Nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình phòng trừ cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực ở tỉnh phú yên (Trang 83 - 138)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể

quần thể cỏ dại ở Phú Yên trên đồng ruộng

Kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ của các quần thể cỏ dại ở Phú Yên được trình bày ở Bảng 3.19. cho thấy ở thời điểm 1 ngày sau khi phun thuốc trừ cỏ, ở công thức 2 (xử lý thuốc ở ½ nồng độ khuyến cáo) tỉ

lệ cỏ lồng vực mọc trở lại (cỏ soát) trung bình là 0,65 cây/m2 và cỏ dại khác là không

xuất hiện. Trong khi đó ở công thức đối chứng (không phun thuốc) có tỉ lệ cỏ lồng vực

mọc trở lại là 1,0 cây/m2 và cỏ dại khác mọc trở lại là 2,67 cây/m2. Ở ngày thứ 7 sau

phun thuốc trừ cỏ quan sát thấy cỏ dại mọc phát sinh ở công thức 2, 3 và 4 cụ thể: Cỏ lồng vực xuất hiện ở hai công thức, công thức 2 là 5,0 cây/m2, công thức 3 (xử lý

thuốc ở nồng độ khuyến cáo) là 1,65 cây/m2. Các loài cỏ khác đã xuất hiện ở 3 công

thức, cao nhất là công thức 2 tỉ lệ trung bình 5,65 cây/m2, công thức 3 là 1,65 cây/m2

, công thức 4 (xử lý thuốc ở 1,5 nồng độ khuyến cáo) 0,35 cây/m2

. Tuy nhiên sau 7 ngày phun thuốc ở công thức 5 (xử lý thuốc ở 2 lần nồng độ khuyến cáo) chưa thấy có hiện tượng cỏ mọc trở lại. Qua phân tích thống kê Tukey test cho thấy các công thức 2, 3, 4, 5 có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng (công thức 1). Tương tự quan sát ở ngày thứ 14 khi hiệu lực của thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm hết hiệu lực cỏ dại phát triển mạnh ở các công thức được sử lý thuốc cụ thể: Công thức 2 cỏ lồng vực

mọc trở lại trung bình 8,0 cây/m2, cỏ dại khác là 10,65 cây/m2; ở công thức 3 cỏ lồng

vực 4,35 cây/m2 và cỏ khác là 3,35 cây/m2; công thức 4 cỏ lồng vực 0,65 cây/m2, cỏ

khác là 2,0 cây/m2; ở công thức 5 chưa thấy sự xuất hiện cỏ mọc trở lại nguyên nhân

do được xử lý thuốc ở nồng độ cao nên mầm cỏ được diệt triệt để. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy hiện tượng cỏ dại (cỏ lồng vực và các loại cỏ dại khác) mọc trở lại sau khi gieo, sạ là rất lơn, mầm hạt cỏ được lưu giữ trong đất từ vụ trước, khi gặp điều kiện thuận lợi về độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng,... hạt cỏ nảy mầm và cạnh tranh dinh dưỡng với cây lúa. Vì vậy, nếu không được xử lý thuốc trừ cỏ kịp thời sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Hiện tượng cỏ dại (cỏ lồng vực) mọc trở lại sau 1 ngày, 7 ngày và phát triển ở 14 ngày tại xã Bình Ngọc cho thấy liệu quần thể cỏ lồng vực tại đây đã kháng thuốc trừ cỏ với hoạt chất pretilachlor? Nguyên nhân cỏ dại mọc lại sau khi phun thuốc trừ cỏ có thể do quần thể cỏ dại (cỏ lồng vực) tại Bình Ngọc đã kháng thuốc trừ cỏ, hay cách điều nước nước vào ruộng chưa hợp lý sau khi phun thuốc, hay cách phun thuốc của người chăm sóc chưa đúng,...đây là vấn đề đòi hỏi cần có nhiều thời gian nghiên cứu khảo nghiệm trên nhiều chân đất khác nhau, các vụ khác nhau tại địa phương để đưa ra kết quả chính xác nhất.

