Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn tại yên thế, bắc giang (Trang 27)

Các thí nghiệm trong phòng và trong vườn ươm được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Nghiêm cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Các thí nghiệm hiện trường được tiến hành tại Yên Thế, Bắc Giang.

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Nghiên cứu điều tra hiện trạng bệnh cháy lá gây hại cây con và rừng trồng bạch đàn trồng bạch đàn

3.2.1.1. Nghiên cứu điều tra hiện trạng bệnh cháy lá gây hại cây bạch đàn ở

giai đoạn vườn ươm

3.2.1.2. Nghiên cứu điều tra hiện trạng bệnh cháy lá gây hại rừng trồng bạch

3.2.2. Đánh giá tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm đoạn vườn ươm

3.2.2.1. Gây bệnh nhân tạo và đánh giá tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn urô

3.2.2.2. Gây bệnh nhân tạo và đánh giá tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn lai

3.2.3. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các giống bạch đàn ở rừng trồng

3.2.3.1. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các giống bạch đàn urô ở rừng trồng

3.2.3.2. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các giống bạch đàn lai ở rừng trồng

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Nghiên cứu điều tra hiện trạng bệnh cháy lá gây hại cây con và rừng trồng bạch đàn trồng bạch đàn

3.3.1.1. Nghiên cứu điều tra hiện trạng bệnh cháy lá gây hại cây bạch đàn ở

giai đoạn vườn ươm

Lập các ô tiêu chuẩn 1m2 trên các vườn ươm cây con bạch đàn, Điều tra thu mẫu các cây bị bệnh. Để riêng các mẫu bệnh trong các túi đựng mẫu và ghi kỹ hiệu mẫu.

Thống kê tần xuất xuất hiện của từng triệu chứng bệnh.

Mỗi vườn lập 6 ô tiêu chuẩn, tiến hành điều tra tại 4 vườn ươm.

3.3.1.2. Nghiên cứu điều tra hiện trạng bệnh cháy lá gây hại rừng trồng bạch đàn

Lập các ô tiêu chuẩn 500m2 trên các rừng trồng bạch đàn, Điều tra thu mẫu các cây bị bệnh. Để riêng các mẫu bệnh trong các túi đựng mẫu và ghi ký hiệu mẫu. Thống kê tần xuất xuất hiện của từng triệu chứng bệnh.

Mỗi địa điểm lập 3 ô tiêu chuẩn/độ tuổi/địa điểm, tiến hành điều tra trên 3 độ tuổi (<1 tuổi; 1-3 tuổi và >3 tuổi). Điều tra trên 2 địa điểm.

3.3.2. Đánh giá tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm đoạn vườn ươm

3.3.2.1. Gây bệnh nhân tạo và đánh giá tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn urô

Sử dụng cây hom của các dòng bạch đàn urô để gây bệnh nhân tạo, sử dụng bào tử nấm gây bệnh cháy lá phun lên toàn bộ các công thức. Công twhcs đối chứng sử dụng nước sạch. Cây đã bị nhiễm bệnh tiếp tục được chăm sóc trong các luống có phủ nilon đảm bảo độ ẩm khoảng 85%.

Sau 30 ngày tiến hành điều tra toàn bộ số cây trong các công thức, tiến hành điều tra ở toàn bộ thân, cành và tán của cây. Căn cứ vào diện tích bị hại ở thân và lá để phân cấp bệnh. Phân cấp bệnh theo Kenneth Old và cộng sự năm 2000.

Cấp 0 : cây khỏe, không bị bệnh

Cấp 1 : < 10% Diện tích thân, cành ngọn bị bệnh Cấp 2 : 10  25% Diện tích thân, cành ngọn bị bệnh Cấp 3 : 26  50% Diện tích thân, cành ngọn bị bệnh

Cấp 4 : > 50% Diện tích thân, cành ngọn bị bệnh, cây bị khô ngọn

3.3.2.2. Gây bệnh nhân tạo và đánh giá tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn

Sử dụng cây hom của các dòng bạch đàn lai để gây bệnh nhân tạo, sử dụng bào tử nấm gây bệnh cháy lá phun lên toàn bộ các công thức. Công thức đối chứng sử dụng nước sạch. Cây đã bị nhiễm bệnh tiếp tục được chăm sóc trong các luống có phủ nolon đảm bảo độ ẩm khoảng 85%.

