Mục tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai f1(pietrain x meishan) và f1(duroc x meishan) ở thừa thiên huế (Trang 44)

Đề tài thực hiện nhằm mục đích: Đánh giá khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt của hai tổ hợp lợn lai Duroc x Meishan và Pietrain x Meishan, trên cơ sở đó xác định tổ hợp lai phù hợp và có hiệu quả trong chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên đàn lợn lai F1(Duroc x Meishan) và F1(Pietrain x Meishan) trong giai đoạn nuôi thịt từ 60 ngày tuổi đến 165 ngày tuổi.

2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài được tiến hành tại Viện Công nghệ sinh học- Đại Học Huế, Phú Thượng - Phú Vang - Thừa Thiên Huế.

- Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 12/2013 đến tháng cuối tháng 8/2014.

2.4. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá khả năng sinh trưởng của tổ hợp lợn lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan).

- Đánh giá phẩm chất thịt xẻ của tổ hợp lợn lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan).

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Bố trí thí nghiệm

Để đánh giá khả năng sinh trưởng và sức sản suất thịt của lợn lai F1( Pietrain x Meishan) và F1( Duroc x Meishan), chúng tôi sử dụng 28 con lợn (14 con bao gồm 7 đực, 7 cái/tổ hợp lai), theo kiểu thiết kế thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 tổ hợp lai, 14 lần lặp lại/tổ hợp lai.

Thức ăn cho lợn thí nghiệm là các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh Cargill có hàm lượng protein thô 18%, 16% và mật độ năng lượng trao đổi 3100 Kcal/kg và 3075 Kcal/kg. Nước uống cho lợn đảm bảo chất lượng, được cung cấp đầy đủ thông qua hệ thống cấp nước tự động và các núm uống lắp đặt trong các ô chuồng.

Lợn ở cả hai tổ hợp lai được nuôi cá thể, cho ăn tự do ngày 4 lần/ngày ( lúc 7 giờ 30; 10 giờ 30;14 giờ; 16 giờ 30).

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Giai đoạn thí nghiệm Điều kiện

Tổ hợp lai F1 (Pi x MS) F1 (Du x MS) Giai đoạn 15kg-30kg Nuôi cá thể n=14 n=14 Thức ăn

Thức ăn công nghiệp của công ty Cargill

(Mã số: 1032)

Thức ăn công nghiệp của công ty Cargill

(Mã số: 1032) Phương thức cho ăn Tự do Tự do 31kg xuất chuồng Nuôi cá thể n=14 n=14 Thức ăn

Thức ăn công nghiệp của công ty Cargill

(Mã số: 1102-S)

Thức ăn công nghiệp của công ty Cargill

(Mã số: 1102-S) Phương thức

cho ăn Tự do Tự do

Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp Cargill dành cho lợn thịt

từ 15kg - 30kg (Mã số cám: 1032).

Năng lượng trao đổi (min%) 3100 Kcal/1kgTA Protein thô (%) 18 Ca (min-max%) 0,5 - 1,8 P (min-max %) 0,4 - 1,2 Xơ thô (max%) 6 Độ ẩm (max%) 14 Methionine + Cystine tổng số (%) min 0,4 - 0,6 Lyzin tổng số (%) min 1

Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp Cargill dành cho lợn thịt từ 31kg - Xuất chuồng (Mã số cám: 1102-S).

Năng lượng trao đổi (min%) 3075 Kcal/1kgTA Protein thô (%) 16 Ca (min-max%) 0,5 - 1,8 P (min-max %) 0,4 - 1,2 Xơ thô (max%) 7 Độ ẩm (max%) 14 Methionine + Cystine tổng số (%) min 0,4 - 0,6 Lyzin tổng số (%) min 1

Lợn được phòng bệnh theo quy định hiện hành. Thời gian nuôi lợn thí nghiệm kéo dài 105 ngày ( từ 60 – 165 ngày tuổi)

2.5.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Trong thời gian thí nghiệm, thức ăn cung cấp cho lợn và thức ăn thừa được cân hàng ngày, khối lượng lợn được cân vào các thời điểm: ngay trước khi đưa vào thí nghiệm, định kỳ hàng tháng và kết thúc thí nghiệm để tính toán các chỉ tiêu: lượng thức ăn ăn vào hàng ngày (kg thức ăn/ngày), tốc độ tăng trọng tuyệt đối (g/ngày) và tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) bằng các phương pháp thường quy.