Bảng 3.19. Tỉ lệ nảy mầm của quần thể cỏ dại trên ruộng lúa sạ sau khi xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor

Công thức

Trước khi phun thuốc

Sau phun thuốc 1 ngày Hiệu lực thuốc sau 1 ngày (%)

Sau phun thuốc 7 ngày Hiệu lực thuốc sau 7 ngày (%)

Sau phun thuốc 14 ngày Hiệu lực thuốc sau 14 ngày (%) Mật độ (cây/m2) Khối lượng (g/m2) Mật độ (cây/m2) Khối lượng (g/m2) Mật độ (cây/m2) Khối lượng (g/m2) Mật độ (cây/m2) Khối lượng (g/m2) Cỏ lồng vực CT1 0,02a 0,33 1,00a 1,33 16,35c 7,83 24,65b 10,33 CT2 0,33a 0,67 0,65a 1,17 96,0 5,00b 2,50 98,1 8,00a 4,83 98,0 CT3 0,27a 0,17 0,00a 0,00 100,0 1,65ab 1,33 99,2 4,35a 2,83 98,7 CT4 0,33a 0,50 0,00a 0,00 100,0 0,00a 0,00 100,0 0,65a 0,50 99,8 CT5 0,07a 0,17 0,00a 0,00 100,0 0,00a 0,00 100,0 0,00a 0,00 100 Cỏ khác CT1 0,43a 0,67 2,67b 0,83 14,35b 6,50 24,00c 10,0 CT2 0,33a 0,50 0,00a 0,00 100,0 5,65a 2,50 48,7 10,65bc 5,83 42,2 CT3 0,27a 0,33 0,00a 0,00 100,0 1,65a 1,17 81,7 3,35ab 2,83 77,8 CT4 0,13a 0,33 0,00a 0,00 100,0 0,35a 0,33 91,9 2,00ab 1,67 72,4 CT5 0,40a 0,67 0,00a 0,00 100,0 0,00a 0,00 100 0,00a 0,00 100

Ghi chú: CT1 đối chứng không phun thuốc. CT2 xử lý thuốc ở ½ nồng độ khuyến cáo. CT3 xử lý thuốc ở 1 nồng độ khuyến cáo (0,3 kg a.i/ha). CT4 xử lý thuốc ở 1,5 nồng độ khuyến cáo. CT5 xử lý thuốc ở 2 lần nồng độ khuyến cáo.Các chữ cái thường khác nhau trong một cột ở các công thức biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P ≤ 0,05.

Kết quả đánh giá hiệu lực phòng cỏ dại thời điểm sau 1 ngày xử lý thuốc cho thấy: Quần thể cỏ lồng vực ở công thức 2 (xử lý thuốc ở ½ nồng độ khuyến cáo) tỉ lệ cỏ chết thấp nhất 96,0%, ở các công thức khác công thức 3 (xử lý thuốc ở 1 nồng độ khuyến cáo), công thức 4 (xử lý thuốc ở 1,5 nồng độ khuyến cáo), công thức 5 (xử lý thuốc ở 2 lần nồng độ khuyến cáo) có tỉ lệ cỏ chết 100,0%; đối với quần thể cỏ khác (cỏ lác, cỏ chát, cỏ chỉ,...) có tỉ lệ cỏ chết 100,0%. Thời điểm sau 7 ngày xử lý thuốc: Quần thể cỏ lồng vực ở công thức 2 có tỉ lệ cỏ chết là 98,1%, ở công thức 3 tỉ lệ cỏ chết là 99,2%, công thức 4 và 5 có tỉ lệ cỏ chết là 100,0%; đối với quần thể có khác tỉ lệ cỏ chết có sự thay đổi, cao nhất ở công thức 5 là 100,0%, công thức 4 là 91,9%, công thức 3 là 81,7% và thấp nhất là công thức 2 là 48,7%. Tương tự ở thời điểm 14 ngày sau xử lý thuốc. Quần thể cỏ lồng vực ở công thức 5 có tỉ lệ chết cao nhất 100,0%, công thức 4 là 99,8%, công thức 3 là 98,7% và công thức 2 tỉ lệ 98,0%; ở quần thể cỏ khác công thứ 5 có tỉ lệ cỏ chết cao nhất là 100,0%, công thức 3 là 77,8%, công thức 4 là 72,4% và công thức 2 có tỉ lệ thấp nhất 42,2%.

