Tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn tại yên thế, bắc giang (Trang 42)

Kết quả điều tra phân cấp bệnh hại chính đối với 8 dòng bạch đàn lai đang được trồng tại Bắc Giang được tổng hợp trong bảng 4.14.

Bảng 4.14. Kết quả phân cấp bệnh hại đối với cây con bạch đàn lai

TT Dòng Cấp bệnh trung bình Mức độ chống chịu bệnh 1 U6 1,85b Trung bình 2 U7 1,69b Trung bình 3 Cự vĩ 1,77b Trung bình 4 UPL1 0,15a Mạnh 5 UPL2 2,18c Yếu 6 UPL3 2,13c Yếu 7 UPL4 0,18a Mạnh 8 UPL5 0,21a Mạnh Lsd 0,28 Fpr <0,001

Kết quả tổng hợp trong bảng 4.14 cho thấy lá của các dòng bạch đàn đều bị bệnh hại nhưng với mức độ rất khác nhau.

Hình 4.3. Cây con dòng cự vĩ bị bệnh

Bệnh đốm lá cũng gây hại rất phổ biến trên các dòng bạch đàn lai, trong đó các dòng UPL1, UPL4 và UPL5 bị bệnh nhẹ hơn các dòng khác cho thấy chúng có khả năng chống chịu tốt nhất.

Thông qua gây bệnh trên lá, nghiên cứu này cũng đã xác định được ba dòng bạch đàn lai UPL1, UPL4 và UPL5 có tính chống chịu bệnh tốt hơn các dòng khác. Tuy nhiên, kết quả này cũng cần được kiểm chứng thêm trên các khảo nghiệm giống.

4.3. Sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các giống bạch đàn ở rừng trồng

4.3.1. Sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các giống bạch đàn urô ở rừng trồng urô ở rừng trồng

Tại mô hình rừng bạch đàn tuổi 2, tất cả các dòng điều tra đều có biểu hiện của bệnh cháy lá nhưng ở các mức độ bị hại khác nhau. Kết quả tổng hợp ở bảng 4.15.

Bảng 4.15. Tình hình bệnh cháy lá trên các dòng bạch đàn urô tuổi 2 tại Yên Thế, Bắc Giang TT Dòng, giống D1.3 (cm) Hvn (m) Tỷ lệ bị bệnh P (%)

Mức độ bị hại R (%) 1 Urô 13 4,8 5,7 100,0 10,0 2 TTKT7 5,4 6,7 100,0 25,0 3 Urô 1 6,1 7,8 100,0 25,0 4 PN14 3,6 4,3 100,0 90,0 5 Urô 6 5,9 6,1 100,0 25,0 6 PN10 4,6 5,5 70,00 17,5 7 PNCT3 6,5 7,8 100,0 25,0 8 PNCTIV 5,6 6,6 100,0 25,0 9 PN108 6,3 6,5 30,0 8,3 10 Urô 16 6,1 6,52 100,0 25,0 11 Urô 7 6,9 6,9 100,0 25,0 12 PN3D 7,6 7,5 100,0 32,5 13 PNCT4 6,6 8,6 100,0 28,3

Bảng 4.15 cho thấy trong số 13 dòng bạch đàn điều tra đánh giá bệnh thì tất cả các dòng đều có biểu hiện của bệnh cháy lá bạch đàn, tuy nhiên mức độ bị hại lại khác nhau rất nhiều. Dòng bạch đàn PN14 là dòng có mức độ bị hại nặng nhất 90%, dòng bạch đàn Urô 13 và PN108 có mức độ bị hại thấp nhất là 10% và 8,3%, dòng bạch đàn PN3d và PNCT4 có mức độ bị hại trung bình, 9 dòng bạch đàn còn lại có mức độ bị hại nhẹ. Về sinh trưởng các cây trong ô điều tra có đường kính D1.3 dao động từ 3,6 – 7,6 cm trong đó dòng bạch đàn PN14 có đường kính trung bình nhỏ nhất là 3,6 cm, dòng bạch đàn PN3D có đường kính trung bình lớn nhất 7,6 cm, chiều cao Hvn dao động từ 4,3-8,6 m, dòng bạch đàn PN14 vẫn là dòng có chiều cao trung bình thấp nhât 4,3m, dòng bạch đàn PNCT4 có chiều cao trung bình cao nhất 8,6m.