2.5.2.1. Các chỉ tiêu theo dõi về khả năng sinh trưởng của lợn

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn lai lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu sau:

Khối lượng lợn qua các tháng nuôi thí nghiệm (kg):

Là khối lượng cơ thể của lợn được xác định tại các thời điểm: bắt đầu thí nghiệm (60), 90, 120, 165 ngày nuôi. Lợn được cân từng cá thể bằng cân đồng hồ 100 kg, vào buổi sáng trước lúc cho ăn.

Tăng trọng (TT) trung bình của lợn qua các tháng nuôi (g/con/ngày)

Trên cơ sở ghi chép số liệu khối lượng lợn qua các tháng nuôi chúng tôi xác định tăng trọng trung bình của lợn.

+ Tăng trọng hàng ngày (g/ngày) trung bình qua từng tháng nuôi được tính theo công thức.

P tháng sau (kg) – P tháng trước (kg)

TT = x 1000

(g/con/ngày) 30 (ngày)

+ Tăng trọng hàng ngày (g/ngày) trung bình của cả toàn bộ thời gian nuôi thí nghiệm được tính như sau:

P kết thúc TN (kg) – P ban đầu TN (kg)

TT = x 1000

(g/con/ngày) Thời gian nuôi TN (ngày)

Lượng ăn vào (LĂV) (kg/ngày/lợn)

Lượng thức ăn ăn vào được xác định bằng lượng thức ăn cho ăn trừ đi lượng thức ăn còn thừa.

Loại cân sử dụng để cân thức ăn là cân 15 kg có độ lệch 0.01 theo tiêu chuẩn đo lường Việt Nam. Lượng ăn vào được tính bằng lượng thức ăn mà một con lợn ăn vào trong một ngày (kg/con/ngày). Chúng tôi xác định khả năng ăn vào hàng ngày qua các tháng theo công thức:

+ Công thức tính lượng ăn vào trung bình hàng tháng như sau: Tổng lượng TĂ lợn ăn vào trong tháng

LĂV =

(kg/con/ngày) 30 (ngày)

+ Công thức tính lượng ăn vào trung bình trong suốt thời gian nuôi thí nghiệm là:

Tổng lượng TĂ lợn ăn vào trong suốt thời gian thí nghiệm LĂV =

Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng (TTTĂ)

Tiêu tốn thức ăn (kg TĂ/kg tăng trọng) là tổng lượng thức ăn ăn vào trên khối lượng thịt hơi thu được trong khoản thời gian nhất định. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn trong quá trình sinh trưởng.

Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng trung bình của từng tháng nuôi được tính theo công thức sau:

Tổng lượng thức ăn lợn ăn vào trong tháng (kg) TTTĂ =

Khối lượng thịt hơi tăng trọng trong tháng đó (kg)

Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng trung bình trong suốt thời gian thí nghiệm được tính theo công thức sau:

Tổng lượng thức ăn lợn ăn vào trong thời gian nuôi TN TTTĂ =

Khối lượng thịt hơi tăng trọng trong thời gian nuôi TN

2.5.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi về phẩm chất thịt xẻ

Kết thúc thí nghiệm, 6 lợn thịt có khối lượng trong khoản 80- 90 kg/con từ mỗi tổ hợp lai được giết thịt để đánh giá năng suất cho thịt. Các chỉ tiêu: tỷ lệ móc hàm (%), tỷ lệ thịt xẻ (%), tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ (%), độ dày mỡ lưng ở vị trí P2 (cm), dài thân thịt (cm), diện tích mắt thịt ở vị trí xương sườn 10 - 11 được đánh giá theo TCVN 3899-84 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003)

Tỷ lệ móc hàm

Tỷ lệ móc hàm (%): Là tỷ lệ giữa khối lượng thịt móc hàm so với khối lượng sống trước khi giết mổ. Tỷ lệ móc hàm được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ móc hàm được tính theo công thức

Khối lượng móc hàm (kg)

Tỷ lệ móc hàm (%) = x 100

Khối lượng giết thịt (kg) Trong đó:

Khối lượng móc hàm (kg): là khối lượng của lợn sau khi chọc tiết, cạo lông, bỏ nội tạng (trừ 2 lá mỡ).

