hòa Đồng 12,5 2 0,0 3 0,0 3
Bình ngọc 15,0 2 1,7 2 0,0 3
Chí Thạnh 2,5 2 0,0 3 0,0 3
Ghi chú: 1: Kháng là > 20% số cây sống sót, 2: Đang phát triển tính kháng là từ 1-20% số cây sống sót, 3: Mẫn cảm là không có có cây nào sống sót, (*) theo Juliano et al. 2010