Sau 30 ngày tiến hành phân cấp bệnh, tiến hành tương tự như với cây hom bạch đàn urô.

3.3.3. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các giống bạch đàn ở rừng trồng các giống bạch đàn ở rừng trồng

3.3.3.1. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các giống bạch đàn urô ở rừng trồng

Lập các ô tiêu chuẩn 500m2 trên các rừng trồng bạch đàn uro. Điều tra toàn bộ số cây trong ô tiêu chuẩn (sao cho dung lượng mẫu đủ lớn n  30), tiến hành điều tra ở toàn bộ thân, cành và tán của cây. Phân cấp bệnh theo Kenneth Old và cộng sự năm 2000.

Cấp 0 : cây khỏe, không bị bệnh

Cấp 1 : < 10% Diện tích thân, cành ngọn bị bệnh Cấp 2 : 10 25% Diện tích thân, cành ngọn bị bệnh Cấp 3 : 26  50% Diện tích thân, cành ngọn bị bệnh

Cấp 4 : > 50% Diện tích thân, cành ngọn bị bệnh, cây bị khô ngọn

Mỗi giống lập 3 ô tiêu chuẩn/địa điểm, tiến hành điều tra trên 3-5 giống/địa điểm. Điều tra trên 2 địa điểm.

Ngoài ra, tiến hành đánh giá tình trạng bệnh cháy lá trên khảo nghiệm các dòng bạch đàn urô đã xây dựng tại Yên Thế, Bắc Giang.

Trong quá trình phân cấp bệnh, tiến hành đo các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao của cây.

3.3.3.2. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các giống bạch đàn lai ở rừng trồng

Tiến hành đánh giá tình trạng bệnh cháy lá trên khảo nghiệm các dòng bạch đàn lai đã xây dựng tại Yên Thế, Bắc Giang. Điều tra toàn bộ số cây trong ô tiêu chuẩn (sao cho dung lượng mẫu đủ lớn n  30), tiến hành điều tra ở toàn bộ thân, cành và tán của cây. Phân cấp bệnh theo Kenneth Old và cộng sự năm 2000.

Trong quá trình phân cấp bệnh, tiến hành đo các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao của cây.

Tỷ lệ cây bị hại được xác định theo công thức:

Trong đó: n: là số cây bị hại; N: là tổng số cây điều tra. Chỉ số bị hại bình quân được tính theo công thức:

Trong đó: R: chỉ số bị hại trung bình; ni: là số cây bị hại với chỉ số bị hại i; vi: là trị số của cấp bị hại thứ i; N: là tổng số cây điều tra.

Mức độ bị hại dựa trên chỉ số bị hại trung bình được phân cấp cụ thể: Mức độ bị hại Chỉ tiêu phân cấp

0 Cây khỏe

0 < R ≤ 1 Cây bị hại nhẹ 1 < R ≤ 2 Cây bị hại trung bình 2 < R ≤ 3 Cây bị hại nặng 3 < R ≤ 4 Cây bị hại rất nặng

Số liệu được xử lý bằng phần mềm GenStat 12.1 để phân tích sự sai khác về các chỉ tiêu thống kê.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Hiện trạng bệnh cháy lá gây hại cây con và rừng trồng bạch đàn

4.1.1. Hiện trạng bệnh cháy lá gây hại cây bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm

Đề tài chọn 04 vườn ươm tại huyện Yên Thế đây là các vườn ươm lớn, có nguồn gốc giống xuất xứ rõ ràng. Đối với mỗi dòng bạch đàn điều tra 6 ô tiêu chuẩn, kết quả tổng hợp tại các bảng như sau:

Bảng 4.1. Tình hình bệnh cháy lá bạch đàn PNCT3 tại vườn ươm

TT D0 (mm) Hvn (cm) Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ bị bệnh P (%)