Khối lượng giết thịt (kg): là khối lượng của lợn sau khi bỏ đói 24 giờ và cho uống nước đầy đủ.

Tỷ lệ thịt xẻ

Tỷ lệ thịt xẻ (%) là tỷ lệ giữa khối lượng thân thịt xẻ so với khối lượng giết thịt của lợn. Tỷ lệ thịt xẻ được xác định bởi công thức sau:

Khối lượng thịt xẻ (kg)

Tỷ lệ thịt xẻ (%) = x 100

Khối lượng giết thịt (kg)

Trong đó: Khối lượng thịt xẻ (kg): là khối lượng thịt móc hàm sau khi cắt bỏ đầu, 4 chân ( từ móng đến khoeo), đuôi, bóc bỏ 2 lá mỡ.

Độ dày mỡ lưng ở vị trí P2(cm): Vị trí P2 được xác định tại điểm gốc giữa xương sườn cuối cùng vuông góc với cột sống và cách sống lưng 6,5cm về phía bên và được xác định bằng thước kẹp.

Diện tích mắt thịt ở vị trí xương sườn số 10-11(cm2): đo tại vị trí giữa xương sườn số 10 và 11, được tính bằng đơn vị cm2 , tiến hành bằng cách: cắt đường vuông góc với trục lưng và cơ thăn tại điểm giữa xương sườn 10 và 11 để có một mặt cắt vuông góc với cơ thăn. Dùng tấm nhựa mica (để nhìn xuyên qua mặt giấy) ép lên mặt cơ thăn, dùng bút xạ đánh dấu phần tiết diện cơ thăn lên mật tấm nhựa mica, sau đó sao chép tiết diện cơ thăn lên giấy Scan có khối lượng 40g/m2.

Gọi diện tích cơ thăn là A

B là phần còn lại sau khi đã cắt phần rìa trên giấy scan Tính diện tích cơ thăn theo công thức sau:

B x 10.000

A (cm2) =

40

Tỷ lệ nạc: Là tỷ lệ giữa khối lượng nạc trong thân thịt so với khối lượng thịt xẻ. Tỷ lệ nạc được tính theo công thức;

Khối lượng nạc (kg)

Tỷ lệ nạc (%) = x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

Khối lượng nạc trong thân thịt được xác định theo phương pháp của National Pork Produce Council - NNCP (2002) theo công thức sau: Khối lượng

nạc trong thân thịt xẻ (lb, pound) = 8,588 + (0,465 x khối lượng thân thịt nóng, lb) – (21,896 x dày mỡ lưng tại vị trí xương sườn 10, inch) + (3,005 x diện tích cơ thăn ở vị trí xương sườn 10, inch2

).

2.6. Phân tích thống kê

Số liệu thu thập được được xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) qua mô hình GLM trên phần mềm Mimitab version 16.0. Các kết quả được trình bày là giá trị trung bình và sai số của giá trị trung bình. Các giá trị trung bình được cho là khác nhau khi P<0.05.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khả năng sinh trưởng của lợn F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) qua các tháng nuôi (kg)

3.1.1. Khả năng sinh trưởng của lợn F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x

Meishan) qua các tháng nuôi (kg)

Các chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng bao gồm: tăng trọng ngày đêm, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, lượng ăn vào và khối lượng đạt được lúc giết thịt.

