Phân tích thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai f1(pietrain x meishan) và f1(duroc x meishan) ở thừa thiên huế (Trang 50)

Số liệu thu thập được được xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) qua mô hình GLM trên phần mềm Mimitab version 16.0. Các kết quả được trình bày là giá trị trung bình và sai số của giá trị trung bình. Các giá trị trung bình được cho là khác nhau khi P<0.05.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khả năng sinh trưởng của lợn F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) qua các tháng nuôi (kg)

3.1.1. Khả năng sinh trưởng của lợn F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x

Meishan) qua các tháng nuôi (kg)

Các chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng bao gồm: tăng trọng ngày đêm, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, lượng ăn vào và khối lượng đạt được lúc giết thịt.

Kết quả về khối lượng của lợn thí nghiệm qua các tháng nuôi được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Khối lượng của lợn F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan)

qua các tháng nuôi Chỉ tiêu Đơn vị tính F1(Pietrain x Meishan) (n=14) F1(Duroc x Meishan) (n=14) P

Khối lượng khởi đầu

(60 ngày tuổi) kg 17,10 ± 0,38 17,26 ± 0,38 0,76

Khối lượng sau tháng nuôi

thứ 1 (90 ngày tuổi) kg 34,35 ± 1,02 35,47 ± 1,21 0,48

Khối lượng sau tháng nuôi

thứ 2 (120 ngày tuổi) kg 53,97 ± 1,21 53,20 ± 1,30 0,71

Khối lượng sau tháng nuôi

thứ 3 (150 ngày tuổi) kg 72,30 ± 1,58 70,93 ± 1,59 0,55

Khối lượng kết thúc

(165 ngày tuổi) kg 80,89 ± 1,72 80,37 ± 1,69 0,83

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy khối lượng của lợn bắt đầu vào thí nghiệm lúc 60 ngày tuổi ở 2 tổ hợp lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) là tương đương nhau (17 kg/con) và không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05). Khối lượng của lợn tăng dần sau thời gian 30, 60, 90 và 105 ngày nuôi thứ tự là

34,35 và 35,47 kg, 53,97 và 53,20 kg, 72,30 và 70,93 kg, 80,89 và 80,73 kg/con, và tuân theo qui luật sinh trưởng chung của gia súc. Không có sự khác biệt về khối lượng lợn qua các tháng nuôi giữa 2 tổ hợp lai (P>0,05).

Theo nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010), trên tổ hợp nái lai F1 (Yorkshire x Móng Cái) phối với đực Duroc, Landrace và (Landrace x Yorkshire) khối lượng ở 60 ngày tuổi đạt tương ứng là: 16,50; 15,96 và 16,12kg và khối lượng lúc giết thịt ở 151 ngày tuổi đạt tương ứng là: 77,32; 76,12 và 73,01kg thì kết quả về khối lượng lợn của hai tổ hợp lai của chúng tôi có phần cao hơn.

3.1.2. Tăng trọng của lợn F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) qua

các tháng nuôi (kg)

Tăng trọng trong thời gian nuôi thí nghiệm đánh giá cường độ sinh trưởng tuyệt đối của gia súc trong thời gian nuôi, chỉ tiêu này có tương quan nghịch với tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, do vậy gia súc có mức tăng trọng nhanh thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng giảm và ngược lại, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, trong chăn nuôi lợn, việc xác định tại thời điểm nào, tăng trọng bình quân vào giá trị nào thì tiến hành xuất chuồng là rất quan trọng.

Kết quả nghiên cứu về khả năng tăng khối lượng của lợn F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) qua các tháng nuôi được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tăng khối lượng của lợn F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x

Meishan) qua các tháng nuôi (g/ngày)

Chỉ tiêu Đơn vị tính F1(Pietrain x Meishan) (n=14) F1(Duroc x Meishan) (n=14) P

Tốc độ sinh trưởng tuyệt

đối trong tháng nuôi thứ 1 g/ngày 575,00 ± 24,40 606,70 ± 34,50 0,46 Tốc độ sinh trưởng tuyệt

đối trong tháng nuôi thứ 2 g/ngày 653,90 ± 17,90 591,10 ± 23,10 0, 04 Tốc độ sinh trưởng tuyệt