Hình 4.4. Rừng trồng bạch đàn urô PN14 bị bệnh

4.3.2. Sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các giống bạch đàn lai ở rừng trồng lai ở rừng trồng

Tại mô hình rừng trồng bạch đàn lai tuổi 2 tại Yên Thế tiến hành điều tra 15 dòng bạch đàn vô tính, kết quả tổng hợp trong bảng 4.16.

Bảng 4.16. Tình hình bệnh cháy lá trên các dòng bạch đàn lai tuổi 2 tại Yên Thế, Bắc Giang

TT Dòng, giống D1.3 (cm) Hvn (m) Tỷ lệ bị bệnh P (%)

Mức độ bị hại R (%) 1 UPL 3 6,0 8,4 50,0 15,0 2 UPL 6 5,5 7,7 50,0 18,5 3 UPL 15 5,8 8,8 70,0 17,5 4 UPL 14 4,3 5,4 50,0 18,0 5 UPL 11 4,8 7,4 40,0 12,5 6 UPL 10 5,2 7,6 50,0 11,5 7 UPL 8 5,5 7,1 60,0 16,0 8 U 7 4,8 6,6 80,0 20,0 9 UPL4 4,5 6,1 8,0 2,5 10 UPL 1 5,0 7,1 10,0 4,0 11 UPL 5 5,7 8,7 0,0 0,0 12 UPL 18 5,3 7,4 30,0 10,5 13 UPL 19 5,3 8,4 35,0 11,5 14 UPL 7 4,7 8,3 50,0 12,5 15 UPL 23 5,0 7,6 60,0 21,0

Kết quả cho thấy dòng UPL 5 có mức độ bị hại của bệnh cháy lá là 0%, các dòng bạch đàn UPL 4, UPL 1 có mức độ bị hại là 2,5% và 10%. Các dòng này cũng đều có tính chống chịu bệnh mạnh khi thí nghiệm ở trong vườn ươm.

Các dòng khác đều bị bệnh cháy lá nhưng nhẹ hơn so với các dòng bạch đàn urô nhưng cần theo dõi thêm để có thể đánh gia chính xác hơn.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Cây hom bạch đàn ở các vườn ươm tại Yên Thế, Bắc Giang đều bị bệnh cháy lá, tỷ lệ bị bệnh từ 9,8-23,6%, trong đó dòng U6 bị hại nặng nhất. Ngoài ra, dòng PN14 bị bệnh cháy lá rất phổ biến, bệnh hại khá nặng, tỷ lệ bị bệnh trên 35%, cây sinh trưởng kém nên các chủ vườn đã hạn chế sản xuất.

Rừng trồng bạch đàn tại Yên Thế, Bắc Giang đang bị bệnh cháy lá, tại xã Tam Hiệp, tỷ lệ bị bệnh của rừng bạch đàn trung bình là 93,6%, mức độ bị bệnh cháy lá dao động từ 2,26-2,62 , mức độ bị bệnh khá nặng. Tại xã Đồng Hưu tỷ lệ bị bệnh dao động 59,7-100%,mức độ gây hại bình quân là 2,32 mức độ khá nặng. Tại xã Tam Tiến tỷ lệ bị bệnh từ 10,2-95,1%,mức độ bị hại bình quân 1,48 là mức hại trung bình.