Như vậy, kết quả nghiên cứu thể hiện ở Bảng 3.19. cho thấý quần thể cỏ lồng vực ở các công thức sau khi xử lý thuốc có sự khác nhau, cụ thể: Công thức 2 (xử lý thuốc ở ½ nồng độ khuyến cáo) sau 1 ngày, 7 ngày và 14 ngày cỏ vẫn mọc, không chết triệt để do nồng độ thuốc pha ở liều lượng thấp; công thức 3 và 4 cho thấy hiệu lực thuốc trừ cỏ giảm dần sau 14 ngày, tỉ lệ cỏ chết từ 98,0-99,8%; công thức 5 (xử lý thuốc ở 2 lần nồng độ khuyến cáo) sau 14 ngày có tỉ lệ cỏ chết 100,0%.

Qua kết quả đánh giá theo Juliano et al. 2010 được trình bày ở Bảng 3.20. và kết

quả đánh giá ở Bảng 3.19. cho thấy việc sử dụng thuốc BVTV không theo khuyến cáo của nhà sản xuất và cơ quan chuyên môn. Sử dụng cùng một loại thuốc lần/vụ, pha nồng độ thuốc càng cao,... có thể đến một thời điểm nhất định các quần thể cỏ dại (cỏ lồng vực) sẽ phát triển tính kháng với thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor.

Nồng độ thuốc xử lý

Sau phun thuốc 1 ngày

Sau phun thuốc 7 ngày

Sau phun thuốc 14 ngày Tỷ lệ nảy mầm (%) Mức độ kháng (*) Tỷ lệ nảy mầm (%) Mức độ kháng (*) Tỷ lệ nảy mầm (%) Mức độ kháng (*) Xử lý thuốc ở ½ nồng độ khuyến cáo 1,9 2 15,2 2 24,2 1 Xử lý thuốc ở 1 nồng độ khuyến cáo 0 3 6,1 2 16,1 2 Xử lý thuốc ở 1,5 nồng độ khuyến cáo 0 3 0 3 1,9 2 Xử lý thuốc ở 2 lần nồng độ khuyến cáo 0 3 0 3 0 3

Ghi chú: 1: Kháng là > 20% số cây sống sót, 2: Đang phát triển tính kháng là từ 1-20% số cây sống sót, 3: Mẫn cảm là không có có cây nào sống sót, (*) theo Juliano et al. 2010

Cỏ lồng vực là một trong những loại cỏ gây hại phổ biến đối với lúa sạ ở tỉnh Phú Yên, có sức cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng rất mạnh, gây thiệt hại đáng kể đối với năng suất lúa. Kết quả điều tra về khả năng gây hại của cỏ lồng vực đối với lúa sạ ở tỉnh Phú Yên được thể hiện ở Bảng 3.21. cho thấy năng suất trung bình của lúa ở chân ruộng không xử lý thuốc trừ cỏ là 5,87 tấn/ha. Năng suất trung bình của lúa đối với ruộng có sử dụng thuốc trừ cỏ ở ½ nồng độ khuyến cáo là 6,6 tấn/ha. Năng suất trung bình của lúa đối với ruộng có sử dụng thuốc trừ cỏ ở nồng độ khuyến cáo là 7,1 tấn/ha. Năng suất trung bình của lúa đối với ruộng có sử dụng thuốc trừ cỏ ở 1,5 lần nồng độ khuyến cáo là 6,93 tấn/ha và năng suất trung bình của lúa đối với ruộng có sử dụng thuốc trừ cỏ ở 2 lần nồng độ khuyến cáo là 6,9 tấn/ha. Từ đó có thể thấy năng suất lúa giảm ở ruộng để cỏ mọc tự nhiên là 14%, ở ruộng có xử lý thuốc trừ cỏ ½ nồng độ khuyến cáo là 4,0% và ruộng có xử lý thuốc trừ cỏ ở 1 lần hoặc 1,5 lần nồng độ khuyến cáo năng suất lúa giảm từ 0,03 đến 0,2%. Như vậy, ta có thể thấy mật độ cỏ dại (cỏ lồng vực nói riêng và các loại cỏ khác nói chung) mọc trở lại trên ruộng lúa càng nhiều thì làm giảm đến năng suất lúa càng cao.