Kết quả về khối lượng của lợn thí nghiệm qua các tháng nuôi được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Khối lượng của lợn F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan)

qua các tháng nuôi Chỉ tiêu Đơn vị tính F1(Pietrain x Meishan) (n=14) F1(Duroc x Meishan) (n=14) P

Khối lượng khởi đầu

(60 ngày tuổi) kg 17,10 ± 0,38 17,26 ± 0,38 0,76

Khối lượng sau tháng nuôi

thứ 1 (90 ngày tuổi) kg 34,35 ± 1,02 35,47 ± 1,21 0,48

Khối lượng sau tháng nuôi

thứ 2 (120 ngày tuổi) kg 53,97 ± 1,21 53,20 ± 1,30 0,71

Khối lượng sau tháng nuôi

thứ 3 (150 ngày tuổi) kg 72,30 ± 1,58 70,93 ± 1,59 0,55

Khối lượng kết thúc

(165 ngày tuổi) kg 80,89 ± 1,72 80,37 ± 1,69 0,83

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy khối lượng của lợn bắt đầu vào thí nghiệm lúc 60 ngày tuổi ở 2 tổ hợp lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) là tương đương nhau (17 kg/con) và không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05). Khối lượng của lợn tăng dần sau thời gian 30, 60, 90 và 105 ngày nuôi thứ tự là

34,35 và 35,47 kg, 53,97 và 53,20 kg, 72,30 và 70,93 kg, 80,89 và 80,73 kg/con, và tuân theo qui luật sinh trưởng chung của gia súc. Không có sự khác biệt về khối lượng lợn qua các tháng nuôi giữa 2 tổ hợp lai (P>0,05).

Theo nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010), trên tổ hợp nái lai F1 (Yorkshire x Móng Cái) phối với đực Duroc, Landrace và (Landrace x Yorkshire) khối lượng ở 60 ngày tuổi đạt tương ứng là: 16,50; 15,96 và 16,12kg và khối lượng lúc giết thịt ở 151 ngày tuổi đạt tương ứng là: 77,32; 76,12 và 73,01kg thì kết quả về khối lượng lợn của hai tổ hợp lai của chúng tôi có phần cao hơn.

3.1.2. Tăng trọng của lợn F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) qua

các tháng nuôi (kg)

Tăng trọng trong thời gian nuôi thí nghiệm đánh giá cường độ sinh trưởng tuyệt đối của gia súc trong thời gian nuôi, chỉ tiêu này có tương quan nghịch với tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, do vậy gia súc có mức tăng trọng nhanh thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng giảm và ngược lại, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, trong chăn nuôi lợn, việc xác định tại thời điểm nào, tăng trọng bình quân vào giá trị nào thì tiến hành xuất chuồng là rất quan trọng.

Kết quả nghiên cứu về khả năng tăng khối lượng của lợn F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) qua các tháng nuôi được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tăng khối lượng của lợn F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x

Meishan) qua các tháng nuôi (g/ngày)

Chỉ tiêu Đơn vị tính F1(Pietrain x Meishan) (n=14) F1(Duroc x Meishan) (n=14) P

Tốc độ sinh trưởng tuyệt

đối trong tháng nuôi thứ 1 g/ngày 575,00 ± 24,40 606,70 ± 34,50 0,46 Tốc độ sinh trưởng tuyệt

đối trong tháng nuôi thứ 2 g/ngày 653,90 ± 17,90 591,10 ± 23,10 0, 04 Tốc độ sinh trưởng tuyệt

đối trong tháng nuôi thứ 3 g/ngày 611,10 ± 25,50 591,10 ± 20,20 0,54 Tốc độ sinh trưởng tuyệt

đối trong tháng nuôi thứ 4 g/ngày 572,60 ± 27,00 628,90 ± 24,50 0,14 Tốc độ sinh trưởng tuyệt