Thông qua gây bệnh trên lá ở vườn ươm, nghiên cứu này cũng đã xác định được hai dòng bạch đàn urô PN108, PN3D và 3 dòng bạch đàn lai UPL1, UPL4, UPL5 có tính chống chịu tốt với bệnh cháy lá.

Từ các khảo nghiệm đã xác định được các dòng bạch đàn urô (PN3D và PNCT4) có mức độ bị hại trung bình nhưng có sinh trưởng tốt. Dòng PN14 bị bệnh rất nặng, sinh trưởng kém.

Từ khảo nghiệm các dòng bạch đàn lai cho thấy các giống bạch đàn lai ít bị bệnh hơn các giống bạch đàn urô, đã xác định được các dòng UPL1, UPL4 và UPL5 bị bệnh hại rất ít và sinh trưởng tốt.

5.2. Kiến nghị

Tiếp tục điều tra và theo dõi, đánh giá các khảo nghiệm để chọn lọc các giống tốt nhất phục vụ trong sản xuất.

Tập trung nhân giống và trồng các giống PN3D, PNCT4, UPL1, UPL4 và UPL5 tại Yên Thế. Cần sớm loại bỏ giống PN14 để hạn chế thiệt hại trong trồng rừng sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1.Lê Văn Bình, Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và một số biện pháp phòng trừ ong đen (Leptocybe invasa Fisher & La Salle) gây u bướu bạch đàn tại một số địa điểm ở miền Bắc Việt nam.

2.Lê Văn Bình, Đặng Như Quỳnh, Phạm Quang Thu, Tạo nội sinh nhân tạo nấm bạch cương (Beauveria bassiana) cho bạch đàn camal để phòng trừ ong đen (Leptocybe invasa) gây u bướu. Tạp chí KHLN 1/2016 (4218 - 4224).

3.Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang Thu, 2016. Bệnh chết héo bạch đàn tại Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (6), tr. 119-123. 4.Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Dương Khuê và Bùi Thị Thủy (2011), Thành

phần loài Mối (Isoptera) và đặc điểm gây hại đối với rừng trồng bạch đàn và keo. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1, tr. 1745-1751.

5.Phạm Quang Thu, Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt nam. Tạp chí KHLN 1/2016 (4257 - 4264). 6.Phạm Quang Thu (2004), Một loài Ong lạ mới xuất hiện và gây hại bạch đàn

trồng ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số1, tr. 1598-1599.

7.Phạm Quang Thu (2011), Sâu bệnh hại rừng trồng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp – Hà Nội, 200 trang.

8.UBND tỉnh Phú Thọ (2019), Quyết định số 540/QĐ-UBND ngày 20/4/2020 về việc công bố hiện trạng, diện tích rừng…

Tài liệu tiếng nước ngoài

9. Cook, L. G…, (2003). Apiomorpha gullanae sp. n., an unusual new species of gall‐inducing scale insect (Hemiptera: Eriococcidae). Austral Entomology, 42(4), 327-333.

10.Edgar, R.C., 2004. MUSCLE: multiple sequence alignment with high accuracy and high throughput. Nucleic Acids Res, (32), pp. 1792-1797.

11. Nelson (2014). An emerging example of tritrophic coevolution between flies

(Diptera: Fergusoninidae) and nematodes (Nematoda: Neotylenchidae)

on Myrtaceae host plants. Biological journal of the Linnean Society, 111(4), 699-718.

12.Roux, J., Wingfield, M.J, Bouillett, J.P., Wingfield, B.D. & Alfenas, A.C., 2000. A serious new disease of Eucalyptus caused by Ceratocystis fimbriata in Central Africa, Forest Pathology, (30), pp. 175-184.

13.Saitou, N. and Nei M., 1987. The neighbor-joining method: A new method for reconstructing phylogenetic trees. Molecular Biology and Evolution, (4), pp. 406-42.

Xác nhận BCN khoa Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Minh Chí

Sinh viên TTTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn tại yên thế, bắc giang (Trang 42)