Mức độ bị hại R 1 3,0 29,9 100,0 10,1 0,12 2 2,7 26,0 100,0 11,0 0,11 3 2,4 25,9 100,0 12,3 0,13 4 2,3 21,0 100,0 9,8 0,10 TB 2,6 25,7 100,0 10,8 0,11

Kết quả điều tra bệnh cháy đối với dòng bạch đàn PNCT3 cho thấy ở cả 4 vườn ươm đều ghi nhận có bệnh cháy lá gây hại nhẹ, tỷ lệ bị bệnh từ 9,8-12,3%. Nhìn chung cây con sinh trưởng tốt, ít bị ảnh hưởng bởi bệnh hại.

Bảng 4.2. Tình hình bệnh cháy lá bạch đàn PNCTIV tại vườn ươm

TT D0 (mm) Hvn (cm) Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ bị bệnh P (%)

Mức độ bị hại R 1 3,2 30,7 100,0 13,2 0,18 2 2,9 26,9 100,0 13,1 0,16 3 3,2 26,9 100,0 12,8 0,19 4 2,5 22,2 100,0 13,9 0,21 TB 3,0 26,6 100,0 13,3 0,19

Kết quả điều tra bệnh cháy đối với dòng bạch đàn PNCTIV cho thấy ở cả 4 vườn ươm đều ghi nhận có bệnh cháy lá gây hại, mức độ và tỷ lệ bị bệnh nặng hơn so với dòng PNCT3, tỷ lệ bị bệnh từ 12,8-13,9%. Nhìn chung cây con thuộc dòng này sinh trưởng tốt hơn dòng PNCT3 và cũng ít bị ảnh hưởng bởi bệnh hại.

Hình 4.1. Cây con bị bệnh: a. cây bị bệnh hại trung bình; b. cây bệnh nặng Bảng 4.3. Tình hình bệnh cháy lá bạch đàn DH32-29 tại vườn ươm

TT D0 (mm) Hvn (cm) Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ bị bệnh P (%)

Mức độ bị hại R 1 3,0 29,7 100,0 13,4 0,19 2 2,5 26,4 100,0 13,5 0,22 3 2,9 26,2 100,0 13,7 0,20 4 2,4 21,7 100,0 13,6 0,21 TB 2,7 26,0 100,0 13,5 0,21

Nhìn chung cây con thuộc dòng DH32-29 sinh trưởng tương đương với dòng PNCT3, PNCTIV và cũng ít bị ảnh hưởng bởi bệnh hại. Kết quả điều tra bệnh cháy đối với dòng bạch đàn DH32-29 cho thấy ở cả 4 vườn ươm đều ghi nhận có bệnh cháy lá gây hại, mức độ và tỷ lệ bị bệnh nặng hơn so với dòng

PNCT3 và dòng PNCTIV, tỷ lệ bị bệnh từ 13,4-13,7%. Nhìn chung cây con thuộc dòng này cũng bị bệnh hại nhẹ. Tuy nhiên ảnh hưởng của bệnh đốm lá đã có ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng cây giống. Cây con có mẫu mã không đẹp, độ đồng đều giảm đáng kể.

Bảng 4.4. Tình hình bệnh cháy lá bạch đàn U6 tại vườn ươm

TT D0 (cm) Hvn (m) Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ bị bệnh P (%)

Mức độ bị hại R 1 3,1 24,2 96,7 21,2 0,35 2 2,5 22,7 100,0 22,4 0,36 3 2,3 19,3 96,7 22,0 0,38 4 2,5 26,2 96,7 23,6 0,31 TB 2,6 23,1 97,5 22,3 0,35

Kết quả điều tra bệnh cháy đối với dòng bạch đàn U6 cho thấy ở cả 4 vườn ươm đều ghi nhận có bệnh cháy lá gây hại khá phổ biến, mức độ và tỷ lệ bị bệnh nặng hơn so với các dòng khác, tỷ lệ bị bệnh từ 21,22-23,6%. Nhìn chung cây con thuộc dòng này sinh trưởng kém nhất và bị ảnh hưởng khá nhiều bởi bệnh hại.