đối trong tháng nuôi thứ 3 g/ngày 611,10 ± 25,50 591,10 ± 20,20 0,54 Tốc độ sinh trưởng tuyệt

đối trong tháng nuôi thứ 4 g/ngày 572,60 ± 27,00 628,90 ± 24,50 0,14 Tốc độ sinh trưởng tuyệt

Qua bảng 3.2 cho ta thấy: tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở tổ hợp lai F1(Pietrain x Meishan) ở tháng nuôi thứ 2 cao hơn so với tổ hợp F1(Duroc x Meishan) (P<0,05). Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình trong thời gian thí nghiệm giữa 2 tổ hợp lai là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê lai (P>0,05), ở tổ hợp lai F1(Pietrain x Meishan) là 607,50 g/ngày và ở F1(Duroc x Meishan) là 601,00 g/ngày. Kết quả về tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trong nghiên cứu này của lợn lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) thấp hơn kết quả trong báo cáo của Kyu-Sang Lim và cs, (2009) trên lợn lai F1(Yorkshire x Meishan) là 698,80 g/ngày và F1(Duroc x Meishan) là 717,30 g/ngày với tuổi giết thịt là 160-161 ngày tuổi và chế độ nuôi tương tương với thí nghiệm của chúng tôi. Các kết quả về tốc độ sinh trưởng của 2 tổ hợp lai trong nghiên cứu của chúng tôi (601,00 g và 607,50 g/ngày) cao hơn đáng kể so với tốc độ sinh trưởng trung bình của lợn lai F1(Pietrain x Móng Cái), lợn lai F1(Landrace x Móng Cái) hoặc F1(Yorkshire x Móng Cái) lần lượt là 519,89 g/ngày, 509,59 g/ngày và 510,56 g/ngày (Nguyễn Văn Đức, 2010) và tương đương với kết quả trên lợn Yorkshire thuần nuôi thịt ở miền Trung (Phùng Thăng Long và Trần Văn Hạnh, 2005). Kết quả về tăng trọng này là cao hơn (610,94 g so với 480 - 540 g) so với lợn lai F1(Móng Cái x Yorkshire) hoặc F1(Móng Cái x Landrace) (Nguyễn Thiện, 2002; Trần Thị Minh Hoàng và cs, 2003).

Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng vũ Bình (2006b), cho biết, với khối lượng bắt đầu nuôi thịt của con lai (Landrace x Yorkshire) và (Pietrain x Yorkshire) lần lượt là 17,66 và 17,94 g/con có mức tăng trọng nuôi ở tháng thứ nhất là 512 và 521 g/con/ngày, tăng trọng ở tháng nuôi thứ hai là 615 và 612 g/con/ngày, mức tăng trọng ở tháng thứ ba là 653 và 669 g/con/ngày, tăng trọng tháng thứ tư đạt 653 và 694 g/con/ngày, và sau 4 tháng nuôi, mức tăng trọng trung bình của hai tổ hợp lai trên đạt mức 609 và 621 g/con/ngày là tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Kết quả điều tra về hiện trạng chăn nuôi lợn của Đặng Đình Trung và cs (2007), ở các tỉnh phía Bắc cho thấy lợn lai thương phẩm ngoại x nội có tốc độ tăng trọng trung bình 568 g/con/ngày so với kết quả này thì kết quả của chúng tôi thu được là cao hơn.

Điều này cho thấy lợn lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) sinh trưởng nhanh khi nuôi thịt theo phương thức công nghiệp và có thể bổ sung giống lợn Meishan vào sản xuất ở miền Trung để phục vụ lai tạo cải thiện tốc độ sinh trưởng của đàn lợn nuôi thịt.

3.1.3. Lượng thức ăn ăn vào của lợn F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) qua các tháng nuôi

Lượng ăn vào hằng ngày phản ánh giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sức khỏe, giới tính và chất lượng thức ăn của lợn thịt. Trong giai đoạn nuôi thịt, lượng ăn vào hằng ngày tăng tuyến tính cùng với sự tăng lên về tuổi và khối lượng cơ thể. Tuy nhiên, lượng ăn vào cũng nằm trong khoảng giới hạn nhất định bởi sự giới hạn về thể tích của cơ quan tiêu hóa.