Bảng 3.21. Ảnh hưởng mật độ cỏ dại đến năng suất lúa Chỉ tiêu Để cỏ mọc tự nhiên Xử lý thuốc ở ½ nồng độ khuyến cáo Xử lý thuốc ở 1 nồng độ khuyến cáo Xử lý thuốc ở 1,5 nồng độ khuyến cáo Xử lý thuốc ở 2 lần nồng độ khuyến cáo Mật độ cỏ lồng vực (cây/m2 ) 24,65b±0,5 8,0a±0,6 4,35a±0,2 0,65a±0,1 0,0a Mật độ cỏ dại khác (cây/m2 ) 24,0c±0,2 10,65bc±0,6 3,35ab±0,3 2,0ab±0,2 0,0a

Năng suất lúa (tấn/ha) 5,87a±1,8 6,60b±0,06 7,10b±0,2 6,93b±0,06 6,90b±0,1

Năng suất giảm (%)a

14,0 4,0 ±0,2 ±0,03

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Kết quả điều tra thực trạng công tác phòng trừ cỏ dại cho cây lúa tại địa bàn tỉnh Phú Yên cho thấy đặc điểm nông hộ sản xuất lúa ở Phú Yên. Nam giới chủ yếu tham gia vào lao động nông nghiệp, trình độ học vấn là THPT; quy mô sản xuất lúa nhỏ, chủ yếu là ruộng của gia đình. Phần lớn nông dân chưa áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác đúng theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Công tác trừ cỏ chủ yếu sử dụng biện pháp trừ cỏ bằng thuốc hóa học 02 lần/vụ. Sử dụng thuốc trừ cỏ chủ yếu sử dụng hoạt chất pretilachlor với thời gian trên 20 năm nhưng sử dụng chưa hoàn toàn đúng kỹ thuật đã góp phần làm cho cỏ mọc trở lại sau khi phun thuốc.

Thành phần cỏ dại trên đồng ruộng gồm 16 loài thuộc 9 họ các loài cỏ phổ biến nhất cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chác, cỏ bợ ở giai đoạn trước khi thu hoạch; giai đoạn trước khi làm đất xuất hiện chủ yếu các loài cỏ như: Cỏ chát, cỏ cháo, cỏ chỉ, cỏ bợ, cỏ lữ đằng, rau dừa nước, rau mác bao,...việc phòng trừ cỏ dại bằng biện pháp hóa học khó có thể trừ hết các loại cỏ với diện tích lớn.

Qua nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng cho thấy các quần thể cỏ dại ở tỉnh Phú Yên được xác định chưa thật sự kháng hoàn toàn với thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor. Cụ thể: Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm sau 5 ngày xử lý thuốc trừ cỏ pretilachlor quần thể cỏ lồng vực ở Bình Ngọc có tỷ lệ hạt cỏ nảy mầm cao nhất 15,0%, Hòa Đồng là 12,5%, Hòa Hiệp Nam là 7,5%,... và thời gian tỷ lệ sống của các quần thể hạt cỏ lồng vực cao nhất sau xử lý thuốc là quần thể cỏ Bình Ngọc 11 ngày; tiếp đến Hòa Hiệp Nam, Hòa Bình, Bình Kiến,...là 8 ngày. Kết quả nghiên cứu ngoài đồng ruộng cho thấy hiệu lực phòng trừ của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực giảm theo nồng độ, liều lượng sử dụng, nếu phun ở nồng độ ½ lần khuyến cáo thì sau 14 ngày phun hiệu lực thuốc chỉ đạt 98,0%; nếu phun ở nồng độ khuyến cáo thì hiệu lực thuốc sau 14 ngày phun chỉ đạt 98,7% và nếu phun thuốc ở 1,5 lần nồng độ khuyến cáo thì hiệu lực thuốc sau 14 ngày phun chỉ đạt 99,8%.

Đề nghị

Cần tiếp tục nghiên cứu sự ảnh hưởng của cỏ dại mọc lại đến năng suất cây lúa, về quy mô, về diện tích và địa điểm. Nghiên cứu khả năng phòng trừ thích hợp làm giảm chi phí phòng trừ cỏ lồng vực nói riêng và cỏ dại nói chung, kéo dài thời gian kháng thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor. Khuyến cáo người dân phun thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đúng nồng độ, liều lượng, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, đồng thời luân phiên sử dụng các loại thuốc trừ cỏ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

[1] Chu Thị Thơm (2006), Kỹ thuật phòng trừ cỏ dại, Nhà xuất bản lao động.

[2] Dương Văn Chín và Hoàng Anh Cung (2000), Cỏ dại phổ biến tại Việt Nam.

[3] Đào Trọng Tuấn (2005), Cỏ dại và sinh thái học cỏ dại. Cục Bảo vệ thực vật.