Qua bảng 3.2 cho ta thấy: tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở tổ hợp lai F1(Pietrain x Meishan) ở tháng nuôi thứ 2 cao hơn so với tổ hợp F1(Duroc x Meishan) (P<0,05). Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình trong thời gian thí nghiệm giữa 2 tổ hợp lai là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê lai (P>0,05), ở tổ hợp lai F1(Pietrain x Meishan) là 607,50 g/ngày và ở F1(Duroc x Meishan) là 601,00 g/ngày. Kết quả về tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trong nghiên cứu này của lợn lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) thấp hơn kết quả trong báo cáo của Kyu-Sang Lim và cs, (2009) trên lợn lai F1(Yorkshire x Meishan) là 698,80 g/ngày và F1(Duroc x Meishan) là 717,30 g/ngày với tuổi giết thịt là 160-161 ngày tuổi và chế độ nuôi tương tương với thí nghiệm của chúng tôi. Các kết quả về tốc độ sinh trưởng của 2 tổ hợp lai trong nghiên cứu của chúng tôi (601,00 g và 607,50 g/ngày) cao hơn đáng kể so với tốc độ sinh trưởng trung bình của lợn lai F1(Pietrain x Móng Cái), lợn lai F1(Landrace x Móng Cái) hoặc F1(Yorkshire x Móng Cái) lần lượt là 519,89 g/ngày, 509,59 g/ngày và 510,56 g/ngày (Nguyễn Văn Đức, 2010) và tương đương với kết quả trên lợn Yorkshire thuần nuôi thịt ở miền Trung (Phùng Thăng Long và Trần Văn Hạnh, 2005). Kết quả về tăng trọng này là cao hơn (610,94 g so với 480 - 540 g) so với lợn lai F1(Móng Cái x Yorkshire) hoặc F1(Móng Cái x Landrace) (Nguyễn Thiện, 2002; Trần Thị Minh Hoàng và cs, 2003).

Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng vũ Bình (2006b), cho biết, với khối lượng bắt đầu nuôi thịt của con lai (Landrace x Yorkshire) và (Pietrain x Yorkshire) lần lượt là 17,66 và 17,94 g/con có mức tăng trọng nuôi ở tháng thứ nhất là 512 và 521 g/con/ngày, tăng trọng ở tháng nuôi thứ hai là 615 và 612 g/con/ngày, mức tăng trọng ở tháng thứ ba là 653 và 669 g/con/ngày, tăng trọng tháng thứ tư đạt 653 và 694 g/con/ngày, và sau 4 tháng nuôi, mức tăng trọng trung bình của hai tổ hợp lai trên đạt mức 609 và 621 g/con/ngày là tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Kết quả điều tra về hiện trạng chăn nuôi lợn của Đặng Đình Trung và cs (2007), ở các tỉnh phía Bắc cho thấy lợn lai thương phẩm ngoại x nội có tốc độ tăng trọng trung bình 568 g/con/ngày so với kết quả này thì kết quả của chúng tôi thu được là cao hơn.

Điều này cho thấy lợn lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) sinh trưởng nhanh khi nuôi thịt theo phương thức công nghiệp và có thể bổ sung giống lợn Meishan vào sản xuất ở miền Trung để phục vụ lai tạo cải thiện tốc độ sinh trưởng của đàn lợn nuôi thịt.

3.1.3. Lượng thức ăn ăn vào của lợn F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) qua các tháng nuôi

Lượng ăn vào hằng ngày phản ánh giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sức khỏe, giới tính và chất lượng thức ăn của lợn thịt. Trong giai đoạn nuôi thịt, lượng ăn vào hằng ngày tăng tuyến tính cùng với sự tăng lên về tuổi và khối lượng cơ thể. Tuy nhiên, lượng ăn vào cũng nằm trong khoảng giới hạn nhất định bởi sự giới hạn về thể tích của cơ quan tiêu hóa.

Kết quả lượng thức ăn ăn vào trung bình/ngày của lợn thuộc tổ hợp lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) qua từng tháng nuôi được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Lượng thức ăn ăn vào hằng ngày của lợn lai thương phẩm

F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan)

Chỉ tiêu Đơn vị tính F1(Pietrain x Meishan) (n=14) F1(Duroc x Meishan) (n=14) P

Lượng thức ăn ăn vào

trong tháng nuôi thứ 1 kg/con/ngày 1,07 ± 0,03 1,19 ± 0,05 0,04

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai f1(pietrain x meishan) và f1(duroc x meishan) ở thừa thiên huế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)