Kết quả lượng thức ăn ăn vào trung bình/ngày của lợn thuộc tổ hợp lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) qua từng tháng nuôi được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Lượng thức ăn ăn vào hằng ngày của lợn lai thương phẩm

F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan)

Chỉ tiêu Đơn vị tính F1(Pietrain x Meishan) (n=14) F1(Duroc x Meishan) (n=14) P

Lượng thức ăn ăn vào

trong tháng nuôi thứ 1 kg/con/ngày 1,07 ± 0,03 1,19 ± 0,05 0,04

Lượng thức ăn ăn vào

trong tháng nuôi thứ 2 kg/con/ngày 1,67 ± 0,05 1,44 ± 0,05 0,003

Lượng thức ăn ăn vào trong tháng nuôi thứ 3

kg/con/ngày

1,76 ± 0,06 1,77 ± 0,05 0,91

Lượng thức ăn ăn vào

trong tháng nuôi thứ 4 kg/con/ngày 1,75 ± 0,09 1,90 ± 0,07 0,18

Lượng thức ăn ăn vào

trung bình kg/con/ngày 1,56 ± 0,03 1,58 ± 0,03 0,76

Qua bảng 3.3 ta thấy, lượng ăn vào hằng ngày của lợn thuộc tổ hợp lai (Pietrain x Meishan) qua các tháng nuôi và trung bình toàn giai đoạn nuôi lần lượt là 1,07; 1,67; 1,76; 1,75và 1,56 kgTĂ/con/ngày. Trong khi đó, lượng ăn vào của lợn ở tổ hợp lai (Duroc x Meishan) tương ứng với các giai đoạn trên là 1,19; 1,44; 1,77; 1,90 và 1,58 kgTĂ/con/ngày. Không có sự sai khác về lượng thức ăn

vào của lợn giữa hai tổ hợp lai khả năng ăn vào của lợn lai (Duroc x Meishan) luôn có khuynh hướng cao hơn so với tổ hợp lai (Pietrain x Meishan).

Lượng thức ăn ăn vào hằng ngày của lợn lai (Pietrain x Meishan), (Duroc x Meishan) trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các các nhóm lợn lai ngoại x ngoại trong một số nghiên cứu khác, chứng tỏ đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có khả năng thu nhận thức ăn tốt.

Theo Lê Thanh Hải và cs (2009), lợn lai thương phẩm 3 máu Duroc x (Landrace x Yorkshire/ Yorkshire x Landrace), lợn lai thương phẩm 4 máu C22 x (Pietrain x Yorkshire), lợn lai thương phẩm CA x (Pietrain x Yorkshire) có lượng ăn vào trung bình con/ngày lần lượt là: 2,04, 2,04, và 2,01 kg.

Trong khi đó, Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009), cho biết, khả năng thu nhận thức ăn trung bình/con/ngày của con lai thương phẩm 3 máu (Duroc x Landrace) x (Landrace x Yorkshire) nuôi từ 75 đến 164 ngày tuổi là 1,95kg.

Cũng theo Lê Đình Phùng và cs (2011), khả năng ăn vào của lợn lai thương phẩm 3 máu Duroc x (Yorkshire x Landrace) và Duroc x (Landrace x Pietrain), lai thương phẩm 3 máu Duroc x (Yorkshire x Landrace) và Duroc x (Landrace x Pietrain) lần lượt là 2,09 và 2,06 kg.

Theo Phùng Thăng Long (2004), với hàm lượng protein khác nhau: từ 18- 16%, 16-14%, 14-12% thì khả năng ăn vào tương ứng là: 2,20; 2,05; 2,04. Cũng theo nghiên cứu khác của Phùng Thăng Long và Trần Văn Hạnh (2005), lợn lai ¾ máu ngoại Pietrain x (Yorkshire x Móng cái), Yorkshire x (Pietrain x Móng cái) và Landrace x (Pietrain x Móng Cái) khả năng ăn vào tương ứng lần lượt là: 2,19; 2,25 và 1,83 kg.

Ngoài khả năng thu nhận thức ăn khác nhau giữa các giống, cá thể thì sự khác nhau về lượng thức ăn ăn vào đã được công bố ở nhiều tài liệu cũng có thể do sự khác nhau về độ tuổi và khối lượng của các đối tượng nghiên cứu.