[4] Hà Thị Hiến (2001), Cỏ dại và biện pháp phòng trừ, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

[5] Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Thị Tân (1999), Phương pháp điều tra, đánh giá

sâu, bệnh, cỏ dại hại lúa. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập 2. Nhà

xuất bản Nông nghiệp, tr. 44-49.

[6] Nguyễn Hồng Sơn (2000), Một số nghiên cứu về cỏ dại trên ruộng lúa cấy và

biện pháp phòng trừ ở đồng bằng sông Hồng. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học

Nông nghiệp 1 Hà Nội.

[7] Nguyễn Hữu Hoài (2001), Nghiên cứu cỏ dại trên ruộng lúa gieo thẳng ở

Quảng Bình và một số biện pháp phòng trừ, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội.

[8] Nguyễn Hữu Trúc (2012), Giáo trình cỏ dại (Giáo trình điện tử). Trường Đại

học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh.

[9] Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng (1999), Cỏ dại trong ruộng lúa và

biện pháp phòng trừ.

[10] Nguyễn Mạnh Chinh, Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Mai Thành Phụng,

Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản

Nông Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.

[11] Nguyễn Ngọc Đệ (2008), Giáo trình cây lúa. Trường Đại Học Cần Thơ.

[12] Nguyễn Thị Tân và Nguyễn Hồng Sơn (1997), Phương pháp điều tra thu thập

và làm mẫu cỏ dại. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập 1, Nhà Xuất

bản Nông nghiệp, tr 90-99.

[13] Nguyễn Trường Thành, Phạm Hữu Lý, Nguyễn Quốc Tuấn. Thuốc bảo vệ thực

vật tồn đọng và nghiên cứu vấn đề tiêu hủy chúng ở nước ta. Trái Đất Xanh,

Hội Khoa Học Bảo vệ thực vật Việt Nam, (số 45-4/2012). Tr. 15-25.

[14] Nguyễn Vĩnh Trường (2014), Bài giảng cỏ dại, Trường Đại học Nông Lâm

Huế.

[15] Phùng Đăng Chinh, Dương Hữu Tuyền, Lê Trường (1978), Cỏ dại và biện pháp

[16] Trần Quang Hùng (1999), Thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr. 289-290.

[17] Võ Mai, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Quý Hùng, Hồ Văn Chiến (1997), Sử

dụng phương tiện thông tin đại chúng chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật bảo

vệ thực vât đến nông dân, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr.49-51.

[18] VIETRADE (2016). Thị trường lúa gạo thế giới năm 2016 và dự báo năm

2017. Cục xúc tiến thương mại.

[19] VIETRADE (2016). Sản lượng và năng suất gạo nước ta 3 tháng đầu năm 2016

và dự báo niên vụ 2016/17. Cục xúc tiến thương mại.

Tài liệu Tiếng Anh

[20] A. Hager, A. Andh C. Sparague. (2000), Departmentn of Corp Sciences: Weed

risistance to herbicides, Department of Crop Sciences, Illinois Agriculture Pest

Management Handbook, pp. 316-321.

[21] Ampong-Nyarko K, De Datta SK. (1994), A handbook of weed control in rice.

International Rice Research Institute: Manila, Philippines.

[22] Anderson WP. (1983) ‘Weed science: principles.’ (West Publishing: New York, USA)

[23] Dilday RH, Yan WG, Moldenhauer KAK, Gravois KA. (1998) Allelopathic activity in rice for controllinh major aquatic weeds. In ‘Allelopathy in rice’. (Ed. M Olosdotter) pp.7-26. (International Rice Research Instiute: Manila, Philippines)

Tài liệu webside

[24] https://en.wikipedia.org/wiki/Echinochloa_crus-galli

[25] https://sites.google.com/site/thanhancantho/4-nong-thon-thanh-an-1/nhung-

PHỤ LỤC

I. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

1. Hình ảnh phỏng vấn, điều tra nông hộ

Hình 1. Điều tra nông hộ Hình 2. Điều tra cán bộ quản lý HTX NN, BVTV

Hình 3. Phiếu điều tra nông hộ

2. Thu mẫu hạt cỏ lồng vực tại Phú Yên

Hình 5. Hình 6.

Hình 7. Hình 8.

3. Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ tại Trường Đại học Nông Lâm Huế

Hình 11. Cát xấy khô trước khi gieo cỏ lồng vực Hình 12. Quan sát tỷ lệ nảy mầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình phòng trừ cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực ở tỉnh phú yên (Trang 83 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)