Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn tại yên thế, bắc giang (Trang 30 - 32)

các giống bạch đàn ở rừng trồng

3.3.3.1. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các giống bạch đàn urô ở rừng trồng

Lập các ô tiêu chuẩn 500m2 trên các rừng trồng bạch đàn uro. Điều tra toàn bộ số cây trong ô tiêu chuẩn (sao cho dung lượng mẫu đủ lớn n  30), tiến hành điều tra ở toàn bộ thân, cành và tán của cây. Phân cấp bệnh theo Kenneth Old và cộng sự năm 2000.

Cấp 0 : cây khỏe, không bị bệnh

Cấp 1 : < 10% Diện tích thân, cành ngọn bị bệnh Cấp 2 : 10 25% Diện tích thân, cành ngọn bị bệnh Cấp 3 : 26  50% Diện tích thân, cành ngọn bị bệnh

Cấp 4 : > 50% Diện tích thân, cành ngọn bị bệnh, cây bị khô ngọn

Mỗi giống lập 3 ô tiêu chuẩn/địa điểm, tiến hành điều tra trên 3-5 giống/địa điểm. Điều tra trên 2 địa điểm.

Ngoài ra, tiến hành đánh giá tình trạng bệnh cháy lá trên khảo nghiệm các dòng bạch đàn urô đã xây dựng tại Yên Thế, Bắc Giang.

Trong quá trình phân cấp bệnh, tiến hành đo các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao của cây.

3.3.3.2. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các giống bạch đàn lai ở rừng trồng

Tiến hành đánh giá tình trạng bệnh cháy lá trên khảo nghiệm các dòng bạch đàn lai đã xây dựng tại Yên Thế, Bắc Giang. Điều tra toàn bộ số cây trong ô tiêu chuẩn (sao cho dung lượng mẫu đủ lớn n  30), tiến hành điều tra ở toàn bộ thân, cành và tán của cây. Phân cấp bệnh theo Kenneth Old và cộng sự năm 2000.

Trong quá trình phân cấp bệnh, tiến hành đo các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao của cây.

Tỷ lệ cây bị hại được xác định theo công thức:

Trong đó: n: là số cây bị hại; N: là tổng số cây điều tra. Chỉ số bị hại bình quân được tính theo công thức:

Trong đó: R: chỉ số bị hại trung bình; ni: là số cây bị hại với chỉ số bị hại i; vi: là trị số của cấp bị hại thứ i; N: là tổng số cây điều tra.

Mức độ bị hại dựa trên chỉ số bị hại trung bình được phân cấp cụ thể: Mức độ bị hại Chỉ tiêu phân cấp

0 Cây khỏe

0 < R ≤ 1 Cây bị hại nhẹ 1 < R ≤ 2 Cây bị hại trung bình 2 < R ≤ 3 Cây bị hại nặng 3 < R ≤ 4 Cây bị hại rất nặng

Số liệu được xử lý bằng phần mềm GenStat 12.1 để phân tích sự sai khác về các chỉ tiêu thống kê.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn tại yên thế, bắc giang (Trang 30 - 32)