3.1.4. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng của lợn F1(Pietrain x Meishan) và

F1(Duroc x Meishan) qua các tháng nuôi

Trong chăn nuôi lợn, có những thời điểm chi phí thức ăn chiếm tới 70 - 75% giá thành sản phẩm.

Vì vậy, mức tiêu tốn thức ăn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trong chăn nuôi, nhất là trong chăn nuôi lợn thịt. Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc rất lớn vào giống, giống nội tiêu tốn thức ăn cao hơn giống lợn ngoại. Tiêu tốn thức ăn cũng

phụ thuộc vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn, nếu thức ăn tốt, cân đối thì tiêu tốn thức ăn thấp.

Thường thì thức ăn cho giai đoạn lợn nhỏ thì protein cao hơn, năng lượng cũng cao hơn, bổ sung nhiều nguyên tố đa vi lượng hơn nhiều so với lợn lớn. Thực tế cùng một loại thức ăn nhưng nếu lợn càng nhỏ thì tiêu tốn thức ăn thấp, nguyên nhân là khả năng hấp thụ dinh dưỡng để tạo thành các mô của lợn ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau.

Kết quả nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn của lợn lợn lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) qua các tháng nuôi được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tiêu tốn thức ăn của lợn lai lai F1(Pietrain x Meishan) và

F1(Duroc x Meishan) qua các tháng nuôi

Chỉ tiêu Đơn vị tính F1(Pietrain x Meishan) (n=14) F1(Duroc x Meishan) (n=14) P

Tiêu tốn thức ăn trong tháng nuôi thứ 1

kg thức ăn/ kg

tăng khối lượng 1,90 ± 0,06 2,00 ± 0,05 0,16

Tiêu tốn thức ăn trong tháng nuôi thứ 2

kg thức ăn/ kg

tăng khối lượng 2,56 ± 0,05 2,45 ± 0,05 0, 10

Tiêu tốn thức ăn trong tháng nuôi thứ 3

kg thức ăn/ kg

tăng khối lượng 2,90 ± 0,04 3,02 ± 0,07 0,13

Tiêu tốn thức ăn trong tháng nuôi thứ 4

kg thức ăn/ kg

tăng khối lượng 3,05 ± 0,02 3,02 ± 0,02 0,41

Tiêu tốn thức ăn trung bình toàn kỳ

kg thức ăn/kg

tăng khối lượng 2,60 ± 0,02 2,62 ± 0,03 0,57

Kết quả cho thấy, thời gian nuôi càng dài tiêu tốn thức ăn càng cao, phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của lợn thịt.

Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) của hai tổ hợp lợn lai F1 (Pietrain x Meishan) và F1 (Duroc x Meishan) cũng tăng dần qua các tháng nuôi và đạt trung bình là 2,60 kg thức ăn/kg tăng trọng ở lợn F1(Pietrain x Meishan) và 2,62 kg thức ăn/kg tăng trọng ở lợn lai F1(Duroc x Meishan) và không có sự khác biệt thống kê (P>0,05) về chỉ tiêu này giữa 2 tổ hợp lai.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi nghiên cứu thì cao hơn một số nghiên cứu gần đây của một số tác giả. Kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs (2005), công bố con lai Duroc x (Landrace x Yorkshire), Duroc x (Yorkshire x Landrace) có mức TTTĂ/kg tăng trọng là 2,40.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tiêu tốn thức ăn trên hai tổ hợp lai F1 (Pietrain x Meishan) và F1 (Duroc x Meishan) thấp hơn nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010), khi nuôi thịt từ 60 ngày tuổi, tổ hợp lợn lai Duroc x (Landrace x Yorkshire) tiêu tốn thức ăn là 2,72. Phùng Thị Vân và cs (2001), cho biết, con lai thương phẩm 3 máu Duroc x (Landrace x Yorkshire) có mức tiêu tốn thức ăn là 2,98 kgTĂ/kg tăng trọng, trong khi đó thông số này ở lợn lai thương phẩm 3 máu Duroc x (Yorkshire x Landrace) là 2,95 kgTĂ/kg tăng trọng.