Các dòng bạch đàn ở vườn ươm vào thời điểm điều tra đã được 3 tháng tuồi. Qua các bảng số liệu trên ta thấy tất cả các dòng bạch đàn điều tra tại vườn ươm vào cùng một thời điểm đều có hiện tượng bệnh cháy lá. Về sinh trưởng dòng bạch đàn PNCTIV là nổi trội nhất, đường kính gốc trung bình Do là 3,0 mm, chiều cao trung bình Hvn đạt 26,6 cm. Ngoài dòng U6, một số vườn ươm vẫn đang nhân giống dòng PN14 nhưng số lượng ít. Tuy nhiên, cây con thuộc dòng PN14 bị bệnh cháy lá rất phổ biến, bệnh hại khá nặng, tỷ lệ bị bệnh trên 35%, cây sinh trưởng kém.

4.1.2. Hiện trạng bệnh cháy lá gây hại rừng trồng bạch đàn

Hiện trạng diện tích rừng trồng bạch đàn bị bệnh đã điều tra tại các địa phương thuộc huyện Yên Thế với các giống khác nhau được thể hiện cụ thể tại các bảng sau:

Bảng 4.5. Hiện trạng diện tích rừng trồng bạch đàn bị bệnh cháy lá tại Tam Tiến Năm trồng Đội Khoảnh Diện tích (ha) Tình hình bệnh hại Dòng bạch đàn Mật độ (cây/ha) Nhẹ Trung bình Nặng 2014 1 7 2,0 x PNCT3 1333 2015 1 7 3,6 x PN14, PN10, PNCT3, PNCTIV 1333 2016 2 8 5,0 x PN10, PN14, PNCT3, PNCTIV 1333 2017 2 8 1,8 x PN14, PNCT3, PNCTIV, U6 1333 2018 1 7 0,5 x PN14, PNCT3, PNCTIV, U6… 1667 2 8 0,5 x PN14, PNCT3, PNCTIV, U6… 1667 Tổng cộng 13,4

Từ kết quả tại bảng 3.1 ta thấy diện tích rừng trồng bạch đàn có biểu hiện bệnh cháy lá tại Tam Tiến trải đều trên diện tích là 13,4 ha, các năm 2014, 2015, 2016 và 2017 mật độ trồng rừng là 1333 cây/ha, năm 2018 mật độ trồng rừng đã tăng lên 1667 cây/ha. Đánh giá tổng quan các khu rừng này mức độ bị bệnh từ mức hại nhẹ đến hại vừa, với những khu rừng trồng nhiều dòng bạch đàn thì dòng bạch đàn PN14 và U6 là hai dòng có tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị hại của bệnh cháy lá cao nhất.

Bảng 4.6. Mức độ bị bệnh cháy lá bạch đàn tại Tam tiến

TT D1.3 (cm) Hvn

(m) Tỷ lệ sống (%)

Tỷ lệ bị bệnh P (%)

Mức độ bị hại R 1 6,0 6,9 99,2 10,2 0,27 2 5,1 7,5 98,0 24,5 0,61 3 7,7 10,6 97,0 95,1 2,49 4 6,9 8,6 93,3 50,7 1,34 5 9,4 14,9 92,9 76,8 2,30 6 10,5 15,9 85,6 60,7 1,89 TB 7,6 10,7 94,3 53,0 1,48

Từ kết quả ở bảng trên ta thấy mức độ bị bệnh cháy lá bạch đàn tại Tam Tiến dao động trong khoảng 0,27-2,49. Tỷ lệ bị bệnh dao động từ 10,2-95,1%. Mức độ bị hại bình quân 1,48 là mức hại vừa. Đường kính D1.3 bình quân là 7,6 cm, chiều cao Hvn bình quân là 10,7 m. Tỷ lệ sống rất cao trung bình đạt 99,2%.