Tiêu tốn thức ăn của lợn lai thương phẩm 2 máu, 3 máu, 4 máu nuôi tại trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp ở Quảng Bình theo Lê Thanh Hải và cs (2009), tương ứng là 2,84, 2,73, 2,64 kgTĂ/kg tăng trọng. Lợn lai thương phẩm 4 máu giữa lợn nái VCN22 và lợn lai (Pietrain x Yorkshire) có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn lợn lai thương phẩm 3 máu Duroc x (Landrace x Yorkshire / Yorkshire x Landrace) và cao hơn lợn lai thương phẩm 2 máu (Yorkshire x Landrace /Landrace x Yorkshire) đã cho thấy sự tổ hợp và ưu thế lai của lợn lai thương phẩm 4 máu tốt hơn lợn lai thương phẩm 3 máu và lợn lai thương phẩm 2 máu.

Theo Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010) khi cho lai giữa đực lai Pietrain x Duroc và nái thuần Landrace, Yorkshire, F1 (Landrace x Yorkshire) có tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn nuôi thịt từ 20kg - 92kg là 2,68 - 2,69 kgTĂ/kg tăng trọng.

Nghiên cứu của Phùng Thăng Long và cs (2010) trên lợn lai 3/4 máu ngoại Duroc x (Pietrain x Móng cái) và lợn lai 7/8 máu ngoại Duroc x (Pietrain x (Yorkshire x Móng cái)) nuôi trong điều kiện nuôi công nghiệp cho thấy, lợn lai 7/8 máu ngoại có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn lợn lai 3/4 máu ngoại với tiêu tốn thức ăn tương ứng là 2,56 và 2,63 kgTĂ/kg tăng trọng. Vũ Đình Tôn và cs (2008) cho biết lợn lai thương phẩm 3 máu Landrace x (Yorkshire x Móng cái) tiêu tốn 3 kgTĂ/kg tăng trọng. Trong khi đó các tổ hợp lai kinh tế đơn giản giữa lợn nái Móng Cái và đực ngoại thuần đều có mức tiêu tốn thức ăn cao trên 3 kgTĂ/kg tăng trọng (Phùng Thăng Long, 2004).

Kết quả về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trong nghiên cứu này thấp hơn đáng kể so với lợn lai F1(Pietrain x Móng Cái) là 3,32 kg (Phùng Thăng Long, 2003); 3,42 kg (Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2004).

Điều này cho thấy 2 tổ hợp lợn lai có 50% máu Meishan trong nghiên cứu này có khả năng chuyển hóa thức ăn cao.

3.2. Phẩm chất thịt xẻ của lợn lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan)

Kết quả nghiên cứu được thể hiện trên Bảng 3.5.

Bảng 3.5. Phẩm chất thịt xẻ của lợn lai

F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan)

Chỉ tiêu Đơn vị tính F1(Pietrain x Meishan) (n = 6) F1(Duroc x Meishan) (n = 6) P

Khối lượng giết thịt kg 86,33 ± 2,64 82,67 ± 3,00 0,38

Khối lượng móc hàm kg 66,32 ± 2,52 62,72 ± 2,59 0,34 Tỷ lệ móc hàm % 76,73 ± 0,67 75,08 ± 0,56 0,31

Khối lượng thịt xẻ kg 59,73 ± 2,47 56,50 ± 2,31 0,36

Tỷ lệ thịt xẻ % 69,08 ± 0,79 68,30 ± 0,58 0,44 Dài thân thịt cm 87,00 ± 0,62 85,67 ± 0,58 0,28

Dày mỡ lưng ở vị trí P2 cm 2,10 ± 0,12 2,16 ± 0,07 0,47 Diện tích mắt thịt ở vị

trí giữa xương sườn 10-11

cm2 39,02 ± 0,94 33,33 ± 1,56 0,01

Tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ % 51,76 ± 0,25 51,16 ± 0,41 0,24 Qua bảng 3.5 chúng ta có nhận xét: các chỉ tiêu tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, dài thân thịt, tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ ở tổ hợp lợn lai F1(Pietrain x Meishan) có xu hướng cao hơn ở tổ hợp lợn lai F1(Duroc x Meishan), tuy nhiên sự sai khác này chưa có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Về độ dày mỡ lưng ở vị trí P2 giữa 2 tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai f1(pietrain x meishan) và f1(duroc x meishan) ở thừa thiên huế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)