Bảng 4.7. Hiện trạng diện tích rừng trồng bạch đàn bị bệnh cháy lá tại Tam Hiệp Năm trồng Đội Khoảnh Diện tích (ha) Tình hình bệnh hại Giống Mật độ (cây/ha) Nhẹ Trung bình Nặng 2014 Đội 6 18 2,6 x PN14 1333 Đội 3 24 1,5 x PN14 1333 24 1,3 x PN14 1333 24 1,6 x PN14 1333 24 1,5 x PN14 1333 2015 18 0,5 x PN14 1333 24 0,3 x PN14 1333 24 1,7 x PN14 1333 2016 Đội 3 24 0,7 x PN14 1667 24 0,2 x PN14 1667 24 0,8 x PN14 1667 24 0,7 x PN14 1667 24 0,6 x PN14 1667 2017 Đội 2 3 2,8 x ĐH32-29 1667 2018 1 2,5 x ĐH32-29 1667 Tổng cộng 19,3

Thông tin chi tiết hiện trạng bệnh cháy lá rừng trồng bạch đàn được thể hiện qua bảng 4.7. Nhìn vào bảng ta thấy phần lớn diện tích rừng trồng bạch đàn bị bệnh từ năm 2014 đến năm 2018 là 19,3 ha, phần lớn trồng dòng bạch đàn PN14. Các diện tích rừng này có mức độ bị bệnh cháy lá rất nặng đang nằm trong diện chờ thanh lý để trồng mới. Rừng trồng năm 2017 và 2018 trồng dòng bạch đàn DH32-29 đã có hiện tượng bị bệnh cháy lá đặc biệt rừng trồng năm 2017 có biểu hiện bệnh nặng hơn.

Bảng 4.8. Mức độ bị bệnh cháy lá bạch đàn tại Tam Hiệp TT D1.3 (cm) Hvn (m) Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ bị bệnh P (%)

Mức độ bị hại R

1 6,5 7,7 76,7 100,0 4,00

2 8,2 10,9 95,0 72,0 2,45

3 3,7 5,2 86,4 62,2 2,16

TB 6,1 7,9 86,0 78,1 2,87

Qua điều tra đánh giá mức độ gây hại của bệnh cháy lá bạch đàn tại Tam Hiệp thì tại địa điểm điều tra mức độ bị bệnh cháy lá dao động trong khoảng 15,8% đến 100%, mức độ bị bệnh trung bình là 53,4%, đây là mức gây hại nặng. Sinh trưởng đường kính D1.3 trung bình 6,1 cm và chiều cao trung bình 7,9 m. Tỷ lệ sống bình quân 86%. Tại địa điểm điều tra, dòng bạch đàn PN14 mặc dù là dòng có cấp tuổi cao nhất nhưng là dòng có sức sinh trưởng kém nhất, cây còi cọc thiếu sức sống (bảng 4.8).

Bảng 4.9. Hiện trạng diện tích rừng trồng bạch đàn bị bệnh cháy lá tại Đồng Hưu

Năm

trồng Đội Khoảnh Diện tích (ha)

Tình hình bệnh hại

Loài cây Mật độ (Cây/ha) Nhẹ Trung bình Nặng 2017 Đội 2 135 0,7 x ĐH32-29 1667 135 1,1 x ĐH32-29 1667 142 2,2 x ĐH32-29 1667 142 1,7 x ĐH32-29 1667 142 2,3 x PN14 1667 2 2,2 x ĐH32-29 1667 2018 Đội 1 82 1,9 x ĐH32-29 1667 82 2,1 x PNCTIV 1667 85 1,2 x ĐH32-29 1667 85 1,6 x ĐH32-29 1667 85 1,3 x ĐH32-29 1667 85 1,0 x ĐH32-29 1667 Đội 2 135 2,0 x ĐH32-29 1667 Tổng cộng 21,3

Theo bảng 4.9 ta thấy được, diện tích rừng trồng bạch đàn bị bệnh cháy lá tại Đồng Hưu là 21,3 ha, tuy nhiên phần lớn diện tích bị bệnh ở mức độ nhẹ, có một lô trồng dòng bạch đàn PN14 với diện tích 2,3 ha ở mức độ bệnh rất nặng. Các dòng bạch đàn PNCTIV và DH32-29 ở mức độ bị hại nhẹ và trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn tại yên thế, bắc giang (Trang 27)